Selyv

New Member
Download miễn phí Báo cáo Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam
Lời nói đầu
Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá là một quá trình tất yếu đối với bất kỳ một quốc gia nào muốn đạt được sự phát triển về kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân trong thời gian tới là công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tiền đề để thực hiện được điều đó là chúng ta phải có nguồn vốn trung dài hạn lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến...tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Nguồn vốn trung dài hạn là tiền đề, là cơ sở đầu tiên để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ... các doanh nghiệp có nhiều cách tài trợ dài hạn khác nhau như: tích luỹ từ sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết, góp vốn, phát hành chứng khoán....nhưng nguồn vốn ổn định và có lợi thế nhất giúp các doanh nghiệp tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ là vốn vay trung dài hạn từ các ngân hàng thương mại.
Hiện nay các doanh nghiệp đang thiếu vốn nghiêm trọng nhất là vốn trung dài hạn trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và lượng vốn tồn đọng ở các ngân hàng thương mại là rất lớn. Như vậy vấn đề không phải là chúng ta thiếu vốn mà là chúng ta chưa sử dụng được vốn có hiệu quả, chưa giải ngân được hết vốn. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương cũng không nằm ngoài tình trạng đó, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của ngân hàng còn thấp chỉ đạt 15-20% trong tổng dư nợ, chưa xứng đáng với quy mô, khả năng của ngân hàng và chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng cần mở rộng tín dụng trung dài hạn. Nhưng nếu chỉ mở rộng không thôi thì không đủ cần nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn thì mới phát huy được vai trò tích cực của nó và không gây ra lãng phí. Nếu mở rộng và nâng cao được tín dụng trung dài hạn thì điều đó vừa đem lại hiệu quả, an toàn cho ngân hàng vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, trước sự biến động không ngừng của nền kinh tế và sự cạnh tranh cao độ từ nhiều phía nên ngân hàng gặp không ít khó khăn và vướng mắc.
Do vậy trong thời gian thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu thực tế em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.

I - giới thiệu về ngân hàng

1.1. Sơ lược quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Techcombank.
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam với tên giao dịch quốc tế TECHCOMBANK (Technological and Commercial Joint Stock Bank) được thành lập từ ngày 27 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép hoạt động số 0040/NHCP ngày 06/08/1993 do thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, giấp phép thành lập số 1543/QĐ của UBND Hà Nội cấp ngày 04/09/1993 và giấy phép kinh doanh số 055679 cấp ngày 07/09/1993 của hội KTVN. Techcombank có Hội sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại các thành phố lớn trong nước. Với số vốn điều lệ gần 100 tỷ đồng và tổng tài sản hàng ngàn tỷ đồng, Techcombank ngày nay đã trở thành một trong những Ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, trở nên thân quen với công chúng, với hầu hết các khách hàng hoạt động trên các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, thương mại, dịch vụ và đặc biệt là với các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước. Khách hàng của Techcombank có đủ các thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã và cá nhân. Hoạt động của Techcombank tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn trong nước và một số địa phương lân cận. Là một Ngân hàng thương mại đô thị đa năng, Techcombank cung ứng đầy đủ và phong phú, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng như các dịch vụ mới với công nghệ ngân hàng thuộc loại hiện đại nhất.
Hội sở của Techcombank được đặt tại 15 Đào Duy Từ, Quận Hoàn kiếm, Thành phố Hà nội. Nó được xem là trung tâm trong toàn bộ hoạt động của hệ thống Techcombank. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua sơ đồ tổ chức sau:

Lời nói đầu
Quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá là một quá trình tất yếu đối với bất kỳ một quốc gia nào muốn đạt được sự phát triển về kinh tế xã hội. Đảng và nhà nước ta đã xác định nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng, toàn dân trong thời gian tới là công nghiệp hoá hiện đại hoá. Tiền đề để thực hiện được điều đó là chúng ta phải có nguồn vốn trung dài hạn lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng, đổi mới công nghệ, trang bị kỹ thuật tiên tiến...tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế theo cả chiều rộng và chiều sâu.
Nguồn vốn trung dài hạn là tiền đề, là cơ sở đầu tiên để các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ... các doanh nghiệp có nhiều cách tài trợ dài hạn khác nhau như: tích luỹ từ sản xuất kinh doanh, liên doanh, liên kết, góp vốn, phát hành chứng khoán....nhưng nguồn vốn ổn định và có lợi thế nhất giúp các doanh nghiệp tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới công nghệ là vốn vay trung dài hạn từ các ngân hàng thương mại.
Hiện nay các doanh nghiệp đang thiếu vốn nghiêm trọng nhất là vốn trung dài hạn trong khi đó nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và lượng vốn tồn đọng ở các ngân hàng thương mại là rất lớn. Như vậy vấn đề không phải là chúng ta thiếu vốn mà là chúng ta chưa sử dụng được vốn có hiệu quả, chưa giải ngân được hết vốn. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương cũng không nằm ngoài tình trạng đó, tỷ trọng dư nợ trung dài hạn của ngân hàng còn thấp chỉ đạt 15-20% trong tổng dư nợ, chưa xứng đáng với quy mô, khả năng của ngân hàng và chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng cần mở rộng tín dụng trung dài hạn. Nhưng nếu chỉ mở rộng không thôi thì không đủ cần nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn thì mới phát huy được vai trò tích cực của nó và không gây ra lãng phí. Nếu mở rộng và nâng cao được tín dụng trung dài hạn thì điều đó vừa đem lại hiệu quả, an toàn cho ngân hàng vừa góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, trước sự biến động không ngừng của nền kinh tế và sự cạnh tranh cao độ từ nhiều phía nên ngân hàng gặp không ít khó khăn và vướng mắc.
Do vậy trong thời gian thực tập, nghiên cứu và tìm hiểu thực tế em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam” làm báo cáo thực tập tốt nghiệp.



I - giới thiệu về ngân hàng

1.1. Sơ lược quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của Techcombank.
Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam với tên giao dịch quốc tế TECHCOMBANK (Technological and Commercial Joint Stock Bank) được thành lập từ ngày 27 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép hoạt động số 0040/NHCP ngày 06/08/1993 do thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, giấp phép thành lập số 1543/QĐ của UBND Hà Nội cấp ngày 04/09/1993 và giấy phép kinh doanh số 055679 cấp ngày 07/09/1993 của hội KTVN. Techcombank có Hội sở chính tại Hà Nội và chi nhánh tại các thành phố lớn trong nước. Với số vốn điều lệ gần 100 tỷ đồng và tổng tài sản hàng ngàn tỷ đồng, Techcombank ngày nay đã trở thành một trong những Ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Việt Nam, trở nên thân quen với công chúng, với hầu hết các khách hàng hoạt động trên các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, thương mại, dịch vụ và đặc biệt là với các tổ chức tài chính tín dụng trong và ngoài nước. Khách hàng của Techcombank có đủ các thành phần kinh tế như doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã và cá nhân. Hoạt động của Techcombank tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn trong nước và một số địa phương lân cận. Là một Ngân hàng thương mại đô thị đa năng, Techcombank cung ứng đầy đủ và phong phú, đa dạng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng như các dịch vụ mới với công nghệ ngân hàng thuộc loại hiện đại nhất.
Hội sở của Techcombank được đặt tại 15 Đào Duy Từ, Quận Hoàn kiếm, Thành phố Hà nội. Nó được xem là trung tâm trong toàn bộ hoạt động của hệ thống Techcombank. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua sơ đồ tổ chức sau:

