Download miễn phí Đề tài Xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam sang thị trường Hoa Kỳ





A/ Lời mở đầu
Nêu tầm quan trọng và mục đích của vấn đề cần nghiên cứu.
B/ Nội dung:
ChươngI: Vài nét tổng quan quản lý xuất khẩu ngành dệt may ở nước ta
I/ Vị trí vai trò của ngành dệt may trong nền kinh tế
1. Vai trò của ngành đối với quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá
2. Ảnh hưởng của ngành đến quá trình tăng trưởng kinh tế hướng về xuất khẩu.
II/ Quản lý nhà nước về chính sách xuất khẩu hàng dệt may ở Việt Nam
1. Thủ tục hải quan - xuất khẩu.
2. Hạn ngạch xuất khẩu.
ChươngII: Thực trạng xuất khẩu của ngành dệt may Việt nam sang thị trường Mỹ trong những năm gần đây và những vấn đề đặt ra.
I/ Tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
1. Sự biến đổi về qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may.
2. Sự biến đổi về cơ cấu hàng xuất khẩu.
3. Khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam.
II/ Đánh giá chung tình hình thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.
1. Những thuận lợi:
Về mặt cơ chế chính sách
Về vốn đầu tư và khả năng thu hút vốn
Những thuận lợi về nguồn nhân lực
2. Những trở ngại và thách thức của hàng dệt may vào thị trường Mỹ.
III/ Bàn về phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường khả năng xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ trong những năm tới
1. Định hướng xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ
1.1 Phương hướng tổng quát.
1.2 Phương hướng cụ thể.
2. Một số giải pháp và chiến lược Marketing :
Tăng cường nghiên cứu thị trường và xây dựng chính sách phù hợp. Thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư kết hợp với việc nâng cấp và đổi mới công nghệ.
C/ Kết luận : Khái quát một lần nữa về xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

lời thế so sánh về nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, vốn, kỹ thuật công nghệ, thị trường cho sự phát triển.
Thực chất của chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu là đặt nền kinh tế quốc gia vào ành sản xuất trong nước trong quan hệ cạnh tranh với thị trường quốc tế nhằm phát huy những lợi thế so sánh, buộc các nhà sản xuất trong nước. Phải luôn đổi mới công nghệ nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm … đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới và đem lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Điều này thể hiện rõ ở ngành dệt may Việt nam: xuất khẩu hàng dệt may Việt nam đã và đang sẽ là ngành xuất khẩu quan trọng hàng đầu của Việt nam trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Với mức tăng trưởng cao và ổn định từ 30% đến 40%. Suốt chục năm qua, xuất khẩu hàng dệt may đã lần lượt vượt qua các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khác. Gần chục năm qua, xuất khẩu hàng dệt may đã lần lượt vượt lên vị trí số một trong danh sách 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt nam(1998) và đứng thứ 2 (1999) với giá trị xuất khảu gần 1,7 tỉ USD ( Tăng 16% so với năm 1998)là mặt hàng có kim ngạch xuát khảu sau dầu thô_mặt hàng có mức sản lướng xuất khẩu 14,7 nghìn tấn và kim ngạch đạt tới gần 2 tỉ USD.
Xuất khẩu hàng dệt may Việt nam hàng năm đem lại nguồn thu ngoại tệ cho đất nước khoảng 300 triệu USD ngành này còn góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động trên mọi miền đất nước. Điều đó có ý nghĩa trong lúc chúng ta đang thiếu vốn thừa lao động .
Với đường lối mở cửa và hội nhập vào cộng đồng thế giới nói chung và các nước trong khu vức nói riêng , ngành dệt may phải trực tiếp tham gia hợp tác về các lĩnh vức lao động mậu dịch tham gia tiến hành cắt giảm thuế quan của khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và tham gia vào các tổ chức quốc tế khác, ngành dệt may của chúng ta cần tích cực đổi mới với mức chi phí sản xuất thấp công nhân cần cù sáng tạo cùng với việc nâng cao chất lượng đặc biệt là quan tâm tới thị hiếu, mẫu mốt thời trang của thị trường thế giới.
Việt nam sẽ phát triển sản phẩm dệt may của mình trong quá trình tự do hoá mậu dịch và thích ứng đước với xu thế chuyển dịch hàng dệt may của thế giới.
II/ Quản lý nhà nước về chính sách xuất khẩu hàng dệt may ở Việt nam.
Thủ tục hải quan - xuất khẩu:
Hàng xuất khẩu phải làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu theo qui định chính thức về xuất khẩu hàng hoá và khi theo yêu cầu của nước nhập khẩu. Việc làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hoá liên quan đến các biện pháp quản lý như:
Hạn chế số lượng (giấy phép xuất khẩu) Việt nam vẫn chưa thực hiện mạnh mẽ chính sách xuất khảu hàng dệt may do đó về số lượng vẫn còn bị hạn chế
Hạn chế ngoại tệ (giám sát ngoại hối)
Hạn chế tài chính (kiểm tra hải quan , thuế quan)
Nhu cầu thống kê thương mại (báo cáo thống kê)
Kiểm tra số lượng, chất lượng, kiểm tra vệ sinh, y tế, hàng nguy hiểm.
