peogar_oba

New Member

Download miễn phí Đề tài Rào cản phi thuế quan trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp





Để bảo đảm nâng cao chất lượng hàng hóa, hiệu quả sản xuất, kinh doanh; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và lao động; bảo vệ môi trường; thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước; tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác kỹ thuật, kinh tế và thương mại quốc tế, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Pháp lệnh chất lượng hàng hóa (Pháp lệnh số 18/1999/PL - UBTVQH10 ngày 24/12/1999) quy định việc ban hành, áp dụng tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa. Tiêu chuẩn chất lượng bao gồm các quy định về chỉ tiêu, yêu cầu kỹ thuật, phương pháp thử nghiệm, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản hàng hóa; về hệ thống quản lý chất lượng và các vấn đề khác liên quan đến chất lượng hàng hóa.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g mặt hàng này phải có đủ vốn ngay để trang trải cho các hàng hóa nhập khẩu. Điều này đặt ra một trở ngại đối với các công ty có vốn lưu động nhỏ hay chỉ chuyên nhập khẩu. Các yêu cầu về bán ngoại tệ cho ngân hàng làm tăng thêm khó khăn cho các công ty đang gặp phải khó khăn trong việc tiếp cận vốn dùng để nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng và các loại hàng hóa khác. Kết quả là chỉ những doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn mới có khả năng tiếp cận với ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa đó. Không những điều này tăng sự bảo hộ đối với nhà sản xuất trong nước mà nó còn gây bất lợi cho các doanh nghiệp nhỏ thuộc khu vực tư nhân có ít ảnh hưởng đối với hệ thống ngân hàng. Khi phải lựa chọn giữa mua trong nước và nhập khẩu các sản phẩm giấy, thép, xi măng… do các rào cản đối với họ trong việc mua ngoại tệ là quá lớn nên họ buộc phải quay sang các nguồn cung cấp trong nước.
Trong nhiều trường hợp, lượng nhập khẩu còn bị kiểm soát theo những ưu tiên của Chính phủ thông qua việc cung cấp ngoại tệ của các ngân hàng để đáp ứng nhu cầu nhập khẩu. Vào cuối năm 1998, do thâm hụt vãng lai tăng sau khủng hoảng tài chính châu á, chính sách kiểm soát nhập khẩu đối với một số nhóm hàng tiêu dùng đã được áp dụng thông qua hai công cụ chính là hạn chế cung cấp ngoại tệ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để nhập khẩu ở mức ngoại tệ mà những doanh nghiệp này đưa vào đất nước trong năm (cân đối ngoại tệ) và những yêu cầu trả trước để nhập khẩu hàng tiêu dùng.
Sau khủng hoảng tài chính châu á, NHNN đã đưa ra một số biện pháp nhằm thắt chặt hơn kiểm soát ngoại hối. Quyết định 37/1998/QĐ-TTg ngày 14/2/1998 yêu cầu mọi doanh nghiệp gửi ngoại tệ vào tài khoản của mình tại các ngân hàng được phép kinh doanh ngoại tệ. Quyết định 173/1998/QĐ-TTg ngày 12/9/1998 buộc các tổ chức kinh tế phải gửi 80% ngoại tệ vào ngân hàng. Từ tháng 8/1999 tỷ lệ kiều hối đã được giảm xuống còn 50% và hạ xuống còn 40% vào năm 2001, sau đó giảm xuống còn 30%. Ngày 02/4/2003, Chính phủ đã phê duyệt Quyết định 46/2003/QĐ-TTg, theo đó doanh nghiệp và các tổ chức được quyền định đoạt toàn bộ số ngoại tệ thu được (giữ trên tài khoản, bán một phần hay toàn bộ cho ngân hàng), không bắt buộc bán cho ngân hàng thương mại.
1.5. Phụ thu hải quan
Cùng với những hạn chế định lượng, phụ thu thường được coi là một rào cản hữu hiệu. Phụ thu hải quan được sử dụng như một công cụ mang tính chất tình thế trong những điều kiện biến động của thị trường. Hệ thống phụ thu hải quan thường được đưa ra nhằm tăng nguồn thu từ thuế của Chính phủ do sự biến động của giá cả trên thị trường quốc tế và xây dựng Quỹ hỗ trợ xuất nhập khẩu. Những năm trước đây, phụ thu hải quan được áp dụng với một số mặt hàng tuỳ điều kiện cụ thể trên thị trường như phụ thu hải quan áp dụng cho nhập khẩu sắt thép và xuất khẩu sản phẩm điều chưa chế biến (tháng 5/1997); xăng dầu (tháng 7/1997), phân bón nhập khẩu (1998), sản phẩm PVC (1998)… Do không hoàn toàn phù hợp với nguyên tắc của WTO nên phụ thu đã được bãi bỏ và đây được coi như một bước tiến trong hoàn thiện công cụ quản lý nhập khẩu. Hiện tại, chúng ta đã sử dụng công cụ thuế quan thay cho các khoản phụ thu trước đây.
1.6. Chỉ định đầu mối nhập khẩu và quản lý chuyên ngành
Chỉ định các đầu mối xuất nhập khẩu và giấy phép quản lý chuyên ngành vẫn còn được sử dụng khá phổ biến như một hình thức rào cản phi thuế quan. Số lượng mặt hàng hạn chế xuất nhập khẩu còn nhiều, điều kiện cấp giấy phép xuất nhập khẩu các mặt hàng này của các bộ chuyên ngành cũng khá phức tạp.
