Huw

New Member

Download miễn phí Quan điểm Hồ Chí Minh về vị trí, phẩm chất, nguyên tắc đạo đức





Đại hội IX của Đảng ta đã đưa ra một mệnh đề cấu thành định nghĩa rất chuẩn xác về tư tưởng Hồ Chí Minh, rằng "Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam". Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh cần được nghiên cứu không phải dưới góc độ những ý kiến, những suy nghĩ riêng lẻ, cụ thể, mà trong sự tổng hợp có tính hệ thống, tức là nghiên cứu dưới góc độ một học thuyết chính trị - cách mạng. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một bộ phận của tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh. Nói cách khác, tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa, và tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa lại là một bộ phận của tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương tiêu biểu, một mẫu mực tuyệt vời về đạo đức, không chỉ đạo đức của con người xã hội mà còn là đạo đức của một lãnh tụ cách mạng, suốt đời hy sinh, phấn đấu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân. Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ là nghiên cứu những phẩm chất cao quý thể hiện trong cuộc sống của Người, mà còn là nghiên cứu những quan điểm của Người về đạo đức, những quan điểm đó đã, đang và sẽ còn chỉ đạo dài lâu cho sự nghiệp của Đảng ta xây dựng văn hóa dân tộc nói chung và xây dựng văn hóa trong Đảng nói riêng. Xuyên suốt các tác phẩm của Người, từ "Đường Cách mệnh" (1927), "Sửa đổi lối làm việc" (1947), "Cần, kiệm, liêm, chính" (1949) cho đến "Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" (1969) và bản Di chúc của Người (1969), ta thấy toát lên tinh thần và những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

