Download miễn phí Luận văn Doanh nghiệp công ích trên địa bàn Hà Nội





MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH 7
1.1. Quá trình hình thành các doanh nghiệp công ích trong các nền kinh tế 7
1.2. Quá trình hình thành doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp công ích ở Việt Nam 25
1.3. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp công ích 40
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA 46
2.1. Quá trình hình thành và phát triển các doanh nghiệp công ích thành phố Hà Nội 46
2.2. Kết quả đạt được của doanh nghiệp công ích những năm qua 55
2.3. Những vấn đề đặt ra và nguyên nhân 69
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG ÍCH 82
3.1. Những quan điểm và phương hướng cơ bản 82
3.2. Các giải pháp 92
KẾT LUẬN 114
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
 
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ặc thù nghề nghiệp cao là không được đình công: "Không được đình công ở một số doanh nghiệp phục vụ công cộng và doanh nghiệp thiết yếu cho nền kinh tế quốc dân hay an ninh, quốc phòng". Đặc điểm này của các DNCI phù hợp với nguyên tắc "liên tục" của việc cung cấp HHCC trên thị trường.
2.2. Kết quả đạt được của doanh nghiệp công ích những năm qua
2.2.1. Phục vụ ngày càng tốt hơn các sản phẩm công ích, hàng hóa công cộng góp phần ổn định xã hội, cải thiện môi trường
- Thứ nhất: Các DNCI của ngành GTCC đã thực hiện tốt nhiệm vụ cải tạo, chỉnh trang và phát triển giao thông đô thị.
Thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành, Sở GTCC đã thực hiện các dự án nhằm cải tạo mạng lưới giao thông công cộng theo hướng kết hợp mở đường với chỉnh trang, tôn tạo các công trình kiến trúc, tạo nên các đường phố văn minh hiện đại.
Trong 5 năm (1991-1995), thành phố đã huy động được 56,47 triệu USD để cải tạo và mở rộng đường nội thành; trang bị đèn chiếu sáng công cộng, đền tín hiệu giao thông, giữ cho thành phố xanh, sạch, đẹp. Bộ mặt đô thị Hà Nội ngày càng khang trang, đổi mới.
Đến hết năm 2004, tổng chiều dài đường mở mới, chỉnh trang, nâng cấp được 144,1 km. Trên hầu hết các tuyến đường này, chất lượng được nâng cao, dải phân cách xây đẹp với những thảm cỏ xanh, hệ thống đèn chiếu sáng hoàn chỉnh. Hà Nội đẹp hơn với sự ra đời của các tuyến đường mới, đạt tiêu chuẩn quốc gia.
Dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội với tổng kinh phí 24,3 triệu USD (vay vốn tín dụng của WB), thời gian thực hiện 5 năm từ 1999-2003. Nội dung của dự án bao gồm cải tạo hạ tầng và tổ chức quản lý giao thông trên 4 hành lang: Tây Sơn, Trần Quang Khải, Bạch Mai, Lê Duẩn. Ngoài ra còn cải tạo một số tuyến đường trong khu phố cổ và trong khu phố cũ thời Pháp, tổng chiếu dài các đường phố được cải tạo khoảng 42 km.
Khối lượng duy tu, duy trì đường phố tăng từ 30.000 m2/năm (năm 1985) lên 4.552.000 m2 mặt đường và 1.602.000m2 hè (năm 2004), tỷ lệ mặt đường được rải thảm nhựa nóng từ 15,2 % tăng lên 93,5 %.
Giai đoạn 1990-2004, các DNCI ngành GTCC đã thực hiện chỉ tiêu vốn sự nghiệp kinh tế, duy trì các công trình giao thông đô thị là 3.345,6 tỷ đồng (hàng năm tăng từ 2 ữ 3%), trong đó vốn nước ngoài là 2.496,9 tỷ đồng; thực hiện chỉ tiêu vốn xây dựng cơ bản là 5.032,64 tỷ đồng (hàng năm tăng từ 12 ữ 15%); sản lượng công nghiệp thực hiện là 12.680 tỷ đồng (hàng năm tăng 8 ữ 10%); tổng doanh thu 7.524 tỷ; nộp ngân sách 531,1 tỷ; thu nhập của người lao động năm sau luôn cao hơn năm trước, so với năm 1990 đã tăng 3,38 lần.
Địa bàn Thủ đô Hà Nội trong năm 2004, công tác tổ chức giao thông nhằm giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông được triển khai đồng bộ, kiên trì và kiên quyết bằng nhiều giải pháp đồng bộ. Xóa bỏ 9 điểm đen về tai nạn giao thông, thi công nhiều gồ cưỡng bức giảm tốc và các vạch sơn giảm tốc trên các tuyến phố nội ngoại thành, sơn kẻ tổ chức giao thông, tổ chức duy tu duy trì các nút giao thông, các vạch cho khách bộ hành, phân làn giao thông, áp dụng phân làn cho các xe đi thẳng, rẽ trái, rẽ phải tại đường Kim Mã. Thực hiện tổ chức giao thông trên một số tuyến đường một chiều, cấm xe ôtô và một chiều cho các xe ô-tô. Hoàn thành 8 nút đèn tín hiệu giao thông độc lập góp phần làm giảm ùn tắc giao thông, xóa bỏ 5 điểm đỗ xe không đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Bổ sung thay thế các biển báo giao thông trên một số tuyến đường phù hợp với thực tế; điều chỉnh, dịch chuyển một số đoạn dải phân cách giảm ùn tắc, phù hợp lưu lượng giao thông. Thực hiện thí điểm thành công làn đường dành cho xe rẽ phải khi có đèn đỏ tại 2 nút: Lê Duẩn - Trần Nhân Tông và Giảng Võ - Cát Linh.
