Download miễn phí Kinh nghiệm xây dựng và phát triển kiểm toán nội bộ tại một số nước OECD





Nhìn chung, Hoa Kỳ áp dụng mô hình kiểm toán nội bộ phi tập trung. Văn phòng Kiểm toán Hoa Kỳ (GAO) chịu trách nhiệm ngoại kiểm, đánh giá hoạt động các Bộ, ngành theo sự phân công của Quốc hội. Trong khi đó, kiểm toán viên nội bộ của Hoa Kỳ lại chịu trách nhiệm quản lý của các tổ chức. Mô hình kiểm toán nội bộ đầu tiên của Hòa Kỳ được áp dụng bắt nguồn từ khu vực tư nhân: các tổ chức kiểm toán nội bộ độc lập với các bộ phận sản xuất và tài chính của công ty, lập báo cáo và gửi lên ban điều hành cấp cao của công ty, bao quát toàn bộ các hoạt động kiểm soát quản lý của đơn vị. Tuy nhiên, theo thời gian, mô hình này đã được điều chỉnh. Từ năm 1978, khi Luật Tổng Thanh tra được ban hành, mỗi Bộ, ngành được bố trí một Tổng Thanh tra, với tư cách là người đứng đầu bộ phận kiểm toán nội bộ của Bộ, ngành đó. Tổng Thanh tra độc lập với các bộ phận khác của Bộ, ngành và báo cáo kết quả hoạt động của mình trực tiếp lên người đứng đầu của Bộ, ngành và Quốc hội. Tổng Thanh tra phải nộp báo cáo thường niên về hoạt động kiểm toán cho người đứng đầu của Bộ, ngành. Sau khi nhận được báo cáo thường niên này, người đứng đầu Bộ, ngành sẽ bổ sung ý kiến của mình vào bản báo cáo rồi gửi bản báo cáo này lên Quốc hội trong vòng 30 ngày. Bản báo cáo này bao gồm cả quan điểm của bộ phận kiểm toán nội bộ với tư cách là một dịch vụ phục vụ quản lý và báo cáo lên Quốc hội, mặc dù gián tiếp nhưng nó cũng chịu trách nhiệm ngoại kiểm.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

|
KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
KIỂM TOÁN NỘI BỘ TẠI MỘT SỐ NƯỚC OECD
Ngày nay, kiểm toán nội bộ được xem như một bộ phận không thể thiếu trong hoạt động quản lý tài chính chính phủ, là một công cụ hiệu quả nhằm cải thiện hoạt động của khu vực nhà nước. Tại các nước OEDC (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), yêu cầu nâng cao trách nhiệm giải trình và tính minh bạch trong hoạt động của chính phủ đã khiến các quốc gia này quan tâm nhiều hơn đến chức năng kiểm toán nội bộ. Trên cơ sở nghiên cứu mô hình kiểm toán nội bộ của các nước OECD, bài viết chỉ ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong việc xây dựng và phát triển kiểm toán nội bộ trong các cơ quan, tổ chức nhà nước.
1. Mô hình kiểm toán nội bộ của các nước OECD
Mặc dù, việc xây dựng và phát triển kiểm toán nội bộ trong các nước OECD là khá đa dạng nhưng đều thuộc vào một trong hai mô hình chính: (1) mô hình tập trung và (2) mô hình phi tập trung.
Trong mô hình tập trung, Bộ Tài chính không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc lập dự toán ngân sách, phân bổ ngân sách cho các Bộ, mà còn can thiệp vào các hoạt động kiểm soát cũng như cử nhân viên của mình trực tiếp làm việc tại các Bộ. Theo mô hình này, Tổng Thanh tra trong Bộ Tài chính sẽ chịu trách nhiệm kiểm soát thu - chi tài chính công của chính phủ và báo cáo trực tiếp lên Bộ Tài chính về kết quả kiểm soát của mình. Tuy nhiên, mỗi Bộ, ngành cũng có các kiểm toán viên nội bộ hay còn gọi là các Chánh Thanh tra. Mô hình này thường được thấy ở Pháp, Bồ Đào Nha, Luxembourg và Tây Ban Nha.
