heomay_7

New Member

Download miễn phí Đồ án Công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp





- Kiểm tra việc ghi chép trên tài khoản kế toán tổng hợp, vì việc ghi chép lên tài khoản tổng hợp chính là :ghi sổ kép” các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chúng luôn bảo đảm tính cân đối là: Số dư bên nợ phải bằng số dư bên có. Vì vậy để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép lên tài khoản tổng hợp, người ta đi kiểm tra tính cân đối đó. Để kiểm tra tính cân đối trong “ ghi sổ kép” chúng ta sử dụng “bảng cân đối số phát sinh” hay còn gọi là “bảng cân đối tài khoản”. Đây là một bảng số liệu tổng hợp và được sử dụng để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép lên tài khoản tổng hợp trong một thời kỳ (tháng, quý, năm).



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ữ ký của người lập, người chịu trách nhiệm về tính chính xác của nghiệp vụ kinh tế.
c, Phân loại chứng từ: Chứng từ có rất nhiều loại khác nhau theo các tiêu thức phân bổ khác nhau như: theo công dụng của chứng từ, theo trình độ tổng hợp, theo số lần sử dụng, theo địa điểm lập và theo nội dung kinh tế của chứng từ. Tuy nhiên về mặt hình thức cơ bản vẫn giống nhau theo quy định chung.
d, Trình tự xử lý chứng từ kế toán: bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra chứng từ. Công việc này nhằm đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp và tính chính sác của chứng từ trước khi chúng được sử dụng ghi sổ kế toán. Bao gồm:
+ Kiểm tra tính hợp pháp về nội dung của nghiệp vụ kinh tế được phản ánh trong chứng từ.
+ Kiểm tra các yếu tố của chứng từ.
+ Kiểm tra việc tính toán và ghi chép trong chứng từ.
Bước 2: Hoàn chỉnh chứng từ. Sau khi kiểm tra xong, chứng từ cần hoàn chỉnh những nội dung cần thiết để đảm bảo ghi sổ nhanh chóng. Bao gồm:
+ Ghi giá cho những chứng từ chưa có giá tiền theo đúng nguyên tắc giá.
+ Phân loại chứng từ theo từng loại nghiệp vụ kinh tế, từng thời điểm phát sinh phù hợp yêu cầu ghi sổ kế toán
+ Lập định khoản kế toán hay lập chứng từ ghi sổ.
Bước 3: Tổ chức luân chuyển chứng từ để ghi sổ kế toán.
Kế toán trưởng căn cứ vào nhu cầu sử dụng chứng từ kế toán của các cá nhân và bộ phận có liên quan để quy định cụ thể về đường đi, thời gian sử dụng chứng từ ở các cá nhân bộ phận đó.
Bước 4: Bảo quản chứng từ. Chứng từ sau khi được sử dụng để ghi sổ cần bảo quản để làm căn cứ cho việc kiểm tra số liệu kế toán và để sử dụng lại trong kỳ hạch toán.
1.5.1.2. Kiểm kê
a, Khái niệm:
Kiểm kê là phương pháp kiểm tra trực tiếp tại chỗ nhằm xác định chính xác tình hình về số lượng, chất lượng và giá trị của các loại vật tư, tài sản, tiền vốn hiện có trong đơn vị.
Kiểm kê là phương páp cùng cặp với phương pháp chứng từ vì có tác dụng bổ sung cho phương pháp chứng từ để phản ánh chính xác tài sản hiện có, là cơ sở để đặt kế hoạch sử dụng hợp lý các loại tài sản và quy trách nhiệm vật chất kịp thời, đúng đắn.
b, Trình tự tiến hành: Quá trình kiểm kê được tiến hành qua ba bước:
+ Bước 1: Thành lập ban kiểm kê do thủ trưởng đơn vị đứng đầu.
+ Bước 2: Tiến hành kiểm kê ( Tuỳ theo yêu cầu mức độ kiểm kê mà áp dụng phương pháp kiểm kê phù hợp ).
+ Bước 3: Kết thúc kiểm kê: Ghi vào biên bản kiểm kê.
1.5.2. Phương pháp tính giá và xác định giá thành
1. Phương pháp tính giá
a, Khái niệm: Để phản ánh một cách toàn diện về tình hình thu, chi, giá trị sản phẩm, hàng hoá hay giá thành sản phẩm hàng hoá thì kế toán phải sử dụng đến cặp phương pháp tính giá và xác định giá thành sản phẩm.
Tính giá là phương pháp thông tin và kiểm tra về sự hình thành và phát sinh chi phí có liên quan đến từng loại vật tư, sản phẩm,hàng hoá và dịch vụ. Đây chính là phương pháp dùng thước đo giá trị để biểu hiện các loại tài sản khác nhau nhằm phản ánh các thông tin tổng hợp cần thiết cho công tác quản lý.
b, Yêu cầu và nguyên tắc:
Yêu cầu của việc tính giá là phải chính xác và có thể so sánh được.Bên cạnh đó cũng phải tuân thủ các nguyên tắc đó là đối tượng tính giá phải phù hợp, phân loại chi phí hợp lý và lựa chọn tiêu thức phân bổ hợp lý.
Nguyên tắc tính giá :
- Xác định đối tượng tính giá phù hợp: cần xác định đối tượng tính giá là vật tư háng hoá hay tài sản đầu tư xây dựng, do mua ngoài, do nhận góp vốn liên doanh để có thể tính giá các lọai tài sản đó cho hợp lý.
