Cearbhall

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng – giải pháp phát triển kinh tế tư bản nhà nước ở Việt Nam hiện nay





Thành phần kinh tế tư bản nhà nước không chỉ là một thành phần cơ bản trong các thành phần kinh tế hiện nay ở nước ta mà còn có vai trò rất quan trọng, đóng góp rất lớn vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Lực lượng kinh tế tư bản nhà nước đã đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí, khai khoáng, giao thông vận tải và bưu điện viễn thông, điện tử, hoá chất, nông- lâm-ngư nghiệp, may mặc xuất khẩu, công nghiệp nặng, hàng tiêu dùng, dịch vụ, khách sạn, du lịch, xây dựng nhà ở, tài chính, tín dụng và một số ngành khác. Các xí nghiệp liên doanh và hợp doanh với nước ngoài đã thu hút khoản gần 14,2 nghìn lao động trực tiếp sản xuất và hàng vạn lao động vệ tinh khác. Chúng đã có những đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt là góp phần từng bước cân bằng cán cân ngoại thương, tạo điều kiện cho chúng ta học tập kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của các nước.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh tế tư bản chủ nghĩa sẽ như chất xúc tác cho một môi trường kinh tế cạnh tranh sôi động, giúp cho tất cả các thành phần kinh tế trong xã hội có một sự nhận thức về bản thân mình đúng hơn, ý thức hơn về nhu cầu tồn tại trong phát triển xã hội, và do đó sẽ đáp ứng sản phẩm tốt hơn cho người tiêu dùng. Một hệ quả hết sức quan trọng của sự phối hợp kinh tế trong nước với nhau và trong nước với nước ngoài là sự giao lưu và tăng trưởng trí tuệ, kiến thức xã hội và do đó thúc đẩy mặt bằng học vấn kinh tế xã hội được nâng cao. Chính vì tất cả những lý do trên mà Đảng và Nhà nước ta đã áp dụng một cách rộng rãi, phổ biến các hình thức kinh tế tư bản nhà nước để phát triển lực lượng sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII viết: “ Kinh tế tư bản nhà nước bao gổm các hình thức hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản tư nhân trong nước và hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước với tư bản nước ngoài. Kinh tế tư bản nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghê, khả năng tổ chữc quản lý.... của các nhà tư bản vì lợi ích của bản thân họ, cũng như của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước... ”.
2.1. Những khả năng sử dụng hình thức kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta.
Như vậy, qua phần phân tích trên ta thấy rõ tính tất yếu của việc sử dụng hình thức kinh tế tư bản nhà nước ở nước ta. Nhưng chúng ta sẽ vận dụng như thế nào? Liệu nước ta có đủ điều kiện và khả năng để sử dụng hình thức kinh tế tư bản nhà nước hay không?
Lý luận của Lê nin đã chỉ rõ, để sử dụng có hiệu quả chủ nghĩa tư bản nhà nước thì trước hết, chính quyền nhà nước phải nằm trong tay giai cấp công nhân. ở nước ta hiện nay, Đảng Cộng sản - Đảng tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang giữ vai trò lãnh đạo. Toàn thể nhân dân ta đều tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và đang nỗ lực phấn đấu để đưa đất nước ta tiến lên chủ nghĩa xã hội. Có thể nói, đây là điều kiện đầu tiên quan trọng nhất để sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước.
Thứ hai, về mặt kinh tế, nước ta đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Đây là một điều kiện rất quan trọng để phát triển kinh tế tư nhân trong nước cũng như nước ngoài trên cơ sở đó vận dụng các hình thức kinh tế tư bản nhà nước như: liên doanh, liên kết giữa nhà nước và tư bản tư nhân trong nước và liên doanh, liên kết giứa nhà nước và tư bản tư nhân nước ngoài....
Thứ ba, về mặt luật pháp, chúng ta đã ban hành và đang tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về thành phần kinh tế tư nhân trong nước, liên doanh giữa nhà nước và kinh tế tư bản tư nhân trong nước, về đầu tư nước ngoài cũng như liên doanh giữa nhà nước và nước ngoài....
