piggyaig

New Member

Download miễn phí Đề tài Beeline – và kế hoạch tổ chức road show Thưởng thức coffe wifi cùng Bee line





Thực hiện chương trình:
Các đội sẽ được phân công đi trên các tuyến đường đông đúc tại thành phố Hà Nội.
Mỗi đội road show đến ít nhất 4 quán cafe wifi tập trung đông khách hàng trong trung tâm thành phố Hà Nội, 1 trung tâm thương mại, một trường đại học lớn để phát quà tặng, tờ rơi và giới thiệu sản phẩm.
Thời gian trung bình dừng lại tại các địa điểm từ 30 – 45 phút, phát quà tặng và hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm.
Ngoài ra đặt các banner, biển quảng cáo tại các địa điểm tiến hành road show.
Phát thiệp mời cho các khách hàng mục tiêu mời tham gia chương trình dùng thử sản phẩm mới và đăng ký miễn phí tài khoản VIP trên Beeline.vn
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Với mật độ sử dụng điện thoại di động ở Việt Nam hiện nay khoảng 55% dân số, mục tiêu Beeline đưa ra đến cuối năm 2009 là thu hút từ 2 - 4% khách hàng tham gia sử dụng mạng di động mới này. Doanh thu trung bình trên một thuê bao mà GTEL mobile dự tính vào khoảng 7 USD.
Ông Alexey Blyumin, Tổng Giám đốc Công ty GTEL Mobile cho biết mặc dù là mạng di động thứ 7 tại Việt Nam, ra đời sau nhưng sự khác biệt của Beeline với các mạng khác là chất lượng phục vụ. Đối tượng của Beeline tập trung vào giới trẻ trong độ tuổi từ 15 - 25.
Theo ông Alexey Blyumin, kết quả điều tra từ công ty nghiên cứu thị trường CBI, cho thấy 55% số người được phỏng vấn tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã biết được thương hiệu quốc tế của Beeline.
2.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
2.2.1. Nhận định chung về thị trường viễn thông Việt Nam, các đối thủ cạnh tranh và cơ hội cho Bee Line.
Theo đánh giá của Businees Monitor International (BMI), thị trường viễn thông Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Tính đến cuối năm 2006, đã có 14,7 triệu người sử dụng Internet (quy đổi) tăng 37%, 517.000 thuê bao băng rộng tăng 146% so với năm trước. Đến tháng 5/2007, đã có thêm 1,5 triệu người sử dụng Internet và khoảng 236.000 thuê bao băng rộng, dự kiến đến cuối năm 2007 thị trường dịch vụ băng rộng sẽ đạt khoảng 1 triệu thuê bao.
Trên thị trường viễn thông, nhu cầu về dịch vụ điện thoại cố định có chiều hướng giảm dần và giữ mức tăng khoảng 9% trong giai đoạn 2007-2011 do người tiêu dùng chuyển hướng sang sử dụng các dịch vụ di động và băng rộng. Hiện tại, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) vẫn là nhà khai thác chủ đạo trong cung cấp các dịch vụ mạng cố định. Để  kích cầu, VNPT đã tiến hành nhiều đợt giảm cước phí, và khuyễn mãi, qua đó nhằm tăng số lượng thuê bao cố định, và tăng thị phần doanh thu từ các dịch vụ cố định trong tổng doanh thu chung của toàn VNPT.
Cạnh tranh sôi động nhất đang diễn ra trên thị trường di động giữa 6 nhà cung cấp dịch vụ như Vinaphone, Mobifone, Viettel, EVN Telecom, SPT, HTC, qua đó thúc đẩy thị trường di động đạt mức tăng trưởng nhanh. Tạp chí Telecom Asia xếp thị trường di động Việt Nam là một trong 10 nước đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Trên bảng xếp hạng phát triển viễn thông châu Á, BMI xếp thị trường viễn thông Việt nam đứng thứ 13 (sau Thái Lan) về cả quy mô và tốc độ phát triển của cả linh vực cố định, di động và Internet. Tốc độ tăng trưởng vượt bậc trên là hệ quả của việc gia nhập WTO.
Năm 1994, tập đoàn Comvik (Thụy Điển) bắt đầu hợp tác theo hình thức BCC với MobiFone với thời hạn 10 năm. Thời điểm đó được coi là “thời điểm vàng”, bởi thị trường Việt Nam vẫn còn “nguyên thủy” và độc quyền nên sự thành công của tập đoàn này cũng là điều dễ hiểu. 10 năm hợp tác với Comvik đã để lại cho MobiFone “bộ gen” chuyên nghiệp trong khai thác thị trường. Cho đến thời điểm này, MobiFone là mạng di động đáp ứng chuẩn quốc tế tốt nhất Việt Nam.