- Thứ hai: Các doanh nghiệp quản lý giao thông đã đạt được những kết quả bước đầu trong việc tổ chức, quản lý, khai thác giao thông tĩnh.
Bằng việc tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên, đã tổ chức, phân công rõ trách nhiệm và nhiệm vụ, đồng thời tiến hành phối hợp khá đồng bộ các doanh nghiệp trong và ngoài ngành. Các doanh nghiệp sở GTCC đã quản lý tốt và đầu tư phát triển thêm diện tích đỗ xe, các bến xe, từng bước đáp ứng nhu cầu và phù hợp với quy hoạch; hệ thống các bến đỗ xe đã có sự phát triển không ngừng; từ chỗ năm 1990 tỷ lệ đất xây dựng điểm đỗ xe là 0%, đến nay đã đạt 0,45% đất xây dựng đô thị. Đến hết năm 2004, toàn thành phố Hà Nội có 140 bến xe và điểm đỗ xe công cộng với tổng diện tích 272.370 m2. Kết quả quản lý và khai thác giao thông tĩnh ở Hà Nội đã góp phần giữ gìn trật tự, an ninh và mỹ quan của Thủ đô, tạo điều kiện cho vận tải đảm bảo thuận tiện, văn minh trong phục vụ hành khách.
- Thứ ba: Các doanh nghiệp vận tải hành khách công cộng đạt được thành tích cao, góp phần giải quyết giao thông đô thị và tạo niềm tin, thay đổi tâm lý người dân.
Trước đây, Công ty Xe buýt Hà Nội thực hiện vận tải hành khách trong nội thành duy nhất của thành phố, tuy vậy hàng năm chỉ đạt khoảng 500.000 lượt hành khách, chiếm 2% nhu cầu đi lại của nhân dân.
Từ năm 1996, thực hiện chủ trương của Chính phủ và UBND Thành phố "Ưu tiên phát triển xe buýt công cộng", đến nay đã có ba doanh nghiệp tham gia vận chuyển xe buýt trên địa bàn Hà Nội. Năm 2000, mạng lưới xe buýt đã phát triển lên 31 tuyến với tổng chiều dài 506,5 km, đạt sản lượng vận chuyển khoảng 11 triệu hành khách/năm. Công ty đã nêu khẩu hiệu ban đầu"Xây dựng các tuyến xe buýt tiêu chuẩn" để "Mua thói quen sử dụng xe buýt của người dân". áp dụng cách quản lý mới theo hướng "4 tập trung": điều hành tập trung, tài chính tập trung, ga-ra tập trung, kiểm tra giám sát tập trung; bãi bỏ hình thức khoán doanh thu mà thay vào đó là khoán bằng chất lượng phục vụ. Kết quả của phương pháp tổ chức quản lý phù hợp, sát yêu cầu thực tế đã tạo ra một thành tích nhảy vọt trong lĩnh vực này.
Đến nay, vận tải hành khách công cộng của Hà Nội đã phát triển nhanh, mạnh với tổng số 520 xe buýt mới và tiếp nhận 150 xe RENAULT đưa vào phục vụ hành khách. Năm 2001, chỉ có 30 tuyến xe buýt với sản lượng 19,75 triệu hành khách/năm, đến năm 2004 đã có 41 tuyến, đạt sản lượng hơn 285 triệu hành khách/năm.
Xe buýt hiện nay không những chạy trên các đường vành đai, các trục hướng tâm vào thành phố mà còn vươn ra địa phận một số tỉnh lân cận (Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên). Mỗi ngày, bình quân xe buýt Hà Nội chở được 200.000 lượt hành khách, trong đó có 50.000 hành khách mua vé tháng. Hà Nội đã có tuyến đường Nguyễn Trãi (từ Cầu Mới đến Hà Đông) dành riêng cho xe buýt góp phần đảm bảo an toàn và tạo điều kiện cho xe chạy nhanh hơn.
Năm 2004 đã hoàn thành vượt mức chỉ tiêu vận tải hành khách công cộng đi lại bằng xe buýt: đã vận chuyển 285,3 triệu lượt hành khách, đạt 115,7% so với kế hoạch giao năm 2004, bình quân mỗi ngày vận chuyển 773.292 lượt hành khách, trong đó khách đi vé tháng chiếm 78%. Tổng số phương tiện tham gia là 687 xe. Đã mở mới 1 tuyến, nâng tổng số lên 41 tuyến xe...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top