le.thehien

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae

LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
VÀ CÁC CÔNG CỤ CỦA NÓ 2
I. TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 2
1. Khái niệm về CSTT&Vai trò của chính sách tiền tệ. 2
2. Mục tiêu của chính sách tiền tệ 3
3. Nội dung của chính sách tiền tệ. 5
II. CÁC CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA NÓ. 6
1. Các công cụ trực tiếp. 7
2. Các công cụ gián tiếp 8
3. Kinh nghiệm về các chính sách tiền tệ trên thế giới 10
PHẦN II: THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
Ở VIỆT NAM 12
I. BỐI CẢNH CHUNG 12
II. CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM QUA CÁC GIAI ĐOẠN 12
1. Giai đoạn 1986 - 1988 13
2. Giai đoạn 1989 - 1991 13
3. Giai đoạn 1992 - 1995 13
4. Giai đọan 1996 - 2000. 14
III. CÁC THÀNH TỰU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA. 16
1. Một số thành tựu của CSTT trong thời gian qua. 16
2. Những kết quả đạt được do việc xd & thực thi CSTT đúng hướng,
phù hợp với diễn biến của nền kinh tế. 17
IV. NHỮNG TỒN TẠI TRONG SỬ DỤNG CÔNG CỤ CHÍNH SÁCH
TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM& NGUYÊN NHÂN 19
1. Những tồn tại trong cơ chế lãi suất hiện hành. 20
2. Tỷ lệ tín dụng trung, dài hạn tăng không tương xứng với tốc độ tăng
nguồn huy động các loại vốn này. 21
3. Tái cấp vốn và kiểm soát lượng tiền cung ứng. 21
4. Những tồn tại trong quy chế dự trữ bắt buộc. 22
5. Những tồn tại trong tổng nguồn vốn huy động và mức dư nợ cho vay
nền kinh tế bị tăng chậm. 22
PHẦN III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 23
1. Chuyển đổi công cụ chính sách tiền tệ từ trực tiếp sang gián tiếp 23
2. Phát triển thị trường tiền tệ 25
3. Cải cách hệ thống ngân hàng 26
4. Các điều kiện khác. 28
KẾT LUẬN 30
Tài liệu tham khảo 31

