hunter_yunakiss

New Member

Download miễn phí Đổi mới tư duy và xác lập yếu tố thị trường trong việc chuyển đổi theo mô hình công ty mẹ - con





Yếu tố thị trường quan trọng nhất trong mối quan hệ theo mô
hình công ty mẹ – công ty con thực ra rất đơn giản: đó là mối
quan hệ về vốn và kèm theo đó là sự tự do hoàn toàn trong mối
quan hệ chồng chéo, qua lại giữa mẹ và con, giữa mẹ con và bên
ngoài; giữa mẹ con trong nước đối với các định chế tài chính
nước ngoài. Tất cả các mối quan hệ này đương nhiên không thể
bị can thiệp bằng các mệnh lệnh h ành chính hay bởi những hạn
chế vì những lý lẽ không rõ ràng và chưa được thực tế kiểm định.
Khi xuất hiện các mệnh lệnh hành chính hay các hạn chế trong
các mối quan hệ này thì mô hình công ty mẹ – công ty con chắc
chắn sẽ thất bại. Chẳng hạn như hiện nay các cơ quan chức
năng vẫn còn đang tranh luận về quyền đầu tư trở lại của công ty
con đối với công ty mẹ. Có 2 loại ý kiến về vấn đề này



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Đổi mới tư duy và xác lập yếu tố thị
trường trong việc chuyển đổi theo
mô hình công ty mẹ - con
Thông điệp của chúng tui muốn chuyển đến
Chính phủ trong chủ trương chuyển đổi
DNNN, tổng công ty theo mô hình công ty mẹ
- công ty con lần này là Chính phủ nên chỉ đạo Ban soạn
thảo nghị định tìm cách đoạn tuyệt với cách suy nghĩ nặng
về bao cấp, nặng về phòng ngừa rủi ro “chức vụ” được
khoác bên ngoài bởi chiếc áo đổi mới trong mối quan hệ
giữa công ty mẹ – công ty con.
Chỉ có đổi mới tư duy triệt để và xác lập các yếu tố thị trường bao
gồm thị trường hàng hoá, thị trường lao động, thị trường vốn và
kể cả thị trường ngoại hối trong mối quan hệ giữa công ty mẹ –
công ty con thì chúng ta mới có thể phát huy sức mạnh không
giới hạn của từng thành viên trong tập đoàn để nhanh chóng đưa
các tổng công ty chuyển hoá thành các tập đoàn kinh tế mạnh
trong quá trình hội nhập.
Những hạn chế của mô hình tổng công ty
Để có cái nhìn toàn cảnh về chủ trương chuyển đổi tổng công ty,
DNNN theo mô hình công ty mẹ – công ty con, trước hết chúng
tui tổng kết sơ bộ lý do của việc chuyển đổi lần này và quan niệm
về công ty mẹ, công ty con theo cách nhìn của các cơ quan soạn
thảo chính sách mà chủ yếu là Bộ kế hoạch và đầu tư. Phần tiếp
theo chúng tui sẽ đưa ra những nhận định và giải pháp cho vấn
đề chuyển đổi DNNN theo mô hình công ty mẹ – công ty con.
Trước hết trong tờ trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ kế hoạch và
đầu tư đã có tổng kết như sau:
Qua 8 năm thực hiện theo mô hình tổng công ty 90 và 91, mặc dù
đã có những đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế đất nước,
chi phối được các ngành, lĩnh vực then chốt nhưng kết quả hoạt
động của các tổng công ty chưa tương xứng với tiềm năng và
nguồn lực được Nhà nước đầu tư. Mô hình tổng công ty còn có
những hạn chế sau đây:
Một là, cách thức thành lập tổng công ty hiện nay chủ yếu vẫn
dựa vào mối quan hệ ngang theo kiểu hành chính, ghép nối, gom
đầu mối mà chưa dựa vào sự tự chủ đầu tư lẫn nhau, chi phối lẫn
nhau.
Hai là, quan hệ về vốn, tài sản, công nghệ giữa tổng công ty và
các doanh nghiệp thành viên chưa thật chặt chẽ, không gắn bó.
Trong đó, hạn chế chủ yếu là giữa tổng công ty và các doanh
nghiệp thành viên chưa phân định rõ về tài sản, vốn, quyền lợi,
nghĩa vụ của các bên, chưa bảo đảm quyền pháp nhân tổng công
ty và pháp nhân doanh nghiệp thành viên, vai trò hỗ trợ phát triển
cho các doanh nghiệp thành viên cũng chưa đạt được mục tiêu
đề ra. Vì vậy, phần lớn các tổng công ty chưa phải là một thực
thể kinh tế thống nhất để phát huy sức mạnh của toàn tổng công
ty.
Ba là, trong nội bộ cơ quan quản lý và điều hành tổng công ty còn
nhiều vấn đề chưa hợp lý, cản trở quá trình phát triển sản xuất
kinh doanh của tổng công ty.
Bốn là, cơ cấu thành viên và quan niệm về thành viên tổng công
ty không còn phù hợp với thực tế đã thay đổi. Hiện nay giữa các
doanh nghiệp đã có sự đan xen, đầu tư nắm giữ cổ phần, chi
phối lẫn nhau không chỉ bằng vốn, tài chính mà bằng cả bí quyết
công nghệ, thị trường… Trong khi đó, cơ cấu thành viên tổng
công ty hiện nay chỉ gồm các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước,
tổng công ty càng tiến hành cổ phần hóa thì số lượng doanh
nghiệp thành viên càng giảm đi.
Năm là, các cơ chế, chính sách đối với tổng công ty, DNNN như
về tích lũy vốn, tái đầu tư, chế độ khấu hao, quyền quyết định đầu
tư, thu hồi vốn v.v… chưa tạo điều kiện để tổng công ty, các