Sơ đồ tổ chức

Từ sơ đồ trên, ta có thể thấy Techcombank có cơ cấu tổ chức rất chặt chẽ, trong đó, Hội sở là đầu mối trung tâm. Hội sở vừa chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc, vừa có mối liên hệ rất mật thiết với các chi nhánh và các Phòng giao dịch khác của toàn hệ thống. Bản thân trong Hội sở Techcombank, các Phòng ban cũng được tổ chức rất linh hoạt và có hiệu quả. Mỗi phòng ban tuy có những chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng đều được đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác để đảm bảo sự thống nhất từ trên xuống dưới.
1.2. phạm vi và đối tượng hoạt động của Techcombank.
Techcombank là một ngân hàng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các thành phần kinh tế chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải và bưu điện nhằm phát triển sản xuất lưu thông và ổn định tiền tệ.
Hội sở Techcombank thuộc quận Hoàn Kiếm nằm ở thủ đô Hà Nội, một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của cả nước. Quận Hoàn Kiếm có 18 phường với gần 23 vạn dân diện tích là 4.5 km2 Nằm tại một quận trung tâm và là khu vực dân cư buôn bán nhộn nhịp của thành phố Hà Nội Techcombank cũng có phần nào thuận lợi trong các nghiệp vụ kinh doanh của mình. Tuy nhiên do đặc điểm dân cư trong địa bàn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại và có một số cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ do đó khách hàng của Techcombank chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân. Vì lẽ đó, nên nguồn vốn tín dụng của Techcombank chủ yếu được sử dụng để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn hạn. Nhìn chung, thị trường tín dụng của Techcombank hiện nay chủ yếu là tư nhân và cá thể.
Mặt khác, quận Hoàn Kiếm là nơi tập trung hoạt động của các ngân hàng như ngân hàng Đầu tư và phát triển, ngân hàng Ngoại thương, ngân hàng Công thương, ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng liên doanh nên hoạt động của Techcombank đòi hỏi có tính cạnh tranh cao. Đây là một bất lợi cho ngân hàng do đó Techcombank đang cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động, khắc phục và vượt qua những khó khăn trước mắt, không ngừng tăng trưởng nguồn vốn, mở rộng hoạt động, sử dụng vốn linh hoạt và có hiệu quả. Thiết lập mối quan hệ rộng rãi với khách hàng, tạo uy tín đối với khách hàng trong và ngoài nước. Ngoài ra việc tìm kiếm thị trường mới và mở rộng thị trường hiện có cũng là công việc trọng điểm của một ngân hàng mới ra đời. Techcombank cũng tập trung vào các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng (nhà máy điện, nhà máy nước bến cảng, xa lộ khu công ngiệp và khu đô thị mới). Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cần có số vốn lớn và thời gian thu hồi dài nên Techcombank luôn tìm kiếm sự hỗ trợ và hợp tác của các ngân hàng bạn và các tổ chức tàI chính, tín dụng khác. Với đội ngũ nhân viên trẻ năng động, nhiệt tình Techcombank đã bước đầu tạo được lòng tin nơi khách hàng đặc biệt là các tổng công ty lớn và Techcombank tin tưỏng rằng họ sẽ là các khách hàng truyền thống của mình trong tương lai. Tuy nhiên đIểm yếu nhất của Techcombank đó chính là kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng nhưng điều này đã và đang được khắc phục bằng nhiều cách khác nhau.
1.3. Các hoạt động chính của Techcombank.
1.3.1 Hoạt động huy động vốn.
Đối với riêng nguồn tiền gửi thì đến nay, Techcombank không những luôn được biết đến là một trong những ngân hàng có lãi suất tiền gửi hợp lý mà còn là một ngân hàng có hoạt động nhận tiền gửi phát triển với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như:
- Tiền gửi có kỳ hạn cố định.
- Tiền gửi không có kỳ hạn.
- Tiền gửi theo thời gian thực gửi.
- Tiền gửi thanh toán.
Những loại tiền gửi trên đã góp phần tạo điều kiện cho khách hàng chủ động trong việc sử dụng vốn mà vẫn được hưởng mức lãi suất hấp dẫn, đặc biệt là hình thức Tiền gửi tiết kiệm theo thời gian thực gửi. Khách hàng có thể chủ động sử dụng tiền bất cứ lúc nào mình cần mà vẫn được hưởng mức lãi suất cao gần tương đương với loại tiền gửi có kỳ hạn tương ứng.
1.3.2. Hoạt động tín dụng.
Cung ứng tín dụng được coi là trọng điểm trong hoạt động kinh doanh của Techcombank. Mặc dù bối cảnh kinh tế nói chung vẫn gặp nhiều khó khăn nhưng bằng những biện pháp và những chính sách hữu hiệu Techcombank đã đạt được những kết quả rất khả quan.
Cùng với việc phát triển tín dụng, với mục tiêu năm 2000 là năm đổi mới công tác quản lý chất lượng tín dụng, Techcombank đã thực thi một loại các biện pháp hữu hiện, vì vậy hầu hết các khoản cho vay mới trong năm đều không phát sinh quá hạn, các khoản nợ cũ đang được xử lý từng bước. Bên cạnh đó, Techcombank luôn chú trọng mở rộng hoạt động tín dụng với nhiều loại hình đa dạng trên cơ sở vận dụng các quy định của NHNN nhằm hỗ trợ ngày một tốt hơn đối với các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh. Các lĩnh vực kinh tế được ưu tiên là:
- Các doanh nghiệp hoạt động có liên quan đến xuất khẩu, đặc biệt là sản xuất, khai thác và chế biến hàng xuất khẩu.
- Các doanh nghiệp sản xuất nói chung.
- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và cung cấp các dịch vụ.
- Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng.
Để đáp ứng một cách linh hoạt nhu cầu vốn của khách hàng, Techcombank tiếp tục duy trì và hoàn thiện các sản phẩm tín dụng hiện có:
- Thẩm định, tài trợ các dự án trung và dài hạn.
- Cho vay ngắn hạn bổ sung vốn lưu động.
- Cho vay tiêu dùng như trả góp các vật dụng và phương tiện đi lại, cho vay mua nhà, sửa chữa và xây dựng nhà.
- Các hình thức bảo lãnh vay vốn, dự thầu, thực hiện hợp đồng.
Và phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới:
- Cho vay luân chuyển.
- Cho vay với đảm bảo hàng hoá thông qua Tổng công ty kho vận,...
Bên cạnh việc phát triển các sản phẩm mới, trong thời gian tới, Techcombank sẽ áp dụng cài đặt các chương trình truyền tin và thanh toán điện tử tại trụ sở khách hàng nhằm tạo điều kiện cho khách hàng trong công tác thanh toán, tăng cường trao đổi thông tin giữa ngân hàng với khách hàng nhằm thúc đẩy tiến trình đi đến giải ngân các khoản tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp.
1.3.3. Hoạt động đầu tư.
Hoạt động đầu tư của Techcombank được thể hiện chủ yếu thông qua hoạt động mua bán chứng khoán và góp vốn mua cổ phần. Đến cuối năm 2000, ngân hàng đã sở hữu 13,900 tỷ đồng tín phiếu kho bạc nhà nước và 212 triệu đồng công trái. Bên cạnh đó, ngân hàng còn sở hữu nhiều cổ phần của các công ty khác.
1.3.4. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Techcombank trở thành thành viên của Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ năm 1998 và đến nay, ngân hàng đã có riêng một phòng kinh doanh ngoại tệ với đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp và làm việc rất có hiệu quả.
Kể từ khi ra đời cho đến nay, phòng kinh doanh ngoại tệ không chỉ đáp ứng kịp thời nhu cầu ngoại tệ phục vụ cho công tác thanh toán, duy trì tốt trạng thái ngoại hối của Techcombank một cách linh hoạt, tuân thủ quy định của NHNN mà còn tổ chức tốt hoạt động kinh doanh ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng. Bên cạnh đó, phòng kinh doanh ngoại tệ còn phối hợp chặt chẽ với phòng kinh tế đối ngoại trong việc thu hút những nguồn kiều hối từ các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, các nước thuộc khối ASEAN, chuyển về Việt Nam qua Techcombank.
1.3.5. Các dịch vụ ngân hàng.
1.3.5.1. Dịch vụ thanh toán.
Bên cạnh sự tăng trưởng đáng kể của dịch vụ thanh toán trong nước, hoạt động thanh toán quốc tế của Techcombank ngày càng được củng cố và phát triển. Cùng với kinh doanh ngoại hối, dịch vụ thanh toán quốc tế cũng được coi là một thế mạnh của Techcombank với doanh số thanh toán đạt tới hàng trăm triệu đôla Mỹ mỗi năm. Ngoài các Ngân hàng đại lý hiện có, trong năm 2000, Techcombank đã thiết lập thêm quan hệ đại lý với 4 ngân hàng lớn là Bank of NewYork, Citibank, Pusan Bank và Bank of Ukraina. Mạng lưới các ngân hàng đại lý được mở rộng khắp toàn cầu đã giúp cho các hoạt động thương mại và thanh toán quốc tế của khách hàng được thực hiện một cách nhanh chóng và thuận lợi. Các sản phẩm dịch vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế cho phép Techcombank đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong giao dịch ngoại thương như:
- Mở, thông báo, xác nhận, thanh toán, L/C trả ngay và trả chậm.
- Các hình thức thanh toán D/A, D/P, T/Tr.
Với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, Techcombank còn thực hiện dịch vụ chuyển tiền rất nhanh chóng và chính xác. Dù khách hàng có hay không có tài khoản tại ngân hàng, muốn chuyển tiền cho bất cứ ai, cá nhân hay tổ chức tại bất cứ nơi đâu trên toàn quốc, Techcombank đều có thể đáp ứng với thời gian nhanh nhất, đảm bảo sự chính xác, an toàn và mức phí dịch vụ hợp lý. Bên cạnh đó, Techcombank còn áp dụng mức phí ưu đãi đối với những khách hàng chuyển tiền thanh toán từ số dư tài khoản hiện có tại ngân hàng. Đặc biệt, với dịch vụ chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union mà Techcombank làm đại lý, khách hàng có thể nhận được tiền của người thân hay đối tác từ nước ngoài chuyển về chỉ trong vòng một ngày và người nhận có thể nhận bằng tiền mặt ngoại tệ khi có yêu cầu.
Ngoài ra, Techcombank còn là đại lý chấp nhận và thanh toán các loại thẻ tín dụng quốc tế thông dụng trên thế giới như Master Card, Visa Card, American Express, JCB, Khách hàng có thể nhận bằng tiền Việt Nam hay ngoại tệ với mức phí hợp lý.
1.3.5.2. Dịch vụ ngân quỹ.
Với đội ngũ nhân viên lành nghề được đào tạo chu đáo và hệ thống kho tàng đáp ứng được các quy định về an toàn chặt chẽ nhất, Techcombank còn cung ứng các dịch vụ về ngân quỹ như:
- Dịch vụ kiểm đếm, phân loại, đóng gói các loại tiền mặt VND, tiền mặt ngoại tệ, ngân phiếu thanh toán, công trái.
- Kiểm định ngoại tệ và cấp giấy chứng nhận ngoại tệ.
- Thu đổi các loại ngoại tệ mạnh, séc du lịch.
- Bảo quản, cất giữ các tài sản quý, giấy tờ quan trọng của khách hàng theo niêm phong với chi phí thấp.
1.3.5.3. Dịch vụ tư vấn đầu tư và môi giới chứng khoán.
Trong những năm qua, với vai trò là thủ quỹ của các doanh nghiệp, nhà tư vấn và thu xếp tài chính, Techcombank đã giành được sự tín nhiệm của các doanh nghiệp trong công tác hỗ trợ thẩm định và phân tích các dự án đầu tư, xây dựng các chương trình huy động vốn và gọi vốn đầu tư cũng như cung cấp các dịch vụ quản lý và điều hành tài chính cho các dự án, góp phần mang lại sự thành công cho các dự án nói riêng và sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung. Với đội ngũ cán bộ có trình độ và giầu kinh nghiệm, trong thời gian tới, Techcombank đang nghiên cứu để có thể phát triển và mở ra nhiều dịch vụ tư vấn mới, đặc biệt là dịch vụ tư vấn chứng khoán, môi giới mua bán và lưu ký chứng khoán khi điều kiện cho phép nhằm thực hiện mục tiêu là người bạn đồng hành của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trên mọi lĩnh vực tài chính - tiền tệ.
1.3.5.4. Dịch vụ trả lương.
Bên cạnh các dịch vụ chính, Techcombank còn đảm nhận giúp khách hàng trong việc trả lương, thưởng, thù lao cho nhân viên hay các đại lý khác với mức phí thoả thuận với các hình thức sau:
- Uỷ nhiệm trích tài khoản của đơn vị tại Techcombank để trả tiền cho người hưởng bằng tiền mặt hay vào tài khoản cá nhân theo danh sách được cung cấp.
- Nhận tiền mặt của đơn vị (trường hợp không mở tài khoản) để trả trực tiếp hay chuyển vào tài khoản cho người hưởng.
1. 3.5.5. Các dịch vụ khác.
Ngoài các dịch vụ kể trên, Techcombank còn sẵn sàng đáp ứng các dịch vụ ngân hàng khác theo yêu cầu của khách hàng.

