test_dephia

New Member
Download miễn phí Luận văn Nghiên cứu điều chế và tính chất điện hóa của lớp phủ composite Niken-Coban bằng phương pháp điện hóa



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về Niken . 2
1.1.1. Lịch sử về Niken . 2
1.1.2. Vài nét chung và ứng dụng của Niken . 2
1.1.3. Tính chất hoá học của Niken . 4
1.2. Giới thiệu về Coban . 5
1.2.1. Tính chất chung của Coban . 5
1.2.2. Trạng thái tồn tại của Coban . 6
1.3. Giới thiệu về Nhôm oxit . 6
1.4. Lư thuyết về công nghệ mạ điện . 7
1.4.1.Sự h́nh thành lớp mạ điện . 7
1.4.2. Cơ chế tạo thành lớp mạ điện . 9
1.4.2.1. Điều kiện xuất hiện tinh thể . 9
1.4.2.2. Quá tŕnh h́nh thành và tổ chức tinh thể 10
1.4.2.3. Sơ đồ nguyên lư mạ điện 12
1.4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá tŕnh điện cực . 12
1.4.3.1. Điều kiện phóng điện đồng thời của các ion kim loại 12
1.4.3.2. Ảnh hưởng của chế độ mạ . 13
1.4.3.3. Thành phần chất điện giải . 14
1.4.3.4. Chất dẫn điện . 14
1.4.3.5. Chất đệm . 14
1.5. Mạ Niken – Coban 14
1.5.1. Mạ Niken . 14
1.5.2. Mạ Coban . 19
1.6. Mạ composite 20

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các phương pháp nghiên cứu . 22
2.1.1. Phương pháp ḍng- thế tuần hoàn . 22
2.1.2. Phương pháp nhiễu xạ tia X . 24
2.1.3. Phương pháp hiển vi điện tử quét SEM và phân tích EDX . 26
2.1.4. Đo từ độ băo ḥa 27
2.2. Thực nghiệm . 27
2.2.1. công cụ và thiết bị . 27
2.2.2. Hoá chất . 29
2.2.3. Nội dung đề tài . 29

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện phóng điện đồng thời của Ni – Co 31
3.2. Lớp phủ hợp kim 32
3.2.1.Ảnh hưởng của một số yếu tố đến thành phần lớp phủ hợp kim. 32
3.2.1.1. Ảnh hưởng tỉ lệ nồng độ mol/lít Ni2+:Co2+ đến thành phần lớp phủ hợp kim .
32
3.2.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần lớp phủ hợp kim . 33
3.2.2. Đánh giá tính chất của lớp phủ Ni-Co . 34
3.2.2.1. Đánh giả khả năng dẫn điện trong dung dịch Feroferi kalixyanua 34
3.2.2.2. Đánh giá tính chất lớp phủ Ni-Co trong môi trường kiềm . 36
3.2.2.3. Đánh giá độ bền của lớp phủ Ni-Co trong NaCl . 38
3.3. Lớp phủ composite Niken – Coban . 39
3.3.1.Ảnh hưởng của một số yếu tố đến thành phần lớp phủ composite . 39
3.3.1.1. Đánh giá ảnh hưởng của Al2O3 đến thành phần lớp phủ composite 39
3.3.1.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thành phần lớp phủ composite . 42
3.3.2. Đánh giá tính chất của lớp phủ composite Ni-Co-Al2O3 . 44
3.3.2.1. Đánh giá khả năng dẫn điện trong dung dịch Feroferi kalixyanua. 44
3.3.2.2. Đánh giá tính chất của lớp phủ composite trong môi trường kiềm. 45
3.3.2.3. Đánh giá độ bền của lớp phủ composite trong môi trường NaCl 47
3.4. Đánh giá từ tính của lớp phủ hợp kim và lớp phủ composite . 50
3.5. Khả năng xúc tác oxi hóa điện hóa etanol trong môi trường kiềm của lớp phủ composite Ni-Co-Al2O3 . 52
3.5.1. Khả năng xúc tác của lớp phủ composite cho quá trình oxi hóa điện hóa etanol trong môi trường kiềm . 52
3.5.2. Ảnh hưởng của nồng độ etanol đến khả năng xúc tác của lớp mạ composite Ni-Co-Al2O3 .
54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Ngày nay vật liệu kim loại vẫn đang chiếm một vị trí quan trong trong các ngành công nghiệp cũng như trong nền kinh tế quốc dân. Do đó việc nghiên cứu chế tạo cũng như tính chất của các loại vật liệu này nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng luôn là vấn đề được các nhà khoa học thuộc nhiều lình vực khác nhau nghiên cứu.
Do những đặc tính quan trọng của Niken nên mạ Niken được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp vật liệu cũng như xúc tác. Hàng năm có khoảng 15 – 20% lượng Niken trên thế giới được dùng cho công nghiệp mạ và có khoảng 80% Niken dung cho luyên kim. Các lớp mạ Niken thường được dùng để mạ trang thí, mạ trang trí – bảo vệ, tuy nhiên lớp mạ niken thường bị lỗ rỗ làm giảm khả năng chống ăn mòn cũng như bảo vệ của vật liệu. Thêm vào đó lớp mạ Niken thường không được cứng nên người ta thường mạ hợp kim Niken cũng với một số kim loại khác như Cu, Cr, Co …. hay mạ composite với các hạt trơ nhằm tăng khả năng chống ăn mòn cũng như tính chất lí hóa của lớp mạ
Các hợp kim Niken – Coban có các đặc tính lí hóa quan trọng khiến chúng được sử dụng rộng rãi trong hàng loạt các ứng dụng khác nhau. Hiện nay với sự phát triển của ngành vật lí và mạ điện hóa, vật liệu Niken – Coban có nhiều ứng dụng mới như làm băng thu âm từ, lớp mạ composite, khả năng chống ăn mòn.
Ở Việt Nam hiện nay chưa có tác giả nào nghiên cứu về hợp kim cũng như composite Niken-Coban, mặt khác các tác giả chỉ quan tam đến các tính chất vật lí của loại vật liệu này mà chưa chú trọng đến tính chất điện hóa, đặc biệt là khả năng xúc tác cho một số phản ứng hữu cơ. Trên cơ sở đó, để nâng cao những hiểu biết cũng như các tính chất của loại vật liệu này, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu điều chế và tính chất điện hóa của lớp phủ composite Niken-Coban bằng phương pháp điện hóa.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Giới thiệu về Niken [1, 5, 6, 8, 9, 10]
1.1.1. Lịch sử về Niken
Niken là kim loại đã được sử dụng từ rất lâu, có thể từ năm 3500 trước Công nguyên. Quặng đồng được tìm thấy ở Syria có chứa niken đến 2%. Ngoài ra có nhiều văn bản cổ của Trung Quốc nói rằng loại "đồng trắng" này đã được sử dụng ở phương Đông từ những năm 1700 đến 1400 trước Công nguyên. Tuy nhiên, vì quặng niken dễ bị nhầm lẫn với quặng bạc nên bất kỳ những hiểu biết về kim loại này hay thời gian sử dụng chúng cũng có thể chưa được chính xác.
Năm 1751, Baron Axel Frederik Cronstedt cố gắng tách đồng từ kupfernickel (hiện nay gọi là niccolit), nhưng thu được một kim loại trắng mà nhờ đó ông đã tìm ra Niken. Tiền xu đầu tiên bằng niken nguyên chất được làm vào năm 1881.