doanh nghiệp phát triển thành các tập đoàn kinh tế mạnh.
Quan điểm về công ty mẹ - công ty con
Quan điểm về công ty mẹ và công ty con lần này cho rằng công
ty mẹ là doanh nghiệp được tổ chức và đăng ký theo pháp luật
Việt Nam, nắm giữ toàn bộ vốn điều lệ của công ty khác hay
nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối, vốn góp chi phối của công ty khác,
có quyền chi phối đối với công ty đó. Trong đó:
Cổ phần chi phối là cổ phần chiếm trên 50% vốn điều lệ hay ở
mức mà theo quy định pháp luật và điều lệ của công ty đủ để chi
phối các quyết định quan trọng của công ty đó.
Quyền chi phối là quyền quyết định đối với nhân sự chủ chốt, tổ
chức quản lý, thị trường và các quyết định quản lý quan trọng của
công ty khác hay sử dụng quyền biểu quyết của mình với tư
cách là một cổ đông, bên góp vốn, sử dụng bí quyết công nghệ
tác động đến việc thông qua hay không thông qua các quyết
định quan trọng của công ty mà mình có vốn cổ phần, vốn góp.
Công ty mẹ có tư cách pháp nhân, có tài sản, tên gọi, bộ máy
quản lý riêng và có trụ sở chính trên lãnh thổ Việt Nam. Công ty
mẹ sử dụng tài sản của mình để đầu tư, góp vốn cổ phần, liên
doanh, liên kết hình thành các công ty con, công ty liên kết.
Công ty con là công ty do một công ty khác sở hữu toàn bộ hay
một phần vốn điều lệ và bị công ty đó chi phối.
Một công ty mẹ có thể có các loại công ty con sau đây: Công ty
cổ phần do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối, công ty TNHH
từ hai thành viên trở lên do công ty mẹ giữ tỷ lệ vốn góp chi phối,
công ty liên doanh với nước ngoài do công ty mẹ giữ tỷ lệ vốn
góp chi phối, công ty TNHH một thành viên do công ty mẹ là chủ
sở hữu, công ty con nhà nước (do công ty mẹ nhà nước giữ
100% vốn điều lệ).
Chưa xác lập được yếu tố thị trường
Trước hết chúng tui đưa ra những nhận định của mình về tổng
kết của các cơ quan chức năng trong việc nhìn nhận những hạn
chế của mô hình tổng công ty hiện nay. Những nhận định như
trên về cơ bản là chính xác nhưng dường như các cơ quan chức
năng vẫn chưa thực sự nhìn nhận mối quan hệ giữa tổng công ty
và các doanh nghiệp thành viên theo các mối quan hệ của kinh tế
thị trường. Điều chúng tui muốn nói đến ở đây là các cơ quan
chức năng hình như vẫn chưa xác lập được một mô hình mẫu
trong các mối quan hệ này. Không chịu nhìn nhận hay chưa thực
sự dũng cảm trong việc chỉ ra yếu tố cơ bản nhất mang tính chất
chi phối đến sự thành công trong mối quan hệ giữa tổng công ty
và các doanh nghiệp thành viên, thì có lẽ cho dù có ban hành bao
nhiêu nghị định đi chăng nữa về đổi mới DNNN, chuyển đổi tổng
công ty, DNNN theo mô hình công ty mẹ - công ty con chúng ta
cũng vẫn không đạt được mục tiêu.
Yếu tố thị trường quan trọng nhất trong mối quan hệ theo mô
hình công ty mẹ – công ty con thực ra rất đơn giản: đó là mối
quan hệ về vốn và kèm theo đó là sự tự do hoàn toàn trong mối
quan hệ chồng chéo, qua lại giữa mẹ và con, giữa mẹ con và bên
ngoài; giữa mẹ con trong nước đối với các định chế tài chính
nước ngoài. Tất cả các mối quan hệ này đương nhiên không thể
bị can thiệp bằng các mệnh lệnh hành chính hay bởi những hạn
chế vì những lý lẽ không rõ ràng và chưa được thực tế kiểm định.
Khi xuất hiện các mệnh lệnh hành chính hay các hạn chế trong
các mối quan hệ này thì mô hình công ty mẹ – công ty con chắ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đổi mới quản lý nhà nước đối với phát triển kinh tế tư nhân trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Môn đại cương 0
D Tìm hiểu sự vận dụng của Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản trong việc chỉnh đốn và đổi mới Đảng hiện nay Môn đại cương 0
T Nâng cao hiệu quả công tác lập và quản lý dự án đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị xây dựng tại Cô Luận văn Kinh tế 0
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
A Định hướng đổi mới và những giải pháp với kinh tế tư nhân Kiến trúc, xây dựng 0
D Phân tích của ảnh hưởng đầu tư trực tiếp nước ngoài tới đổi mới công nghệ trong công nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Một số giải pháp nhằm tăng cường nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
T Đổi mới cơ chế quản lý đầu tư và xây dựng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản Luận văn Kinh tế 0
D Lý thuyết hệ thống và vận dụng tư duy hệ thống trong đổi mới quản lý giáo dục Luận văn Sư phạm 0
D Slide Tư duy của đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top