II - thực trạng hoạt động tín dụng trung dàI hạn tại Techcombank.
Hoạt động kinh doanh của Techcombank đã liên tục phát triển trong những năm qua. Điều này được thể hiện rõ thông qua các chỉ tiêu về huy động vốn, sử dụng vốn và lợi nhuận.
2.1. tình hình huy động vốn.
Mặc dù trong những năm gần đây nền kinh tế có nhiều biến động: Ngân hàng nhà nước liên tục giảm lãi suất đầu ra và đến tháng 8/2000 lại đưa ra một cơ chế điều hành lãi suất mới, điều hành theo lãi suất cơ bản. Mặt khác bộ tài chính, kho bạc nhà nước, các ngân hàng thương mại quốc doanh lại phát hành các loại trái phiếu với lãi suất khá hấp dẫn, cùng với sự ra đời của hình thức tiết kiệm bưu điện đã gây ra không ít khó khăn cho các ngân hàng thương mại cổ phần nói chung và Techcombank nói riêng. Tuy nhiên bằng nhiều biện pháp, nghiệp vụ linh hoạt uyển chuyển Techcombank đã tạo mọi điều kiện để giúp các doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng với thời gian ngắn nhất, đồng thời đưa ra các hình thức huy động mới thích hợp hiệu quả nên nguồn vốn huy động được của Techcombank đã liên tục tăng trong những năm qua.
Trong cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn ta thấy tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng rất lớn 80-90%, rõ ràng là người dân gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi còn việc gửi tiền để sử dụng các dịch vụ của ngân hàng thì chiếm tỷ trọng rất nhỏ, thêm vào đó tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn có xu hướng giảm qua các năm do đó việc quản lý tính thanh khoản của Techcombank trở nên dễ dàng hơn ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc cho vay trung dài hạn nhưng ngược lại nguồn vốn huy động của ngân hàng lại có chi phí cao.
Bảng 1: Cơ cấu huy động vốn của Techcombank
(Đơn vị tỷ đồng)