Tuy nhiên nó cung có những mặt hạn chế như làm mất đi tính độc lập của các chính sách tiền tệ; do có sự ổn định của đồng tiền, các nhà đầu tư không lường hết được mọi sự rủi ro và làm luồng vốn đổ vào tăng nhanh, khi vốn bị rút ra một cách bất ngờ thì đây là một trong những nguyên nhân chính làm gia tăng mức độ trầm trọng của các cuộc khủng hoảng; nó cũng loại bỏ đi những dấu hiệu quan trọng cho thấy chính sách tiền tệ đã quá bành trướng nhưng đến khi NHNN nhận ra thì đã muộn.
- Chính sách tiền tệ có mục tiêu tiền tệ: Chính sách này cho phép NHNN có thể chọn một tỷ lạm phát không giống các quốc gia khác tuỳ theo sự biến động của sản lượng. Chế độ tiền tệ này có thể gửi tín hiệu gần như lập tức cho cả công chúng và thị trường về tình trạng của chính sách tiền tệ cũng như ý định của các nhà làm chính sách trong việc kiểm soát lạm phát. Mỹ, Anh, Canada đã không thành công trong việc kiểm soát vì việc theo đuổi chính sách này không được chặt chẽ và mối liên hệ không ổn định giữa khối lượng tiền tệ và các biến mục tiêu như lạm phát. Thế nhưng Đức và Thuỵ Sĩ lại thành công khi áp dụng và do đó hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến ủng hộ mạnh mẽ và nó đang được xem xét như là một chính sách tiền tệ chính của NHTW các nước Châu Âu.
- Chính sách tiền tệ có mục tiêu lạm phát: Niu Dilân là quốc gia đầu tiên thực hiện theo chính sách này vào năm 1990 tiếp theo là Canada (1991) Anh (1992)...Chính sách này có một số lợi điểm quan trọng. Nó cho phép sử dụng chính sách trong việc đối phó với các cú sốc trong nội địa, ngoài ra nó dễ hiểu và có tính minh bạch cao. NHTW có trách nhiệm công khai về con số mục tiêu lạm phát, nó sẽ cung cấp thông tin cho công chúng và những người tham gia thị trường tài chính cũng như các nhà chính trị, đồng thời nó làm giảm bớt tính không chắc chắn của chính sách tiền tệ, lãi suất và lạm phát. Một đặc tính quan trọng nữa của chế độ tiền tệ này là nó làm tăng tính trách nhiệm của NHTW.
- Chính sách tiền tệ có mục tiêu ngầm chứ không công khai: Milton Friedman đã nhấn mạnh tác động của chính sách tiền tệ có độ trễ khá lớn. Do đó chính sách tiền tệ sẽ mất thời gian khá dài để có thể tác động tới lạm phát. Vì vậy để ngăn chặn lạm phát xuất hiện, NHNN cần hành động theo kiểu dự báo đón trước nhằm đưa ra chính sách tiền tệ phù hợp. Lí do cơ bản cho việc sử dụng chiến lược này chính là sự thành công của nó mà điển hình là ở Mỹ trong vài năm gần đây. Một nhược điểm quan trọng của chiến lược náy là nó thiếu tính minh bạch. Nhưng nhược điểm lớn nhất là nó phụ thuộc quá nhiều vào sở thích, năng lực và độ tin cậy của những người có trách nhiệm trong NHNN. Những bất lợi đó có thể làm cho chiến lược hoạt đông không tốt trong tương lai.
Bốn loại chính sách tiền tệ được đề cập trên đây đều có những ưu và nhược điểm riêng của mình. Các kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự minh bạch và tính có trách nhiệm là điều cốt yếu để điều khiển một chính sách tiền tệ nhằm mang lại một kết quả mong muốn trong dài hạn. việc sử dụng loại chế độ nào là tuỳ từng trường hợp vào điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá và lịch sử của từng quốc gia.
Phần II: Thực trạng điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam
I. Bối cảnh chung
Sau đại hội Đảng lần thứ VI nền kinh tế nước ta chuyển từ chế độ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Chúng ta phải đi những bước đầu tiên, vừa xây dựng và cải cách tổ chức hoạt động hệ thống ngân hàng, vừa định hướng chính sách tiền tệ.
Từ năm 1990, sau khi hai pháp lệnh ngân hàng được ban hành( pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và pháp lệnh Ngân hàng – Hợp tác xã tín dụng – Công ty tài chính ), hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp, phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước của Ngân hàng Nhà nước và chức năng kinh doanh tiền tệ của các tổ chức tín dụng, bước đầu thích ứng dần với hệ thống ngân hàng của nền kinh tế thị trường.