Kiểm tra áp dụng các biện pháp ưu đãi thuế quan ( giấy chứng nhận xuất xứ)
Các chứng từ phục vụ cho việc kiểm tra hải quan xuất khẩu hàng hoá bao gồm:
Giấy phép xuất khẩu
Tờ khai kiểm tra ngoại hối
Tờ khai hàng hoá (khai hải quan)
Giấy chứng nhận xuất xứ
Tờ khai hàng nguy hiểm
Hoá đơn lãnh sự (nếu có yêu cầu) hay hoá đơn thương mại.
Khi làm thủ tục hải quan, thông thường phải kiểm tra tư cách pháp nhân của người xuất khẩu cũng như kiểm tra các chứng từ có hợp pháp và đúng qui định không.
Những qui định về thủ tục hải quan là đối tượng hàng đầu trong việc đơn giản hoá các thủ tục thương mại quốc tế. Thời gian làm thủ tục các yêu cầu đối với chứng từ là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá công tác đơn giản hoá thủ tục thương mại.
Hạn ngạch xuất khẩu:
Đối với hàng hoá có hạn ngạch và có giấy phép của Bộ thương mại:
Thương nhân có đủ điều kiện theo qui định tại khoản 1, điều 9 nghị định số 57 /1998 /NĐ - CP chỉ được uỷ thác xuất khẩu, nhạp khẩu hàng hoá có hạn ngạch và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có giấy phép của bộ thương mại trong phạm vi số lượng hay trị giá ghi tại văn bản pham bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hay giấy phép của bộ thương mại.
Thương nhân có đủ điều kiện theo qui định tại khoản 2, điều 9 nghị định số 57 /1998/ NĐCP chỉ được nhận uỷ thác xuất nhập khẩu hàng hoá có hạn ngạch và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có giấy phép của bộ thương mại trong phạm vi số lượng hay giá trị ghi tại văn bản phân bổ hạn ngạch của cơ quan có thẩm quyền hay giấy phép của bộ thương mại cấp cho thương nhân uỷ thác. Không được sử dụng hạn ngạch hay giấy phép do bộ thương mại cấp cho mình để nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu.
Trường hợp bộ thương mại có qui định riêng về việc uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu một số mặt hàng có hạn ngạch hay có giấy phép thì việc uỷ thác được thức hiện theo quy định đó.
Đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu có giấy phép của bộ quản lý chuyên ngành.
Thương nhân có đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 9 nghị định số 57 /1998 /NĐCP được uỷ thác hay nhận uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá quản lý chuyên ngành khi bên uỷ thác hay bên nhận uỷ thác có văn bản của bộ quản lý chuyên ngành cho phép xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá đó.
Chương II: Thực trạng xuất khẩu của ngành dệt may việt nam sang thị trương mỹ trong những năm gần đây và vấn đề đặt ra.
I. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường Mỹ
Sự biến đổi về qui mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khảu hàng dệt may vào Mỹ.
Mỹ là một thị trường rộng lớn giàu tiềm năng mạnh cả về khả năng thanh toán nhưng cạnh tranh cũng rất ác liệt. Bốn năm qua kể từ khi Mỹ bình thường hoá quan hệ với Việt nam, quan hệ buôn bán giữa hai nước phát triển theo chiều hướng tốt đẹp. Đến nay, kim ngạch xuất khẩu giữa Việt nam và Mỹ đã đạt 1 tỷ USD một năm. Việt nam xuất khẩu sang Mỹ cà phê, dầu thô, giày dép, hải sản, quần áo, hàng dệt may…. và nhập từ Mỹ thiết bị máy móc, nguyên vật liệu. Hiện nay Mỹ là thị trường tiêu thụ sản phẩm dệt may lớn nhất thế giới. Với số dân khoảng 260 triệu người, đa số sống ở thành thị với thu nhập cao. Mỹ nhập khẩu hàng năm từ 40-50 tỷ USD các sản phẩm dệt may từ Trung quốc, Hồng kông, Hàn quốc, Đài loan, Mêxico, EU và Việt nam… trong đó sản phẩm dệt kim chiếm khoảng 40%
Do đó Mỹ được xem là thị trường tiềm năng rất lớn cho mọi nhà sản xuất và xuất khẩu dệt may thế giới cũng như đối với các doanh nghiệp chúng ta. Mỹ là thành viên của APEC_khu vực kinh tế châu á thái bình dương, một khu vực có sự phát triển kinh tế hết sức năng động. GDP hàng năm của Mỹ lên tới 8000 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu xấp xỉ 14% buôn bán toàn cầu, trong đó nhập khẩu trên 800 tỷ USD mỗi năm và là nước có sức mua lớn nhất thế giới. Năm 1994 Mỹ đứng thứ nhất về nhập khẩu hàng may và đứng thứ ba về nhập khẩu hàng dệt.
Mặt hàng
1995
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Báo cáo Thực tập tốt nghiệp thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Luận văn Kinh tế 0
D Đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng da giày vào thị trường EU trong tiến trình thực hiện EVFTA Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá chất lượng dịch vụ thẻ ATM của ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Huế Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
A Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của VIỆT NAM Luận văn Kinh tế 0
D Tiểu luận QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn Thiện Quy Trình Giao Nhận Hàng Hóa Xuất Khẩu Bằng Đường Hàng Không Luận văn Kinh tế 0
D Trình tự Giao nhận hàng hóa: Đối với hàng xuất khẩu phải lưu kho, bãi của cảng Luận văn Kinh tế 0
D Ảnh hưởng của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) lên xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển dịch vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top