Chỉ tiêu 1997 1998
1999 2000

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng
(%) Số tiền Tỷ trọng
(%)
Tổng 488 100 769 100 988 100 1274 100
Theo đối tượng
-Dân cư
269 55.1 412 53.6 405 41 518 41.5
-Tổ chức kinh tế 60 12.3 78 10.1 146 14.8 272 21.4
-Tổ chức tín dụng 147 30.1 242 31.5 417 42.2 440 35.3
-Khác
12 2.5 37 4.8 20 2 43 3.4
Theo kỳ hạn
-Không kỳ hạn 71 14.5 71 9.2 72 7.2 90 7.2
-Có kỳ hạn 395 80.9 638 83 896 90.7 1023 82
-Khác
22 4.6 60 7.8 20 2.1 134 10.8
Theo cơ cấu nguyên tệ
- VND 363 74.4 499.9 65 592.8 60 760.7 61
-Ngoại tệ quy đổi 125 25.6 269.1 35 395.2 40 486.3 39
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Techcombank)
Từ cuối năm 97 đến cuối năm 98 bất chấp ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực nổ ra từ giữa năm 97 số dư tổng tiền gửi vẫn tăng gần 60% (281 tỷ đồng) đó là kết quả của việc vận dụng linh hoạt các mức lãi suất hợp lý phù hợp với lợi ích của khách hàng và các hình thức huy động. Tuy nhiên tốc độ tăng của năm 99, 2000 lại nhỏ hơn so với năm 98 đó là do nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng giảm phát và ngân hàng nhà nước liên tục hạ thấp lãi suất trần cho vay và cuối cùng là thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo lãi suất cơ bản nên ngân hàng cũng phải giảm lãi suất huy động do đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động huy động vốn của Techcombank tuy nhiên tổng nguồn vốn huy động vẫn tăng 28% (219 tỷ đồng) trong năm 99 và tăng 29% (259 tỷ đồng) trong năm 2000.Đây là các mức tăng khá cao so với các ngân hàng thương mại k
Còn về cơ cấu tiền gửi theo đối tượng huy động ta thấy tiền gửi tại Techcombank cũng đều tăng qua các năm. Đặc biệt là tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng lên với tốc độ tăng trưởng khá cao năm 99 tăng 87 % so với năn 98 và năm 2000 tăng 86.3% (126 tỷ đồng) so với năm 99 tuy nhiên tiền gửi của dân cư năm 99 lại giảm đi chút ít so với năm 98 và năm 2000 thì tăng không đáng kể so với năm 99 đó là do tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng mạnh. Nhìn chung số lượt khách hàng đến mở tài khoản tại Techcombank ngày càng tăng. Điều đó đã khẳng định lòng tin của dân chúng và uy tín của Techcombank ngày càng tăng.
2.2. tình hình sử dụng vốn.
Hoạt động sử dụng vốn của Techcombank được thể hiện một cách cô đọng qua báo cáo thu nhập chi phí (Bảng 3).
Có thể nhận thấy rõ là kết quả kinh doanh năm 2000 của Techcombank khả quan. Hầu hết các hoạt động đều có mức tăng trưởng tốt so với năm 1999. Có được điều này một phần rất lớn là do Techcombank rất chú trọng đến công tác thông tin, đào tạo.
Trong những năm qua, công tác thông tin và ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng luôn đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của Techcombank. Từ những định hướng đúng đắn, với đội ngũ cán bộ tin học trẻ, năng động và sáng tạo, Techcombank đã thành công trong nhiều dự án áp dụng công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực: thanh toán quốc tế, chuyển tiền và thanh toán nhanh trong nước, áp dụng tin học trong công tác quản lý, tạo điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ của ngân hàng, tiết kiệm các chi phí và từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh chung cho Techcombank.

Bảng 2 : Báo cáo thu nhập và chi phí
Kết thúc năm 2000 (với số liệu so sánh của năm 1999)
Đơn vị tính: Triệu VND
Năm 1999 Năm 2000
THU nhập
Thu từ hoạt động tín dụng
Thu lãi tiền gửi
Thu từ dịch vụ ngân hàng
Thu lãi góp vốn, mua cổ phần
Thu về mua bán chứng khoán
Thu về kinh doanh ngoại tệ
Các khoản thu bất thường
Tổng thu nhập

35.720
39.581
4.485
164
1.291
3.686
56
80.483
41.425
42.768
4.972
216
875
3.803
28
94.087
Chi phí
Chi phí về huy động vốn
Chi về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ
Chi về kinh doanh ngoại tệ
Chi nộp thuế và lệ phí
Chi phí nhân viên
Chi về hoạt động quản lý và công cụ
Chi về tài sản
Các khoản chi phí bất thường
Tổng chi phí

57.190
1.804
791
432
4.807
5.313
4.344
337
75.018

64.438
1.209
1.376
2.122
5.967
7.918
2.239
201
85.470

Lợi nhuận trước thuế 5.465 8.617
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Techcombank)

2.3. thực trạng tín dụng trung dài hạn tại Techcombank.
2.3.1 Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn.
2.3.1.1 Thực trạng giữa tín dụng ngắn và trung dài hạn.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong 4 năm qua là thấp trung bình trong 4 năm là 14.5%. Thực ra, chúng ta không thể chỉ nhìn vào tỷ trọng dư nợ mà có thể khẳng định được ngay ngân hàng có mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn được hay không mà còn phải căn cứ vào doanh số cho vay và doanh số thu nợ mới có thể xác định được.
cơ cấu dư nợ tín dụng trung dài hạn theo thời hạn
Đơn vị: tỷ đồng