Trong mô hình phi tập trung, mỗi Bộ sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc chi tiêu ngân sách của mình và đảm bảo thực hiện công tác kiểm tra và kiểm soát cách thức chi tiêu một cách hợp lý. Theo mô hình này, các Bộ, ngành không phải chịu sự kiểm soát bên ngoài của Bộ Tài chính. Các hoạt động ngoại kiểm được hợp nhất vào quy trình thực hiện ngân sách của các Bộ, ngành. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng và ban hành các chuẩn mực về hoạt động kiểm toán nội bộ. Mô hình này được áp dụng ở Anh và Hà Lan.
Tuy nhiên, trên thực tế, có những quốc gia thuộc OECD lại áp dụng hỗn hợp hai mô hình trên.
a. Mô hình kiểm toán nội bộ của Pháp
Mô hình kiểm toán nội bộ của Pháp thiên về mô hình tập trung. Tại Pháp, Tổng Thanh tra Tài chính là kiểm toán viên nội bộ của Bộ Tài chính, không chỉ kiểm tra hoạt động của Bộ Tài chính mà còn kiểm soát toàn bộ hoạt động của các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, hầu hết các Bộ, ngành đều có kiểm toán viên nội bộ riêng. Các kiểm toán viên này chịu sự quản lý của Ban Quản lý thuộc Bộ và phải gửi báo cáo về hoạt động của mình cho Ban này. Chức năng kiểm toán nội bộ do “các kế toán công” thực hiện và được quản lý tập trung. Hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của kiểm toán viên nội bộ do Cơ quan Kiểm toán Nhà nước của Pháp thẩm định. Đồng thời, các Tổng thanh tra cũng thực hiện chức năng giám sát hoạt động của kiểm toán nội bộ. Tổng Thanh tra Tài chính gửi báo cáo trực tiếp cho Bộ trưởng Bộ Tài chính về hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước và thực hiện chức năng kiểm tra tổng thể, mà không dừng lại ở chức năng kiểm toán tính tuân thủ. Bên cạnh đó, ở Pháp còn có 21 Chánh Thanh tra chịu trách nhiểm kiểm tra hoạt động tài chính các Bộ, ngành và các chương trình cụ thể (ví dụ chương trình giáo dục, y tế, an ninh…). Tương tự như Tổng Thanh tra Tài chính, các Chánh Thanh tra đóng vai trò giám sát và điều tra cũng như thực hiện những nghiên cứu và điều tra chuyên đề.
Ngoài ra, mỗi Bộ còn có một Kiểm soát viên Tài chính thực hiện vai trò tiền kiểm. Không có một hoạt động tài chính nào thực hiện được mà không có sự thông qua của kiểm soát viên này. Các kiểm soát viên này là cán bộ do Bộ Tài chính cử đến các Bộ để thực hiện kiểm soát việc chấp hành ngân sách của các Bộ, ngành. Sự xuất hiện của các kiểm soát viên này khiến vai trò của kiểm toán nội bộ trở nên hạn chế hơn, mặc dù các Bộ lớn (ví dụ, Bộ Xã hội, Bộ Giao thông, Bộ Nội vụ) đều có bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện chức năng điều tra. Hoạt động của các kiểm soát viên này thường được kết hợp với hoạt động của Tổng Thanh tra Tài chính, còn Cơ quan Kiểm toán Nhà nước Pháp chịu trách nhiệm ngoại kiểm, có vai trò báo cáo lên Tổng thống về các vấn đề quản lý tài chính và hàng năm trình bày sổ sách tài chính trước Quốc hội.
b. Mô hình kiểm toán nội bộ của Bồ Đào Nha
Giống như Pháp, Bồ Đào Nha cũng áp dụng mô hình kiểm toán nội bộ tập trung. Trách nhiệm kiểm soát tài chính của tất cả các cơ quan nhà nước được thực hiện một cách tập trung. Tổng Thanh tra Tài chính của Bồ Đào Nha chịu trách nhiệm kiểm soát tổng thể đối với việc thu - chi tài chính công. Ban Giám đốc Ngân sách chung chịu trách nhiệm thực hiện ngân sách nhà nước; Hiệp hội quản lý Tài chính về An ninh xã hội chịu trách nhiệm đối với ngân sách an ninh xã hội.