Tiếp bước thành công vang dội của Comvik thì dường như các “anh hùng hào kiệt” SK Telecom và Hutchison vẫn chưa được thỏa nguyện ở thị trường Việt Nam. Năm 2003, dự án đầu tư của SK Telecom đến từ Hàn Quốc với Saigon Postel (SPT) để đưa ra mạng di động CDMA đầu tiên tại Việt Nam. Thời điểm SK Telecom đầu tư được nhận định là “lý tưởng” bởi thị trường này còn sơ khai và quá nhiều tiềm năng. Thế nhưng những bất đồng quan điểm đã dẫn đến chuyện “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” trong dự án S-Fone. Những cơ hội kinh doanh vàng đã vội vã tuột qua trước mắt SPT và SK Telecom khiến “đứa con” S-Fone vật vã, èo uột kéo dài. Những toan tính mới đã đưa được ra cho dự án S-Fone, song cho đến thời điểm này vẫn chưa thể hiện thành những kết quả cụ thể.
“Đúc rút được kinh nghiệm đau thương” từ S-Fone, “đại gia” Hutchison đầy tự tin khi đầu tư mạng CDMA thứ 2 tại Việt Nam hợp tác cùng Hanoi Telecom với thương hiệu HT Mobile vào năm 2007. Thế nhưng, Hutchison lại sa lầy vào dự án này khi mà vào thời điểm đó CDMA đang thoái trào. Cú tai nạn công nghệ tốn kém hàng trăm triệu USD đã khiến Hutchison và Hanoi Telecom phải cắn răng phế mạng HT Mobile để “làm lại cuộc đời”. Những gấp gáp trong cuộc rượt đuổi thị trường di động đã khiến Hutchison lại một lần nữa dốc hầu bao cho cuộc “thai nghén” mới với công nghệ GSM. Một năm sau ngày “khai tử” HT Mobile, tháng 4/2009 Hutchison và Hanoi Telecom cho ra “đứa con” thứ hai mang tên Vietnamobile trong khi thị trường ở thế “thập diện mai phục”.
So với mức độ phát triển và khả năng phủ sóng thì hai đối thủ có khả năng cạnh tranh phát triển nhất với Bee Line là Viettel và VNPT. Tuy nhiên so với Beeline thì cả hai đối thủ trên đều chưa có chỗ đứng cạnh tranh nhất đinh với Beeline trên thị trường quốc tế. Bee line là một thương hiệu nước ngoài, Viettel và VNPT là hai thương hiệu trong nước nên tính cạnh tranh sẽ không găy gắt như sự cạnh tranh giữa các đối thủ nước ngoài khác.
2.2.2. Một số phân tích thị trường viễn thông Việt Nam của Beeline:
PHÂN TÍCH SWOT VỀ THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM
* Điểm mạnh:
- Thị trường di động cạnh tranh hơn với sự tham gia của  EVNTelecom và  Hanoi Telecom và các mạng di động: VNPT, Viettel, Mobifone, EVN Telecom, SPT, HTC….
- Dịch vụ di động và dịch vụ cố định đạt mức tăng trưởng cao tương ứng với 104% và 43%
- Việc gia nhập WTO cuối năm 2006 giúp Việt Nam thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhất là tập trung cho thi trường băng rộng.
* Điểm Yếu
- Lĩnh vực dịch vụ cố định vẫn do một công ty nắm giữ (VNPT)
- Thiếu các nhà đầu tư chiến lược trên thị trường
- Tuy dịch vụ viễn thông đã khá phổ biến tại khu vực thành thị, nhưng nhiều vùng nông thôn vẫn chưa tiếp cận được với các dịch vụ viễn thông.
 * Cơ hội
-   Cạnh tranh gia tăng trên thị trường di động sẽ thức đẩy tăng trưởng toàn thị trường viễn thông
-   Tốc độ tăng trưởng thị trường băng rộng là rất nhanh, dự kiến vượt 1 triệu thuê bao trong năm 2008 - Chính phủ đang thực hiện tự do hoá ngành viễn thông, tạo điều kiện tham gia cho các tập đoàn viễn thông lớn.
-   VNPT mới triển khai dịch vụ vô tuyến cố định để phủ sóng vùng nông thôn cùng với Viettel và EVN Telecom.
 * Nguy cơ
-   Quá trình phân cấp quản lý nhà nước diễn ra chậm chạp
-   1/3 làng xã Việt Nam nằm tại các vùng núi non rất khó để triển khai dịch vụ viễn thông. Làm cản trở việc phát triển mạng cố đinh, di động và Internet.
-   Tỷ lệ thuê bao di động ngừng hoạt động chưa được xác định rõ ràng, tạo ra sự không minh bạch trên thị trường di động
-   Sự gia tăng cạnh tranh có thể dẫn đến chiến tranh về giá cước, quá đó có thể làm giảm nghiêm trọng chất lượng dịch vụ.
Sơ đồ hệ thống dịch vụ viễn thông tại Việt Nam
Hệ thống viễn thông
Dịch vụ
Di động
Viễn thông nông thôn
Internet
Và băng thông rộng
Dịch vụ viễn thông cố định
2.3. Lý do tổ chức road show cho mạng di động mới Bee line
Sau khi phân tích Bee Line, phân tích thị trường viễn thông Việt Nam và đối thủ cạn...
 

daigai

Well-Known Member
Trích dẫn từ thehulk1982:
Mod ơi, mình đang cần tài liệu này, bạn cho mình xin link nhé. Tks bạn


Bạn download tại đây nhé

Nhớ thank cho tác giả
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top