Trong 4 năm qua Techcombank cũng không nằm ngoài thực tế chung của toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay là có tỷ trọng cho vay trung dài hạn rất thấp trong tổng số doanh số cho vay, ở Techcombank tỷ lệ này chỉ có khoảng 8.5%. Techcombank chủ yếu cho vay ngắn hạn đối với các doanh nghiệp để bổ sung vốn lưu động, mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất... trong thời hạn ngắn dưới 1 năm. Vốn ngắn hạn là vốn thường xuyên phải bổ sung đối với bất kỳ doanh nghiệp nào còn vốn trung dài hạn rất thiết đối với các doanh nghiệp muốn thay đổi trang thiết bị mới, hiện đại, mở rộng sản xuất...nhưng tỷ trọng doanh số và thu nợ trung dài hạn đều thấp chỉ khoảng 8-9%. Sau khi thực hiện thu nợ, do thời gian cho vay dài nên cho vay trung dài hạn chiếm khoảng 15% tổng dư nợ, một con số quá thấpBảng 3: Cơ cấu tín dụng theo thời hạn của Techcombank
Đơn vị : Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 97 Năm 98 Năm 99 Năm2000
Tổng Tỷ trọng
(%) Tổng Tỷ trọng Tổng Tỷ trọng
(%) Tổng Tỷ trọng
(%)
1.Cho vay
-Ngắn hạn
-Trung dài hạn 533
490.9
46.08 100
90.6
9.4 529
477.9
50.12 100
89..5
10.5 946
917.6
68.16 100
93.6
7.4 1207
1106
101.3 100
91.8
9.2
2. Thu nợ
-Ngắn hạn
-Trung dài hạn 427
398.8
28.16 100
93.4
6.6 457
419.8
37.2 100
92.2
8.8 821
763.1
57.86 100
93.0
7.0 1156
1072
84.04 100
92.7
7.3
3.Dư nợ
-Ngắn hạn
-Trung dài hạn 329
289.5
39.5 100
88
12 401
345.7
55.3 100
86.2
13.8 526
439.2
86.8 100
83.5
16.5 756
636.6
119.4 100
84.2
15.8
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Techcombank)
Trong những năm vừa qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ trung dài hạn đều tăng về số tuyệt đối, doanh số cho vay tăng từ 46.08 tỷ năm 97 lên 50.12 tỷ năm 98, 68.2 tỷ vào năm 99 và năm 2000 là 101.3 tỷ, tỷ lệ trưởng bình quân là 30%/năm. Còn doanh số thu nợ các năm lần lượt là: 28.16 tỷ ; 37.18 tỷ; 57.86 tỷ và 84.04 tỷ, tăng bình quân 45% mỗi năm. Dư nợ cũng tăng bình quân tới 50%/năm từ 39.5 tỷ năm 97 lên 55.3 tỷ năm 98, 86.8 tỷ năm 99 và 119.4 tỷ vào năm 2000 điều đó thể hiện rằng ngân hàng đã cố gắng trong việc mở rộng tín dụng trung dài hạn. Tuy nhiên nếu xét về tỷ trọng thì lại là rất thấp và hầu như không tăng doanh số cho vay trung dài hạn năm 99 chỉ đạt 7.4% trong tổng số doanh số cho vay, năm 2000 tăng lên 9.2% tuy nhiên so với năm 98 (10.5%) thì lại là giảm, những con số quá thấp này không phản ánh được khả năng và quy mô của Techcombank.
2.3.1.2 Cơ cấu tín dụng trung dài hạn xét theo thành phần kinh tế.
Biểu đồ dư nợ tín dụng trung dài hạn theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng


Trong cơ cấu dư nợ trung dài hạn ta thấy tỷ trọng dư nợ ở khối quốc doanh chiếm đa số, khoảng 80%. Từ năm 97 đến nay dư nợ đối với khu vực quốc doanh đều tăng lên qua các năm với tốc độ 40-50%/năm và tỷ trọng.Thay đổi không đáng kể năm 98 là 80%, năm 99 84% và năm 2000 là 83%. Dư nợ đối với khu vực ngoài quốc doanh cũng tăng lên với tốc độ ngày càng tăng nhưng tỷ trọng thì lại không tăng mà vẫn duy trì ở mức thấp khoảng 19%. Trong khi đó doanh số cho vay cũng tăng lên một cách đáng kể cả về doanh số và tỷ trọng trong năm 2000 và tăng nhanh hơn rất nhiều so với doanh số thu nợ điều đó cò nghĩa là Techcombank đang có vấn đề đối với công tác thu nợ. Điều đó được thể hiện ở việc tăng lên của dư nợ (như phân tích ở phần trên) và ở tình hình nợ quá hạn sau.






Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn trung dài hạn tại
Techcombank theo thành phần kinh tế
Đơn vị : tỷ đồng

Thành phần kinh tế Năm 97 Năm 98 Năm 99 Năm 2000
NQH TDH Tỷ lệ (%) NQH
TDH Tỷ lệ (%) NQH
TDH Tỷ lệ (%) NQH
TDH Tỷ lệ (%)
Tổng
-Quốc doanh
-Ngoài quốc doanh 3.397 8.6 2.544 4.6 3.299 3.8 5.373 4.5
2.365
1.032 8.1
10.0 1.856
0.688 4.2
6.2 2.552
0.748 3.5
5.4 4.063
1.710 4.1
8.4
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Techcombank)
Xét một cách tổng thể, tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn của Techcombank khá cao, trung bình khoảng 4.5 % trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn của toàn bộ các ngân hàng là khoảng 3%. Điều này thể hiện các khoản vay trung dài hạn của Techcombank đang có vấn đề, ngân hàng cần giảm tỷ lệ này xuống thấp hơn nữa để tránh thiệt hại về tài chính có thể xảy ra.
Trong cơ cấu nợ quá hạn trung dài hạn theo thành phần kinh tế ta thấy, nợ quá hạn ở khu vực ngoài quốc doanh vẫn lớn hơn và đáng lưu tâm hơn cả. Trong 4 năm 1997 - 2000 tỷ lệ dư nợ trung dài hạn của khu vực kinh tế quốc doanh là : 74%, 80%, 84% và 83% trên tổng mức dư nợ trung dài hạn, và tỷ lệ nợ quá hạn tương ứng là 8.1%, 4.2%, 3.5% và 4.1% trong khi đó tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là: 10%, 6.2%, 5.4% và 8.4%: như vậy có thể kết luận rằng, cho vay trung dài hạn xét trên phương diện nợ quá hạn thì khu vực kinh tế quốc doanh là chủ đạo và có hiệu quả hơn. Khu vực ngoài quốc doanh cho vay được ít hơn và hiệu quả lại không cao. Điều đó ta có thể thấy rõ hơn qua biểu đồ sau.





nợ quá hạn trung dài hạn theo thành phần kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng

2.3.1.3 Tín dụng trung dài hạn xét theo cơ cấu ngành kinh tế.
dư nợ tín dụng trung dài hạn theo ngành kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng

Bảng 6: Tín dụng trung dài hạn xét theo cơ cấu ngành kinh tế
Đơn vị tỷ đồng
Năm

Ngành
Năm 97 Năm 98 Năm99 Năm 2000
Dư nợ Tỷ trọng
(%)
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
(%) Dư nợ Tỷ trọng
(%)
Công nghiệp
Thương mại
Xây dựng
Khác 17.97
10.35
9.60
1.58 45.5
26.2
24.3
4.0 26.65
14.00
11.79
2.88 48.2
25.3
21.3
5.2 37.76
23.44
19.44
6.16 43.5
27.0
22.4
7.1 61.01
28.89
24.48
5.01 51.1
24.2
20.5
4.2
Tổng 39.50 100 55.32 100 86.80 100 119.39 100
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Techcombank)
Nhìn vào bảng cơ cấu dư nợ ta thấy cho vay công nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất sau đó là thương mại và xây dựng. Trung bình công nghiệp chiếm khoảng 47% tổng dư nợ, xây dựng chiếm khoảng 22% và thương mại là 24% còn các khoản cho vay đối với các ngành khác như:giao thông, khách sạn, nhà hàng, tiêu dùng chiếm tỷ lệ rất thấp. Điều này là do Techcombank tập trung vào cho vay các ngành kỹ thuật và thương mại, riêng ngành giao thông thì hầu hết được tài trợ của chính phủ hay các tổ chức nước ngoài nên hầu như không cần tới ngân hàng vay. Hai ngành đang có triển vọng để cho vay trung dài hạn là công nghiệp và xây dựng, đặc biệt là ngành xây dựng vì đây là ngành có tỷ lệ nợ quá hạn thấp hơn.