Chánh Thanh tra của mỗi Bộ, ngành thực hiện chức năng kiểm soát nội bộ của ngành; tập trung hoạt động kiểm soát nội bộ tại các đơn vị hoạt động. Bộ phân kiểm toán của các đơn vị hoạt động chịu trách nhiệm thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ và tập trung vào việc kiểm tra các hoạt động quản lý. Kết quả mà bộ phận kiểm toán này thu được sẽ trở thành đầu vào cho các cuộc kiểm toán cấp cao hơn.
c. Mô hình kiểm toán nội bộ của Anh
Anh áp dụng mô hình kiểm toán nội bộ phi tập trung. Kiểm toán viên kiểm toán nội bộ do các Bộ, ngành tuyển dụng và quản lý. Kiểm toán viên nội bộ chịu trách nhiệm báo cáo hoạt động của mình lên cán bộ tài chính cấp cao nhất của Bộ, “kế toán trưởng”. Tại Anh, kiểm toán nội bộ của các Bộ, ngành phát triển rất mạnh và tập trung vào các vấn đề mang tính hiệu quả. Bộ Tài chính biên soạn và phát hành các chuẩn mực và hướng dẫn hoạt động kiểm toán nội bộ. Hoạt động ngoại kiểm do Văn phòng Kiểm soát viên và Tổng kiểm toán (C&AG) thuộc Cơ quan Kiểm toán quốc gia Vương Quốc Anh (NAO) thực hiện. Ở Anh, Ủy ban Kiểm toán được thiết lập cùng thời gian với NAO và chịu trách nhiệm kiểm toán tại địa phương, các dịch vụ an ninh và y tế quốc gia. Ủy ban này cử các kiểm toán viên tới chính quyền các địa phương và các cơ quan y tế quốc gia để thực hiện hoạt động kiểm toán của mình.
Hệ thống kiểm toán nội bộ của Anh hiện nay vẫn chủ yếu tuân theo mô hình phi tập trung và kế thừa mô hình chính quyền Westminster (một địa danh của Anh) - mô hình cho phép có sự linh hoạt trong hoạt động của kiểm toán nội bộ. Theo mô hình này, Bộ Tài chính không phải là cơ quan quản lý mà đóng vai trò là cơ quan giám sát. Bộ Tài chính ban hành các thủ tục kiểm toán nội bộ, tư vấn và hỗ trợ “các kế toán viên” trong việc quản lý và hạch toán tài chính công; đồng thời không phải chịu trách nhiệm về ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất Hidrocacbon Hó Luận văn Sư phạm 0
S Tài phán hiến pháp của các nước Asean và những bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng cơ chế tài phán Luận văn Sư phạm 0
H Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạ Kinh tế quốc tế 0
Z Công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ huyện Đức Thọ từ 1999 đến nay - thực trạng, kinh nghiệm và giải phá Văn hóa, Xã hội 0
H CƠ HỘI HỌC KINH NGHIỆM TỪ DỰ ÁN XÂY DỰNG THỰC TẾ Việc làm 1
M Thành lập công ty xây dựng, ai có kinh nghiệm ko? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 5
H Kinh nghiệm kinh doanh vật liệu xây dựng? Hỏi đáp, chia sẻ kiến thức kinh tế 2
M Đề án Thử nghiệm xây dựng mô hình kinh tế lượng để phân tích những tác động, ảnh hưởng của tổng giá Tài liệu chưa phân loại 0
S Một số kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục và giáo dục môi trường trong trường Mẫu giáo Tài liệu chưa phân loại 0
S Một số kinh nghiệm trong công tác xây dựng tập thể sư phạm ở trường THCS Ea Yông – Krông Pắc Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top