1.7. Giá tối thiểu
Quyết định 918/TC/QĐ/TCT ngày 11/11/1997 quy định về giá tối thiểu được tính trong hải quan. Giá tối thiểu được tính theo nguồn gốc xuất xứ và được tính khác nhau giữa các nước. Điều này thường bị coi là rào cản thương mại do không phù hợp với những quy tắc của WTO. Theo Quyết định 155/1998/QĐ-TCHQ ngày 27/5/1998 về hướng dẫn định giá tính thuế nhập khẩu, giá hợp đồng được dùng làm cơ sở tính toán nếu giá hợp đồng cao hơn giá tối thiểu, nếu giá hợp đồng thấp hơn hay bằng giá tối thiểu thì giá tính thuế được tính bằng giá tối thiểu. Hệ thống giá tối thiểu này cứng nhắc và không xem xét đến những biến động của giá cả trên thị trường quốc tế.
Ngày 31-8-2004, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 87/2004/TT-BTC, theo đó giá tính thuế hàng nhập khẩu được xác định căn cứ theo giá giao dịch thực tế thay vì dựa vào Bảng giá tối thiểu, Bảng giá kiểm tra như trước đây. Việc ra đời Thông tư 87/2004/TT-BTC được coi là sự đổi mới, cải cách về chính sách giá tính thuế đối với hàng nhập khẩu, phù hợp với cam kết hội nhập của Việt Nam về giá tính thuế, tạo sự chủ động cho doanh nghiệp nhưng cũng sẽ làm thay đổi phương pháp quản lý của cơ quan Hải quan. Tổng cục Hải quan sẽ xây dựng quy trình xác định trị giá trên cơ sở các phương pháp của GATT.
1.8. Các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại
Hiệp định TRIMS (Hiệp định về những biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại) cấm áp dụng một số biện pháp bị coi là vi phạm nguyên tắc “đãi ngộ quốc gia” và các biện pháp làm cản trở tự do thương mại, chủ yếu bao gồm: (i) các biện pháp bắt buộc hay điều kiện về quy định “tỷ lệ nội địa hóa” đối với các doanh nghiệp và (ii) các biện pháp “cân bằng thương mại” buộc các doanh nghiệp phải tự cân đối về khối lượng và trị giá xuất nhập khẩu…
Những biện pháp quan trọng nhất mà Việt Nam áp dụng trong lĩnh vực này là qui định tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu và yêu cầu tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc. Mục tiêu của những biện pháp này là nhằm khuyến khích sản xuất trong nước nhưng những kết quả đạt được rất hạn chế, không phù hợp với qui định của WTO và làm ảnh hưởng đến môi trường cạnh tranh.
1.9. Các biện pháp kiểm soát kỹ thuật
Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại (TBT) trong khuôn khổ WTO thừa nhận quyền của các thành viên trong việc áp dụng các biện pháp thích hợp để bảo vệ cuộc sống của con người, động thực vật, sức khoẻ cộng động cũng như bảo vệ môi trường. Các biện pháp kiểm soát kỹ thuật thường dựa trên đặc điểm của sản phẩm như chất lượng, mức độ an toàn và kích thước kể cả những việc quản lý về biểu tượng, thuật ngữ, phương pháp kiểm tra, đóng gói, nhãn mác và yêu cầu về nhãn mác đối với sản phẩm.
a. Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật
Những quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật cung cấp những yêu cầu về kỹ thuật (hay là trực tiếp hay tham chiếu những quy định về tiêu chuẩn) nhằm mục đích bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người (như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm); để bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học (như Luật bảo vệ thực vật), bảo v...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H Tác động của rào cản phi thuế quan trong Asean +3 đến thương mại hàng dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
V Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 4
Z Rào cản phi thuế quan trong thương mại của Mỹ đối với hàng thuỷ sản xuất khẩu từ Việt Nam và giải ph Tài liệu chưa phân loại 0
V Thực trạng xuất khẩu dệt may và các rào cản phi thuế quan đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Mỹ Tài liệu chưa phân loại 2
S Hàng rào phi thuế quan - các rào cản đối với thương mại quốc tế Luận văn Kinh tế 2
H Đề án: Rào cản thương mại phi thuế quan của Nhật bản đối với hàng thủy sản Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
N Rào cản thương mại phi thuế quan của Nhật bản đối với hàng thủy sản Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
T Rào cản phi thuế quan TRONG CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ Luận văn Kinh tế 2
P Nghiên cứu sự tác động của rào cản phi thuế quan tới công tác xuất khẩu hàng dệt may tại công ty Dệt Tài liệu chưa phân loại 0
H Luận án Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hà Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top