Bảng 7: Nợ quá hạn theo ngành kinh tế
Đơn vị tỷ đồng
Ngành
Năm 97 Năm 98 Năm99 Năm 2000
NQH Tỷ lệ NQH Tỷ lệ NQH Tỷ lệ NQH Tỷ lệ
Công nghiệp 1.600 8.7 1.280 4.6 1.586 3.9 2.928 4.6
Thương mại 0.894 8.9 0.639 4.8 0.778 4.1 1.152 4.8
Xây dựng 0.777 8.1 0.507 4.3 0.719 3.7 1.077 4.4
Khác 0.126 8.0 0.118 4.1 0.216 3.5 0.215 4.3
Tổng
3.397 8.6 2.544 4.6 3.299 3.8 5.372 4.5
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Techcombank)
Biểu đồ nợ quá hạn theo ngành kinh tế
Đơn vị: tỷ đồng
Xét về tỷ lệ nợ quá hạn ta thấy năm 97 tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng là quá cao tới 8.6% năm 98 và 99 tỷ lệ này đã giảm mạnh xuống còn 4.6% năm 98 và 3.8% năm 2000 có tăng lên chút ít: 4.5%. Nhìn chung tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn của ngân hàng vẫn còn cao so với mức trung bình của các ngân hàng thương mại Việt Nam (khoảng 3.5%). Trong các ngành kinh tế ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ngành thương mại là cao nhất và của ngành xây dựng là thấp nhất. Do đó trong thời gian tới Techcombank cần giảm hơn nữa tỷ lệ nợ quá hạn của mình và mở rộng cho vay đối với ngành xây dựng.
Ngoài ra Techcombank còn phân loại nợ quá hạn theo thời gian để quản lý rủi ro, những khoản nợ quá hạn có thời gian càng dài thì càng có rủi ro cao
Bảng 8: Nợ quá hạn phân theo thời gian
Đơn vị: tỷ đồng

Nợ quá hạn
1998 1999 2000
 Trong đó  Trong đó  Trong đó
QD NQD QD NQD QD NQD
NQH < 6 tháng 11.3 3.8 7.5 14.3 6.1 8.2 19.1 7 12.1
NQH 6-12 tháng 6.2 1.6 4.6 13.6 4 9.6 15.3 5.1 10.2
NQH > 12 tháng 3.1 0 3.1 4.3 0 4.3 8.6 0.5 8.1
Tổng nợ quá hạn 20.6 5.4 15.2 32.1 10.1 22.1 43 12.6 30.4