- Phân loại chi phí hợp lý: Các chi phí sử dụng để tính giá thành có loại liên quan trực tiếp, có loại liên quan gián tiếp, vì vậy cần thiết phải phân loại để dễ tính toán.
+ Chi phí thu mua: Là chi phí liên quan đến việc thu mua vật tư tài sản hàng hoá như: Giá mua chi phí vận chuyển bốc dỡ, chi phí lắp đặt chạy thử, phí kho tàng bến bãi, hao hụt trong định mức, các khoản thuế không hoàn lại…
+ Chi phí sản xuất: Là chi phí liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, thực hiện dịch vụ phát sinh trong phạm vi phân xưởng, tiểu đội sản xuất. Được phân chia thành các khoản mục:
. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
. Chi phí nhân công trực tiếp
. Chi phí sản xuất chung
. Chi phí bán hàng.
Lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp
Chi phí cần
phân bổ =
Tổng chi phí pbổ
Tổng tiêu thức pbổ của đối tượng
x
Tiêu thức phân bổ của đối tượng cụ thể
c, Trình tự tính gá một số đối tượng chủ yếu:
+ Với TSCĐ hữu hình:
. Với loại TSCĐ được mua sắm:
NG =
Giá mua
Ghi trên +
hoá dơn
Chi phí
trước +
khi sử
dụng(vận chuyển, bảo quản)
Các khoản
thuế -
không
được hoàn trả lại( thuế nhập khẩu…)
Giá trị phế liệu thu -
hồi từ chạy thử
Các khoản giảm trừ( chiết khấu)
. Với TSCĐ được xây mới:
NG =
Giá trị quyết
toán của công +
trình
Chi phí tr ước
khi sử dụng +
(vận chuyển, bảo quản)
Giá trị phế liệu
Thu hồi từ chạy
thử
. Với TSCĐ nhận góp vốn liên doanh, góp vốn cổ phần:
NG = Giá do hội đồng định giá xác định + Chi phí trước khi sử dụng
+, Với TSCĐ vô hình
Nguyên giá được tính bằng chi phí thực tế mà doanh nghiệp phải bỏ ra để nghiên cứu phát triển, mua bằng sáng chế, mua đặc quyền, thành lập doanh nghiệp…
+, Với TSCĐ đi thuê tài chính
NG = Tổng số tiền nợ ghi trên hợp đồng thuê - Tổng lãi thuê phải trả
+, Với vật liệu nhập kho
. Với vật liệu mua ngoài
Trị giá vật tư hàng =
nhập kho
Giá mua ghi
trên hoá +
đơn
Chi phí
trước +
khi sử dụng
(vận chuyển, bảo quản)
Các khoản
thuế -
không được
hoàn trả lại
(thuế nhập
khẩu)
Các khoản giảmtrừ
(chiết khấu)
. Vật liệu tự chế biến hay thuê ngoài gia công
Trị giá vật tư hàng hoá nhập kho =
Trị giá vật tư hàng
Hoá xuất kho +
đem gia công chế biến
Chi phí gia công chế biến (Chi phí nhân
công, KH TSCĐ…)
. Vật liệu nhận gốp vốn liên doanh hay góp vốn cổ phần
Trị giá vật tư hàng = Giá do hội đồng + Chi phí trước khi
Hoá nhập kho định giá quyết định sử dụng
+, Với vật liệu xuất kho
. Đối với doanh nghiệp sử dụng phương pháp kiểm kê thường xuyên.
Trị giá hàng tồn = Trị giá hàng tồn + Trị giá hàng + Trị giá hàng
Kho vào cuối kì kho vào đầu kì nhập trong kì xuất trong kì
Khi đó trị giá vật tư hàng hoá xuất kho sẽ tuỳ từng trường hợp vào các phương pháp đánh giá trị giá vật tư hàng hoá xuất kho như:
Phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ
Phương pháp nhập trước xuất trước.
Phương pháp nhập sau xuất trước.
Phương pháp giá thực tế đích danh.
Phương pháp giá hạch toán.
Đây là phương pháp theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho.
+ Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): theo phương pháp này, lượng vật liệu nào nhập trước sẽ được xuất trước, nói cách khác là giá trị xuất của vật liệu sẽ được tính từ đơn giá của vật liệu tồn đầu kỳ tính lần lượt trở đi.
+ Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO): Phương pháp này ngược với phương pháp FIFO, nghĩa là vật...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá khái quát về công tác hạch toán kế toán tại công ty TNHH Song Linh Luận văn Kinh tế 0
D Báo cáo tổng hợp về tình hình thực tế công tác kế toán, quy trình hạch toán các phần hành kế toán tại Công ty may 10 Luận văn Kinh tế 2
M Hoàn thiện công tác hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Liên doanh TOYOTA Giải Phóng Luận văn Kinh tế 2
M Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Dược liệu Luận văn Kinh tế 0
I Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần xây dự Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu tại công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Trường Thi Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ phần Bạch Đ Luận văn Kinh tế 0
L Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty XDCTGT 889- Tổ Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top