1.1.2. Vài nét chung và ứng dụng của Niken
Niken là một kim loại màu trắng bạc, bề mặt bóng láng. Niken nằm trong nhóm sắt từ. Đặc tính cơ học của kim loại này: cứng, dễ dát mỏng và dễ uốn, dễ kéo sợi. Trong tự nhiên, niken xuất hiện ở dạng hợp chất với lưu huỳnh trong khoáng chất millerit, với asen trong khoáng chất niccolit, và với asen cùng lưu huỳnh trong quặng niken.
Niken có hai dạng thù hình: - Ni lục phương bền ở dưới 2500C và - Ni lập phương tâm diện bền ở trên 2500C. Niken là một trong năm nguyên tố sắt từ. Niken chủ yếu dùng trong sản xuất các hợp kim: hợp kim từ, hợp kim chịu nhiệt, hợp kim có tính chất đặc biệt.
Hợp kim chịu nhiệt quan trọng của Ni là nimonic, inconen, kacten,.. có hơn 60% là Ni, 15%-20% là crom, còn lại là các kim loại khác, chủ yếu sử dụng trong tuabin và động cơ phản lực hiện đại mà nhiệt độ có thể lên tới 900oC.
Hợp kim từ quan trọng nhất của Ni là pecmaloi với 78.5% Ni, 21.5% Fe, có độ thẩm từ rất cao nên có khả năng từ hoá mạnh ngay cả ở trong từ trường yếu.
Hợp kim có tính chất đặc biệt là monen, nikenlin, contantan, inva, platinit,v.v.. Monen chứa 30% Cu được dùng rộng rãi trong chế tạo thiết bị nhờ ưu việt hơn Ni về tính cơ học trong khi độ bền ăn mòn lại không thua kém Ni. Nikenlin và contantan cũng là hợp kim của Ni với Cu, có điện trở cao, hầu như không thay đổi theo nhiệt độ, được sử dụng rộng rãi trong thiết bị đo điện. Inva chứa 64% Fe, 36% Ni, thực tế không giãn nở khi đun nóng đến 100oC, được dùng chủ yếu trong kỹ thuật điện, vô tuyến và chế tạo máy hoá chất. Hợp kim Platinit của Fe và Ni có hệ số giãn nở giống thuỷ tinh nên được dùng hàn đầu tiếp xúc giữa kim loại và thuỷ tinh.
Ngoài ra phụ gia Niken trong thép làm tăng độ dai và độ bền cho thép. Ni còn được dùng làm pin sạc, pin niken kim loại hidrua (Ni-MH), pin Ni-Cd. Đặc biệt Ni còn được dùng làm xúc tác cho quá trinh hiđro hóa (no hóa) trong các phản ứng hữu cơ.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Bệnh Thủy Đậu Bằng Zincpaste Y dược 0
D Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống điều khiển (vi xử lý) cho thang máy Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên Cứu Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng Và Kết Quả Điều Trị Đợt Bùng Phát Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Y dược 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu xác định điều kiện hấp phụ hơi benzen của than hoạt tính, Zeolit A, zeolit Y, zeolit MOR Khoa học Tự nhiên 1
D Nghiên cứu ứng dụng PLC để đo, điều khiển và cảnh báo mức nước trong bể sử dụng cảm biến alalog là module mở rộng ADC của PLC Khoa học kỹ thuật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu ứng dụng giao thông thông minh (ITS) trong quản lý khai thác, điều hành giao thông và thu phí trên hệ thống đường ô tô cao tốc Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu vấn đề điều khiển lò nhiệt. Đi sâu xây dựng chương trình giám sát nhiệt độ lò nhiệt trong phòng thí nghiệm sử dụng card PCI 1710 Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top