(Nguồn phòng kế hoạch tổng hợp Techcombank )
2.3.2 Đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Techcombank.
Chất lượng tín dụng trung dài hạn được đánh giá qua rất nhiều chỉ tiêu như: dư nợ, nợ quá hạn, vòng quay thu nợ, lợi nhuận. Để có thể đánh giá về chất lượng tín dụng trung dài hạn của Techcombank ta sẽ tính toán các chỉ tiêu đó.
-Chỉ tiêu vòng quay vốn.
Vòng quay thu hồi vốn = Thu nợ /dư nợ bình quân.
Nhìn một cách tổng thể trong 4 năm vừa qua vòng quay thu hồi vốn của Techcombank đạt trung bình 0.7. Tức là trung bình một đồng vốn cho vay ra thì đã thu hồi lại được 0.7 đồng. Đối với tín dụng trung dài hạn thì mức 0.7 là khá cao. Năm 99 chỉ tiêu này giảm xuống còn có 0.667 và trong năm 2000 giảm tới 0.664 điều đó báo hiệu một dấu hiệu tiêu cực đối với hoạt động tín dụng trung dài hạn của Techcombank và làm cho nợ quá hạn của Techcombank tăng cao.
Bảng 9: Các chỉ tiêu tổng hợp đánh giá chất lượng tín dụng trung dài hạn.
Chỉ tiêu Năm 97 Năm 98 Năm99 Năm 2000
Vòng quay vốn
0.713 0.69 0.667 0.664
Dư nợ (tỷ)
39.5 55.3 86.8 119.4
Nợ quá hạn(tỷ)
3.394 2.544 3.299 5.373
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 8.6 4.6 3.8 4.5
Lợi nhuận(tỷ)
0.43 0.56 0.73 0.89
Tỷ lệ lợi nhuậnTDH(%) 19 20 18 21
(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp Techcombank)
-Chỉ tiêu nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn.
Trong những năm qua nợ quá hạn trung dài hạn của Techcombank ngày một tăng lên nhưng nguyên nhân chính đó là do sự tăng lên của tổng dư nợ trung dài hạn còn tỷ lệ nợ quá hạn thì đã giảm một cách nhanh chóng trong năm 98 và 99. Tuy nhiên trong năm 2000 tỷ lệ này đã tăng lên tới 4.5% do đó Techcombank cần lập tức giảm tỷ lệ này xuống vì tỷ lệ trung bình của các ngân hàng chỉ có khoảng 3.5%.
-Chỉ tiêu lợi nhuận.
Tỷ lệ lợi nhuận của các món vay trung dài hạn khá ổn định qua các năm và chiếm khoảng 20% tổng lợi nhuận cho vay của Techcombank. Trong những năm qua Techcombank liên tục phải giảm lãi suất cho vay do năm 99 ngân hàng nhà nước liên tục giảm trần lãi suất cho vay và do cạnh tranh mạnh mẽ từ các ngân hàng thương mại khác, tuy nhiên tín dụng trung dài hạn vẫn tăng trưởng liên tục qua các năm 97,98,99,2000. Điều đó được thể hiện qua doanh số cho vay liên tục tăng với tốc độ cao và lợi nhuận từ cho vay trung dài hạn liên tục tăng. Năm 97 lợi nhuận từ tín dụng trung dài hạn của ngân hàng đạt 0.43 tỷ đồng nhưng năm 2000 đã tăng lên tới 0.89 tỷ đồng tức là tăng lên tới hai lần.
Nhìn chung tín dụng trung dài hạn của Techcombank đã tăng trưởng mạnh trong những năm qua nhưng về chất lượng thì Techcombank cần có các biện pháp giám sát chặt chẽ hơn để đảm bảo chất lượng tốt hơn.
2.3.3 Các kết quả đạt được.
Kể từ khi thành lập ngày 27/9/93 đến nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế Techcombank đã không ngừng trưởng thành và lớn mạnh. Khối lượng tín dụng trung dài hạn tăng trưởng hợp lý của Techcombank đã góp phần tích cực thúc đẩy nền kình tế phát triển. Nguồn tín dụng trung dài hạn của Techcombank đã được ưu tiên cho những dự án đầu tư theo chiều sâu, thực sự giúp cho các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả qua việc đổi mới công nghệ hiện đại và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tiêu biểu trong số đó có công ty cổ phần thiết bị Licogi, công ty sắt thép Hoà Phát, công ty Agrexport...
Cơ cấu đầu tư và cho vay được thực hiện theo hướng đa dạng hoá theo ngành nghề và nghiệp vụ kinh doanh. Trong 4 năm qua dư nợ tín dụng trung dài hạn đã tăng bình quân 40%/năm, doanh số cho vay trung dài hạn cũng tăng khoảng 34%/năm, lợi nhuận từ tín dụng trung dài hạn tăng 50%/ năm và tổng lợi nhuận trước thuế của Techcombank cũng tăng khoảng 100%/năm từ 1710 triệu năm 97 lên 8619 tỷ năm 2000. Với các kết quả đáng khích lệ đó trong năm 2001 Techcombank sẽ mở thêm một chi nhánh ở Hải Phòng và một chi nhánh ở Quảng Ninh, năm 2004 và 2005 ngân hàng dự định sẽ mở thêm các chi nhánh ở Vũng Tàu và Cần Thơ.
Kết quả này có được là nhờ chủ trương kinh doanh đúng đắn của Techcombank, Techcombank rất tích cực tìm kiếm, khai thác các khách hàng kể cả các khách hàng thường xuyên, nhờ sự năng động nhiệt tình của đội ngũ cán bộ, nhân viên và nhờ vào uy tín mà Techcombank đã dầy công tạo dựng trong những năm qua. Có thể nói rằng Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần năng động nhất ở thủ đô Hà nội và ở Việt Nam.
Ngoài việc mở rộng được tín dụng trung dài hạn, chất lượng tín dụng trung dài hạn của Techcombank cũng đã có những cải thiện đáng kể điều này được thể hiện ở các điểm sau:
Thứ nhất : tỷ lệ nợ qúa hạn của Techcombank đã giảm mạnh và các dự án mới hầu như không phát sinh thêm nợ quá hạn và nợ khó đòi.
Năm 97 tỷ lệ nợ quá hạn trung dài hạn khá cao 8.6% nhưng năm 98 chỉ còn 4.6% và năm 99 là 3.8% tuy năm 2000 tỷ lệ này có tăng lên chút ít (4.5%) nhưng so với năm 97 thì cũng đã là giảm đáng kể. Điều này chứng tỏ trình độ và kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng đã tăng lên rất nhanh. Trách nhiệm trong công việc, sự nghiêm túc trong việc thực hiện quy trình nghiệp vụ, tiến hành kiểm soát đầy đủ trước, trong và sau khi cho vay đã khiến cho chất lượng của khoản vay ngày càng tốt hơn.
Thứ hai: vòng quay thu nợ trung dài hạn khá cao trung bình khoảng 0.7
Hiện nay, khi mà nền kinh tế đang lâm vào tình trạng thiểu phát mà chất lượng tín dụng trung dài hạn của Techcombank đạt được như vậy là rất đáng mừng. Các doanh nghiệp đến với Techcombank đều được tạo mọi điều kiện thuận lợi, quá trình lập hồ sơ, xét duyệt được tiến hành khẩn trương nhanh hơn thời gian quy định làm giảm bớt thời gian chờ đợi của khách hàng.
2.3.4 Những tồn tại và nguyên nhân.
2. 3.4.1 Những tồn tại.
Hạn chế đầu tiên mà chúng ta có thể thấy là tỷ lệ dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ còn thấp chỉ khoảng 18% và lại tăng chậm. Chỉ tiêu này chưa đáp ứng được mục tiêu của Techcombank đặt ra là đạt tỷ lệ dư nợ trung dài hạn từ 20-30%. Số lượng các dự án cho vay trung dài hạn trong một năm còn rất thấp đặc biệt là các dự án có thơì hạn trên một năm thì chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Đây là tình trạng chung của tất cả các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Hà Nội.
Hạn chế thứ hai đó là mức dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh ngày càng giảm sút và số lượng các dự án cho vay ngoài quốc doanh bị thu hẹp, mức dư nợ trung dài hạn đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ đạt khoảng 18% năm 99 chỉ đạt 16% và năm 2000 là 17%.
Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh dù có tài sản đảm bảo vẫn không hấp dẫn được ngân hàng mặc dù nghị định 178/1999/NĐ-CP về đảm bảo tiền vay của các tổ chức tín dụng đã ra đời và có hiệu lực trong năm 2000. Đây thực sự là điều đáng tiếc vì có nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh làm ăn nghiêm túc và hiệu quả nếu nh tận dụng được họ thì đây sẽ là thị trường tiềm năng rất lớn cho ngân hàng.
Hạn chế thứ ba đó là tỷ lệ nợ quá hạn của Techcombank lượng tín dụng trung dài hạn của ngân hàng đang có dấu hiệu đi xuống, Techcombank cần rất lưu ý điểm này.
Hạn chế thứ tư đó là tỷ trọng cho vay bằng tiền mặt của Techcombank vẫn ở mức cao. Trong việc cho vay Techcombank cần đảm bảo rằng vốn vay phải được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả và được hoàn trả đúng hẹn. Do vậy, thanh toán bằng chuyển khoản vừa đảm bảo an toàn cho khách hàng vừa đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, tránh tình trạng lừa đảo cho cả Techcombank và khách hàng. Bằng chuyển khoản Techcombank sẽ phần nào loại trừ được khả năng đảo nợ, tránh tình trạng vay nơi này để trả cho nơi khác, bên cạnh đó Techcombank còn có thể mở rộng khả năng tạo tiền thông qua thanh toán bằng chuyển khoản.
2.3.4.2 Nguyên nhân.
- Nguyên nhân chủ quan.
Thứ nhất: Techcombank còn qúa thận trọng đối với các khách hàng vay vốn đặc biệt là các khách hàng thuộc khu vực ngòai quốc doanh. An toàn vốn là một điều rất quan trọng nhưng Techcombank cũng cần cân nhắc điều đó với kết quả thu được. Vẫn biết cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có rủi ro cao hơn nhưng không vì thế mà bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Bên cạnh các doanh nghiệp làm ăn không đúng đắn cũng có rất nhiều doanh nghiệp làm ăn đúng đắn và hiệu quả, mong muốn được tạo điều kiện để có cơ hội kinh doanh. Techcombank có lẽ không nên quá cứng nhắc trong vấn đề này.
Thứ hai: Trình độ của cán bộ tín dụng giải quyết cho vay trung dài hạn không đồng đều và còn một số hạn chế.
-Trình độ phân tích thẩm định dự án của các cán bộ tín dụng còn chưa toàn diện, nhất là khả năng phân tích kỹ thuật. Việc đánh giá khă năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm và xu hướng phát triển của ngành của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế.
-Kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng còn hạn chế, phần lớn cán bộ tín dụng còn rất trẻ hơn một nửa số cán bộ tín dụng mới chỉ ra trường được một vài năm. Mặc dù họ rất năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm nhưng việc thiếu kinh nghiệm đôi khi sẽ dẫn tới những sai lầm rất khó sửa chữa.
-Trình độ thu thập và phần tích thông tin còn mang tính một chiều chưa kịp thời và độ chính xác chưa cao.
-Công tác thẩm định phi tài chính chưa được coi trọng.
Thứ ba: điều kiện làm việc và số lượng cán bộ còn hạn chế nên việc mở rộng khách hàng đối với Techcombank còn hạn chế. Mỗi cán bộ chỉ phụ trách được một khối lượng công việc nhất định, nếu tăng khối lượng công việc cho họ thì có hiệu quả công việc có thể sẽ giảm sút. Trong thời gian tới Techcombank sẽ tuyển thêm một số lượng lớn cán bộ để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng quy mô của mình.
Thứ tư: Techcombank chưa đẩy mạnh công tác Marketing ngân hàng. Các thông tin về thị trường và khách hàng còn thiếu và chưa thường xuyên. Techcombank chưa có các biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng, đôi khi còn quá tin tưởng vào các khách hàng quen mà quên mất rằng nếu họ được các ngân hàng khác chào mời với các lợi ích nhất định thì Techcombank có thể sẽ mất khách. Chính vì vậy ngân hàng cần có chính sách khuyến khích khách hàng thường xuyên.
Thứ năm là công tác xây dựng chiến lược cho vay trung dài hạn chưa được quan tâm đúng mức. Techcombank chưa có chiến lược phù hợp để mở rộng cho vay trung dài hạn nhất là đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Công việc cho vay còn bị động, phụ thuộcvào khách hàng. Techcombank chỉ thẩm định những dự án do khách hàng đưa đến để xin vay mà chưa chủ động tham mưu với khách hàng để có những dự án khả thi nhằm cho vay trung dài hạn.
- Nguyên nhân khách quan.
Không có các dự án khả thi: để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, ngân hàng phải lựa chọn dự án có tính khả thi cao để đầu tư. Một dự án khả thi phải được xây dựng trên cơ sở khoa học, thông tin đẩy đủ, phân tích đánh giá tình hình một cách chính xác. Vì vậy dự án phải được nghiên cứu tỉ mỉ khoa học do người co đủ chuyên môn kinh nghiệm, trách nhiệm xây dựng và thẩm định. Trong thực tế, hầu hết các doanh nghiệp không thể tự mình xây dựng dự án dù là các dự án nhỏ. Có những doanh nghiệp có ý tưởng kế hoạch đầu tư lớn và có vẻ khả thi nhưng không lập được kế hoạch dưới dạng bảng biểu theo yêu cầu của ngân hàng. Cán bộ tín dụng nhiều khi phải giúp đỡ người vay lập phương án vay vốn và trả nợ, giúp doanh nghiệp lập kế hoạch lưu chuyển vốn trong năm để ngân hàng biết lượng tiền chu chuyển từ nguồn nào chi vào mục đích gì, cân đối thu chi để ngân hàng có cơ sở để ấn định thời gian, số tiền giải ngân, thời gian cho vay, số tiền thu nợ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và ngân hàng thu được nợ.
Không đủ vốn tự có tham gia dự án: Theo quy định chủ dự án đầu tư trung dài hạn phải có một lượng vốn tự có nhất định tham gia vào dự án. điều kiện này thể hiện năng lực tài chính của doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẵn sàng bỏ vốn của mình vào kinh doanh chấp nhận rủi ro sẽ làm cho ngân hàng tin tưởng hơn và có thể cho vay.
Năng lực của cán bộ quản lý doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Có doanh nghiệp sau khi được Techcombank tư vấn giúp đỡ và đầu tư vốn trung dài hạn nhưng vẫn hết sức lúng túng trong việc điều hành dự án dẫn đến hiệu quả của dự án giảm sút và thậm chí là không có hiệu quả dẫn tới không trả được nợ ngân hàng.
Môi trường pháp lý cho kinh doanh tiền tệ tín dụng chưa được hoàn thiện. Luật pháp nước ta lại hay thay đổi làm cho hoạt động tín dụng gặp không ít khó khăn, trong năm 99 ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh trần lãi suất cho vay tới 6 lần gây không ít khó khăn cho các ngân hàng thương mại. Các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản chưa kịp thời cấp giấy tờ sở hữu cho các chủ sở hữu làm cho việc thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng gặp nhiều khó khăn và nhiều khi bị ách tắc. Việc thực hiện pháp lệnh thống kê của doanh nghiệp chưa nghiêm túc. Đa số các số liệu quyết toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc, số liệu phản ánh không chính xác thực trạng sản xuất kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp đặc biệt là khối kinh tế ngoài quốc doanh.
Nền sản xuất trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng ngoại nhập và đặc biệt là hàng trốn lậu thuế. Nền kinh tế trong nước chưa ổn định, tình trạng giảm phát đang diễn ra, thu nhập quốc dân của chúng ta thấp, lực lượng sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp ở nước ta vẫn chiếm tỷ lệ chủ yếu, tâm lý dùng tiền mặt vẫn chi phối hầu hết toàn bộ dân cư, sự yếu kém của các doanh nghiệp trong nước đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước...sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực, ngân hàng trung ương châu Âu và quỹ dự trữ liên bang Mỹ liên tục giảm lãi suất trong thời gian gần đây. Tất cả những yếu tố trên đều ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng tín dụng trung dài hạn của Techcombank.