:
Mục tiêu cách mạng của Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc , giải phóng xã hội, giải phóng con người, thực hiện độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Khẳng định con người là mục tiêu của cách mạng thì 1 điểu qua trọng là mọi chủ trương đường lối chính sách của đảng, chính phủ đều vì lợi ích chính đáng của con người. Có thể đó là lợi ích lâu dài, trước mắt, lợi ích cả dân tộc và lợi ích cả bộ phận, giai cấp tầng lớp và cá nhân.
b. Con người là động lực cách mạng:
Được nhìn nhận trên phạm vi cả nước toàn thể đồng bào song trước hết là ở giai cấp công nhân và nông dân. Điều này có ý nghĩa to lớn trong sự nghiệp, giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức có lãnh đạo. Vì vậy vai trò của Đảng Cách Mạng lấy chủ nghĩa Mác-Lê Nin làm nền tảng tư tưởng là vô cùng qua trọng. Qua các phong trào Cách mạng của quần chúng, Đảng sẽ nhân sức mạnh của con người lên gấp bội. Hồ Chí Minh quan niệm “ Vì lợi ích 10 năm thì phải trồng cây, vì lợi ích 100 năm thì phải trồng người”.· Trồng người là công việc trăm năm không thể nóng vội một sớm một chiều, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện đến đâu hay đó. Nhận thức và giải quyết vấn đề thường trực bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người. Theo tinh thần của LêNin : “ Học, học nữa, học mãi”. Và của Khổng Tử : “ Học không biết chán, dạy không biết mỏi”. Hồ Chí Minh cho rằng: “ Việc học không bao giờ cùng, còn sống là còn phải học”. Xây dựng con người là chiến lược hàng đầu của cách mạng.
III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ MỘT SỐ LĨNH VỰC CỦA VĂN HÓA:
1. Quan điểm chung của Hồ Chí Minh về văn hóa:
a. Vị trí vai trò:
Tháng 8- 1943, khi còn trong nhà tù Tưởng Giới Thạnh, Hồ Chí Minh nêu ra 1 định nghĩa về văn hóa: “ Văn hóa là sự tổng hợp của mọi cách sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Người dự định xây dựng nền văn hóa dân tộc với 5 điểm:
- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường.
- Xây dưng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng.
- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dân trong xã hội.
- Xây dựng chính trị: dân quyền.
- Xây dựng kinh tế. 
Sau  CMT8-1945, văn hóa được Hồ Chí Minh xác định là đời sống tinh thần của xã hội, là thuộc về kiến trúc thượng tầng. Văn hóa có mối quan hệ mật thiết với kinh tế - chính trị - xã hội được nhận thức như sau.Văn hóa quan trọng ngang với kinh tế, chính trị, xã hội. Chính trị, xã hội có được giải pháp thì văn hóa mới được giải phóng. Chính trị giải phóng mở đường cho văn hóa phát triển. Xây dựng kinh tế để tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển văn hóa. Văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải ở trong kinh tế và chính trị. Văn hóa phải phục vụ nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng phát triển kinh tế.
b. Tính chất nền văn hóa mới:
Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, nền văn hóa mới là nền văn hóa dân chủ mới, đồng thời là nền văn hóa kháng chiến. Có 3 tính chất: tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng.
c.   Chức năng của văn hóa:
Bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp.- Nâng cao dân trí.- Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách, lối sống lành mạnh, luôn hướng con người tới cái chân, thiện, mỹ và không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
2. Tư tưởng Hổ Chí Minh về 1 số lĩnh vực văn hóa:
a. Văn hóa giáo dục:
Người quan tâm xây dưng nền giáo dục mới của nước việt nam độc lập. nền giáo dục này được hình thành từ những năm hai mươi, thật sự ra đời từ CMT8 thành công và phát triển cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồ Chí Minh xác định xây dựng nền giáo dục mới là 1 nhiệm vu cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, vì nó góp phần làm cho dân tộc ta xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. văn hóa giáo dục là 1 mặt trận quan trọng công cuộc xây dựng CNXH và đấu tranh thống nhất nước nhà. Quan điềm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục:·  Mục tiêu của văn hóa giáo dục: Cải cách giáo dục. Phương châm, phương pháp giáo dục. Phương châm bao gồm: học đi đôi với hành, phối hợp nhà trường gia đình xã hội.ü  Phương pháp: giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên.
b. Văn hóa văn nghệ:
- Văn nghệ là 1 mặt trân, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội và con người mới.
- Phải gắn với thực tiễn của đời sống của nhân dân, phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại.
c. Văn hóa đời sống:
- Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với 3 nội dụng: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới. Trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất.
IV. VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC, NHÂN VĂN, VĂN HÓA VÀO VIỆC XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM MỚI HIỆN NAY
1. Học  tập và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, lối sống:
Bồi dưỡng thế giới quan, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Biết giữ gin đạo đức , nhân phẩm, lương tâm, danh dự.
2. Học tập và vận dụng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh:
Xây dựng một xã hội nhân văn theo quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh là phải bảo đảm công bằng xã hội, trong đó có sự quan tâm tới lợi ích của cá nhân, tập thể và cộng đồng; bảo đảm bình đẳng của các thành phần kinh tế trên cơ sở khẳng định vị trí chủ đạo của nền kinh tế nhà nước.
3. Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa:
Có tinh thần yêu nước, tư cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghéo nàn, lạc hậu , đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần, kiệm, trung thực, nhân nghĩa ,tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thế lực. Người quan niệm về Tài-Đức: "Người có tài mà không có đức là vô dụng, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Người có tài càng cao thì đức phải càng cao"
CPV- Ngày 10/1/2004, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 34/CT/TW về Đại hội các Hội văn học, nghệ thuật Trung ương. Toàn văn chỉ thị như sau Trong hai năm 2004-2005, các hội văn học, nghệ thuật ở Trung ương sẽ tiến hành đại hội nhiệm kỳ, Đại hội các Hội văn học, nghệ thuật được tiến hành trong bối cảnh nhân dân ta sau 17 năm thực hiện đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm kiểm soát quyền lực nhà nước của Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp quyền Môn đại cương 0
D quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chức năng, nhiệm vụ của quân đội ta Môn đại cương 0
D Những quan điểm cơ bản của C.Mác, F.ĂngGhen, V.I.Lê Nin, Hồ Chí Minh và Đảng ta về giai cấp và liên minh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên CNXH Luận văn Sư phạm 3
T Phát triển con người toàn diện Từ học thuyết Mác đến tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Môn đại cương 0
C Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển quan điểm của V.I.Lênin về giải phóng dân tộc Kinh tế chính trị 0
F Quan điểm quốc tế về quan hệ các nước láng giềng trong tư tưởng Hồ Chí Minh và sự vận dụng của Đảng Kinh tế quốc tế 0
G Tìm hiểu quan điểm, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về ngôn ngữ các dâ Văn hóa, Xã hội 0
N Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa đối với sự phát triển đất nước giá trị lý luận và thực Văn hóa, Xã hội 0
M Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt N Văn hóa, Xã hội 0
H Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và vận dụng vào điều kiện hiện nay Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top