Không những thế, những xu thế quốc tế hiện nay cũng tạo cho nước ta những thuận lợi nhất định. Trước hết, đó là xu thế hoà bình, hợp tác quốc tế trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Khác với thời kỳ chiến tranh lạnh trước kia, ngày nay, Việt Nam mong muốn làm bạn với tất cả các nước, cùng hợp tác trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế. Đây không chỉ là mong muốn của nước ta mà đã là sách lược của tất cả các nước trong khu vực và hầu hết các nước trên thế giới. Xu thế này tạo điều kiện rất thuận lợi để chúng ta kêu gọi, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Cùng với xu thế hợp tác là xu thế quốc tế hoá. Quá trình quốc tế hoá đang diễn ra hết sức mạnh mẽ trong khu vực cũng như toàn thế giới tác động rất mạnh mẽ đến nền kinh tế nước ta. Trong thời đại ngày nay, không một quốc gia nào có thể tồn tại độc lập, riêng rẽ mà phải nằm trong mối quan hệ với các quốc gia khác, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Có thể nói nền kinh tế của một quốc gia ngày nay nằm trong mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế thế giới, nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, kinh tế tư bản nhà nước đặc biệt là liên kết giữa nhà nước và tư bản nước ngoài sẽ tạo điều kiện để nước ta gia nhập và là một bộ phận trong nền kinh tế đó để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu.
Như vậy, nước ta có đầy đủ khả năng và điều kiện để vận dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước kể cả về mặt kinh tế cũng như chính trị, xã hội, luật pháp và xu hướng quốc tế. Điều quan trọng nhất hiện nay là chúng ta phải vận dụng tốt lý luận của Lê- nin vào tình hình cụ thể của nước ta để thu được hiệu quả cao.
2. Những hình thức cụ thể của kinh tế tư bản nhà nước đang được vận dụng ở nước ta.
Để có thể vận dụng có hiệu quả chủ nghĩa tư bản nhà nước ở nước ta một mặt chúng ta không thể xa rời các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mac - Lê-nin, mặt khác, chúng ta cũng không thể rập khuôn máy móc hay mô phỏng một cách giáo điều mô hình kinh tế của nước Nga những năm 20. Vì vậy, chúng ta cần nẵm vững những tư tưởng mà Lê nin đã nêu ra đồng thời dựa trên tình hình thực tế của nước ta để vận dụng lý luận đó sao cho có hiệu quả nhất. áp dụng máy móc hay xa rời chủ nghĩa Mac- Lê- nin trong tổ chức và thực hiện đều là sai lầm không thể chấp nhận được.
Từ quan điểm của Lê nin và căn cứ vào thực tiễn nước ta trong bối cảnh hiện nay có thể xác định các hình thức của chủ nghĩa tư bản nhà nước cần vận dụng ở nước ta như sau:
2.1. Hợp tác liên doanh giữa kinh tế nhà nước và tư bản tư nhân trong nước.
Thông qua sự liên doanh, liên kết giữa nhà nước và các chủ thể sở hữu ngoài quốc doanh ỏ trong nước, nhà nước có thể huy động vốn được nhiều, đổi mới kỹ thuật và quy trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường.... Đồng thời, phía nhà nước cũng dễ dàng thực hiện được sự kiểm kê, kiểm soát, hướng dẫn, điều tiết sự phát triển để thúc đẩy cải cách cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế, cấu trúc lại nền kinh tế.
Trước đây, hình thức này gọi là “ công tư hợp doanh ” nhưng chúng ta mới chỉ áp dụng một cách hạn chế với chủ trương cốt để cải tạo xã hội chủ nghĩa nhằm sớm đi đến xoá bỏ kinh tế tư bản tư nhân. Nay, trên cơ sở quan điểm thừa nhận các thành phần kinh tế còn tồn tại và phát triển lâu dài trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, hình thức này cần được sử dụng và phát triển phong phú và đa dạng hơn.
Tính đến nay, nước ta đã có khá nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân. Quy mô của đa số những doanh nghiệp này còn rất nhỏ bé, lại dàn trải ở các ngành kinh tế dịch vụ, nông lâm -ngư- nghiệp xây dựng và chỉ chiếm trên 9% GDP của cả nước. Để phát huy thế mạnh của thành phần kinh tế này, bên cạnh việc tạo điều kiện cho thành phần kinh tế tư bản tư nhân phát triển, cần khuyến khích nó liên doanh, liên kết với kinh tế nhà nước, qua đó mà tăng vốn, đổi mới công ngh
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp hoạt động bù trừ thanh toán và lưu ký Chứng khoán ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp đàm phán trong kinh doanh hiện nay Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Thương mại điện tử và thực trạng, giải pháp ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại Trường mầm non xã Kim Sơn – Huyện Lục Ngạn Luận văn Sư phạm 0
C Tìm Thực trạng và giải pháp về đầu tư và sử dụng vốn cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn Tài liệu chưa phân loại 0
D Thực Trạng Và Giải Pháp Nhằm Đẩy Mạnh Chính Sách Cho Vay Bất Động Sản Ở Các Ngân Hàng Thương Mại Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top