Kết luận

Tín dụng là sản phẩm quan trọng của ngân hàng. Muốn đứng vững trong cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường, ngân hàng cần coi trọng sản phẩm của mình. Mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn không chỉ là mong muốn riêng của Techcombank mà còn là của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và cũng là mong muốn của Đảng và của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Việc mở rộng tín dụng trung dài hạn là cần thiết nhưng đi kèm với nó bao giờ cũng phải là việc nâng cao chất lượng tín dụng.
Chất lượng tín dụng tốt sẽ giúp cho ngân hàng có thể tồn tại và phát triển, bởi vì đi kèm với chất lượng tín dụng cao là khả năng sinh lời cao, chi phí quản lý thấp, các thiệt hại do không thu hồi được vốn bằng không, từ đó có thể cải thiện tình hình tài chính và tăng lợi nhuận cho ngân hàng.
Hiện nay ở nước ta, tình hình nợ quá hạn và nợ khó đòi của các ngân hàng thương mại đang có xu hướng gia tăng, trở thành một vấn đề nhức nhối cho ngành ngân hàng. Nhiều cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức nhằm đưa ra giải pháp để xử lý vấn đề này. Nhưng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là phải nâng cao chất lượng các khoản cho vay nhất là cho vay trung dài hạn của ngân hàng.
Với mong muốn đó bài viết của em đã đưa ra các giải pháp để mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn tại Techcombank với hy vọng góp phần đem lại hiệu quả tín dụng trung dài hạn cho ngân hàng.
Qua nghiên cứu đề tài, do thời gian và trình độ còn hạn chế nên em không tránh những sai sót trong việc làm rõ những nguyên nhân tồn tại, khó khăn và đưa ra những giải pháp để khắc phục khó khăn trên. Qua nghiên cứu đề tài này em thấy mình cần cố gắng hơn nữu để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như kiến thức xã hội để sau này công tác có hiệu quả cao.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top