timbaland_3107

New Member

Download miễn phí Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chứng từ và sổ kế toán





Quy trình kếtoán trên sổsách kếtoán theo 03 bước: Mởsổ– Ghi sổ– Khóa sổ
• Mởsổ
o Thời điểm: Đầu niên độkếtoán.
o Sốlượng: Tùy theo nội dung, kết cấu của hình thức sổmà đơn vịlựa chọn,
o Đăng ký: Với cơquan thuếvà tài chính.
o Thời gian sửdụng: 12 tháng (tại Việt Nam từ1/1 đến 31/12)



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

có tính chất hướng dẫn: Sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp phục
vụ cho yêu cầu thông tin hạch toán nội bộ. Nhà nước chỉ hướng dẫn các chỉ tiêu
quan trọng của các chứng từ này.
2.1.3.5. Ví dụ
Một số trường hợp lập và nhận chứng từ như sau:
• Mua hàng trong nước: Doanh nghiệp nhận hóa đơn bán hàng.
• Nhập kho hàng hoá, vật liệu: Doanh nghiệp lập phiếu nhập kho.
• Xuất kho vật liệu, hàng hoá: Doanh nghiệp lập phiếu xuất kho.
• Bán hàng trong nước: Doanh nghiệp lập hóa đơn bán hàng.
• Thu tiền hàng do khách hàng thanh toán: Doanh nghiệp lập phiếu thu.
• Chi tiền trả nợ cho nhà cung cấp: Doanh nghiệp lập phiếu chi.
Trở lại hoạt động của công ty TNHH Thành Đạt, ta xem xét chứng từ của một vài
nghiệp vụ như sau:
Bài 2: Chứng từ và sổ kế toán
21
Nghiệp vụ 1: Ngày 01/08/N, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt
30.000.000đ, phiếu thu số 01, giấy báo Nợ số 101.
Nghiệp vụ này công ty TNHH Thành Đạt nhận Giấy báo Nợ của ngân hàng (chứng
minh việc đã rút tiền khỏi tài khoản) và tiến hành lập phiếu thu (chứng minh tiền đã
nhập quỹ).
Ảnh chứng từ có tính chất minh họa cho nội dung nghiệp vụ của năm 2009
Nghiệp vụ 2: Ngày 03/08/N, Chi tạm ứng cho bà Thu Hà theo giấy đề nghị tạm ứng
số 341 ngày 28/07/200N, số tiền là 5.000.000đ.
Trong trường hợp này doanh nghiệp có thể lập phiếu chi như sau:
Bài 2: Chứng từ và sổ kế toán
22
Ảnh chứng từ có tính chất minh họa cho nội dung nghiệp vụ của năm 2009
Nghiệp vụ 3: Giấy báo Có của ngân hàng ngày 02/08/N về số tiền công ty Phương Đông
thanh toán số tiền hàng nợ kỳ trước với số tiền 51.030.000đ.
Doanh nghiệp sẽ nhận được giấy báo Có với nội dung như sau:
Ảnh chứng từ có tính chất minh họa cho nội dung nghiệp vụ của năm 2009
Bài 2: Chứng từ và sổ kế toán
23
Nghiệp vụ 4: Mua một máy vi tính xách tay dùng cho phòng kinh doanh, theo hoá
đơn GTGT ngày 08/08/N trị giá chưa thuế: 11.000.000đ, thuế GTGT 10%. Tiền mua
đã thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Ta xem xét hoá đơn nhận về như sau:
Ảnh chứng từ có tính chất minh họa cho nội dung nghiệp vụ của năm 2009
2.1.4. Nội dung của chứng từ
Để các chứng từ kế toán có thể thực hiện được các chức năng của mình đòi hỏi các
chứng từ phải có được tính chất pháp lý. Điều này đồng nghĩa các chứng từ này phải
mang đủ các yếu tố cơ bản bắt buộc. Ngoài các yếu tố cơ bản, bắt buộc trên, chứng từ
kế toán còn có các yếu tố bổ sung.
Bài 2: Chứng từ và sổ kế toán
24
• Các nội dung bắt buộc:
Những yếu tố cơ bản của bản chứng từ kế toán là những yếu tố bắt buộc mà bất cứ
chứng từ kế toán nào cũng phải có. Theo điều 17, luật kế toán qui định các yếu tố
này gồm có:
o Tên và số hiệu của chứng từ kế toán: Yếu tố này phản ánh nội dung khái quát
của nghiệp vụ ghi trong chứng từ, giúp cho việc phân loại chứng từ, tổng hợp
số liệu một cách thuận lợi.
o Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán: Yếu tố này phản ánh thời gian xảy ra
nghiệp vụ kinh tế đã ghi trong chứng từ, giúp cho việc ghi sổ sách kế toán, đối
chiếu, kiểm tra.
o Tên, địa chỉ của đơn vị hay cá nhân lập chứng từ kế toán: Yếu tố này đảm bảo