Chính sách tiền tệ đã được xác định thông qua xây dựng các chính sách cụ thể: chính sách tín dụng tạo ra các công cụ huy động vốn, mở rộng cho vay đến mọi thành phần kinh tế; chính sách lãi suất thực hiện thông qua xoá bỏ bao cấp vốn, thực hiện chính sách lãi suất thực dương, điều chỉnh lãi suất cho vay phù hợp với sự biến động của lạm phát...; chính sách quản lí ngoại hối và một số công cụ hỗ trợ khác.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động ngày càng có hiệu quả, thể hiện vai trò quản lí thông qua: ban hành và hoàn thiện cơ chế chính sách, điều hành các chính sách ấy hoạt động có hiệu quả; đổi mới hệ thống tổ chức của hệ thống ngân hàng theo hướng gọn nhẹ có khoa học; củng cố hệ thống ngân hàng thương mại quốc doanh, mở rộng quan hệ quốc tế; xây dựng qui chế, cấp giấy phép thành lập và quản lý hệ thống các tổ chức tín dụng đa thành phần; xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ ngày càng hoàn thiện, có hiệu quả, góp phần kiềm chế lạm phát, từng bước ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam.
Đến tháng 10 / 1998, hai pháp lệnh ngân hàng đã được thay thế bằng hai luật ngân hàng: Luật ngân hàng Nhà nước và Luật các tổ chức Tín dụng. Hai luật này đã giúp hoạt động của hệ thống ngân hàng được tự do hơn, thông thoáng hơn, phù hợp với những thay đổi lớn lao trong lĩnh vực ngân hàng.
II. Chính sách tiền tệ ở Việt Nam qua các giai đoạn
Chính sách tiền tệ của NHNN là tổng hoà các giải pháp đảm bảo ổn định đồng tiền và thị trường tiền tệ, góp phần giải quyết các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế. Chúng ta sẽ tiến hành nghiên cứu chính sách tiền tệ ở Việt Nam từ sau Đại hội Đảng lần thứ 6. Thời kì 1986 đến 2000 có thể chia làm 4 giai đoạn
1. Giai đoạn 1986 - 1988
Đây là giai đoạn đặc trưng của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, tổng cầu luôn vượt quá tổng cung. Tình trạng thiếu ngân sách xảy ra thường xuyên vì vậy Nhà nước liên tục phát hành tiền để bù thiếu hụt khiến cho nền kinh tế luôn trong trạng thái bát ổn định, lạm phát đạt kỷ lục ba con số (siêu lạm phát). Xuất phát từ thực trạng đó, nhiệm vụ chống lạm phát đựơc đặt lên hàng đầu. Do vậy đã có hai thay đổi lớn trong lĩnh vực tiền tệ:
- Đưa tỷ giá hối đoái lên ngang mức giá thị trường
- Thi hành chế độ lãi suất thực dương.
Điều này đã làm nên những thay đổi mạnh mẽ dảo ngược tình hình. Với mục tiêu trực tiếp là đem lại giá trị thực cho đồng tiền Việt Nam, những thay đổi trên đã góp phần đẩy lùi lạm phát và khủng hoảng, khôi phục lòng tin của người dân đối với đồng nội tệ, các quan hệ thị trường được hình thành, tạo ra những cơ sở vững chắc để biến tư tưởng đổi mới trở thành xu hướng thực tiễn.
2. Giai đoạn 1989 - 1991
Các chính sách tiền tệ mới đã có ý nghĩa quyết định cắt được cơn sốt lạm phát cao. Nhưng lạm phát ở mức trên 66% năm 1990 –1991 là không thể tránh khỏi vì nhuồn lực cho nền kinh tế đang ở trong quá trì...

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

qn2719

New Member
Chào bạn, mình dang cần tài liệu này để tham khỏa. Bạn upload để mình download với nhé. Xin Thank nhiều!
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N Hoàn thiện chính sách tiền lương tại cơ quan Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội Luận văn Kinh tế 2
C Một số vấn đề về việc Sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trư Công nghệ thông tin 0
N Tình hình thực hiện chính sách tiền lương tại Việt Nam Công nghệ thông tin 0
M Các công cụ của chính sách tiền tệ tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện Công nghệ thông tin 2
Y Những vấn đề xung quanh chính sách phát hành tiền mới Luận văn Kinh tế 0
G Quan điểm định hướng và các giải pháp thực thi chính sách tiền tệ Luận văn Kinh tế 0
C Chính sách tiền tệ và các công cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ Luận văn Kinh tế 0
D Vận dụng lý luận về lạm phát để phân tích chích sách quản lý tiền tệ chống lạm phát của chính phủ Vi Luận văn Kinh tế 0
B Đổi mới điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước trong tiến trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
S Chính sách tiền tệ - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top