tính pháp lý của chứng từ.
o Tên, địa chỉ của đơn vị hay cá nhân nhận chứng từ kế toán: Yếu tố này đảm
bảo tính pháp lý của chứng từ.
o Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
o Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng
số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ: Là
số tiền, phản ánh quy mô của nghiệp vụ kinh tế.
o Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến
chứng từ kế toán: Yếu tố này chứng minh tính pháp lý và trách nhiệm của
những người liên quan đến chứng từ.
• Các yếu tố bổ sung:
Chứng từ kế toán cần có các yếu tố bổ sung để đáp ứng yêu cầu quản lý và ghi sổ
kế toán của doanh nghiệp.
Ví dụ: Trong chứng từ bán hàng có ghi cách thanh toán như thanh toán
bằng tiền mặt hay bằng séc, thanh toán một lần hay nhiều lần, số tiền cho mỗi lần
thanh toán…
Chứng từ điện tử được coi là chứng từ kết toán nếu thỏa mãn các yếu tố trên và
phải không được thay đổi qua quá trình truyền qua mạng hay trên vật mang tin
(điều 18 của Luật Kế toán).
LƯU Ý VỀ LẬP CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (Điều 19 Luật Kế toán):
Lập chứng từ phải được tiến hành ngay sau khi phát sinh nghiệp vụ, được lập một lần,
không được tẩy xóa và được lập theo mẫu qui định (nếu chưa có mẫu thì có thể tự lập
nhưng phải bảo đảm các nội dung của chứng từ kế toán) và được lập đủ các liên có đủ
chữ ký. Chứng từ phải được viết bằng bút bi, không được tẩy xóa.
Bài 2: Chứng từ và sổ kế toán
25
Hình 2.1: Các yếu tố của chứng từ
2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ
2.2.1. Khái niệm
Luân chuyển chứng từ là sự vận động liên tục kế tiếp nhau từ giai đoạn này sang giai
đoạn khác nhằm hoàn thiện chứng từ và thực hiện chức năng thông tin kinh tế cũng
như chức năng ghi sổ của kế toán.
2.2.2. Trình tự luân chuyển chứng từ
Chứng từ kế toán được lập hay thu nhận từ bên ngoài, sau đó nó được chuyển đến bộ
phận kế toán của đơn vị có liên quan. Chứng từ sẽ được kiểm tra và sử dụng làm căn
cứ ghi sổ, lưu trữ, bảo quản và sau khi hết thời hạn lưu trữ theo qui định đối với từng
loại chứng từ, được phép huỷ.
Tên chứng từ
Yếu tố
bổ sung
Số hiệu của
chứng từ
Ngày, tháng,
năm lập
chứng từ
Tên, địa chỉ
của đơn vị/
cá nhân người
mua hàng
Số lượng, đơn
giá và số tiền
của nghiệp vụ
kinh tế,
tài chính
Tổng số tiền
viết bằng chữ
Tên, địa chỉ
của đơn vị
hay
cá nhân lập
chứng từ
Số tiền ghi
bằng số
Chữ ký
Bài 2: Chứng từ và sổ kế toán
26
Trong doanh nghiệp, Kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị là người chịu trách nhiệm
về trình tự luân chuyển chứng từ. Tuy nhiên trình tự luân chuyển chứng từ thông
thường gồm bốn bước sau:
Sơ đồ 2.1: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán
2.2.2.1. Lập hay nhận chứng từ
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan
đến hoạt động của doanh nghiệp đều phải lập chứng từ
kế toán. Chứng từ kế toán chỉ lập 1 lần cho một nghiệp
vụ kinh tế, tài chính phát sinh. Nội dung chứng từ kế
toán phải đầy đủ các chỉ tiêu, phải rõ ràng, trung thực
với nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
Chữ viết trên chứng từ phải rõ ràng, không tẩy xoá,
không viết tắt. Số tiền viết bằng chữ phải khớp, đúng
với số tiền viết bằng số.
Chứng từ kế toán phải được lập đủ số liên theo quy định cho mỗi chứng từ. Đối với
chứng từ lập nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội
dung bằng máy tính, máy chữ hay viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải
lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai
...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top