Gilmer

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, tốc độ tăng GDP luôn ở mức cao. Giai đoạn 2005-2010 theo dự đoán, GDP sẽ dao động trong khoảng 8 – 8,5%. Theo xu hướng toàn cầu hóa, Việt Nam đã gia nhập WTO hứa hẹn một thời kỳ phát triển thịnh vượng.
Đây cũng là thời điểm bùng nổ của thị trường chứng khoán, nhiều công ty đã niêm yết hay có cổ phiếu giao dịch trên các sàn giao dịch, thị trường chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn hấp dẫn cho các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán, nhu cầu cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, nhu cầu mua bán, sáp nhập, nhu cầu định giá cổ phiếu… đang tăng lên khiến nhu cầu định giá doanh nghiệp trở thành vấn đề cấp thiết.
Hiện nay, định giá doanh nghiệp ở Việt Nam được áp dụng chủ yếu hai phương pháp: tài sản ròng và chiết khấu dòng tiền. Trong đó, phương pháp tài sản ròng đang được sử dụng phổ biến, mặc dù phương pháp chiết khấu dòng tiền (DCF) được đánh giá là phương pháp có nhiều ưu điểm nổi trội hơn do tính đến những giá trị kì vọng trong tương lai doanh nghiệp sẽ tạo ra. Nguyên nhân chính là do thị trường Việt Nam còn thiếu cơ sở dữ liệu, thiếu những điều kiện cần thiết để phương pháp chiết khấu dòng tiền được áp dụng hiệu quả. Ở các nước có nền kinh tế phát triển, phương pháp chiết khấu dòng tiền đã được áp dụng phổ biến. Do vậy, phương pháp này trong tương lai chắc chắn sẽ là phương pháp có tính thực tiễn rất cao ở Việt Nam. Chính vì sự cần thiết nghiên cứu để áp dụng được phương pháp chiết khấu dòng tiền, em đã lựa chọn đề tài:
“ Khả năng áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá các doanh nghiệp ở Việt Nam”.
Đề tài đã trình bày cơ sở lý thuyết của phương pháp chiết khấu dòng tiền, đồng thời minh họa phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp qua ví dụ về công ty cổ phần BIBICA – là một công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Thông qua đó, chuyên đề chỉ ra những hạn chế khi áp dụng phương pháp này ở thị trường Việt Nam và một số giải pháp, cũng như kiến nghị để khắc phục, để phương pháp DCF sớm được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn.

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp bao gồm 3 phần:
Chương 1 – Cơ sở lý thuyết của phương pháp chiết khấu dòng tiền
Chương 2 – Áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá công ty cổ phần BIBICA
Chương 3 – Các hạn chế khi áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền ở Việt Nam và giải pháp khắc phục.










CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN
1.1. Giá trị doanh nghiệp
Trong nền kinh tế, doanh nghiệp là chủ thể quan trọng thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận. Một tổ chức kinh tế được gọi là “doanh nghiệp” khi nó được thừa nhận về mặt pháp luật trên một số tiêu chuẩn nhất định.
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp được coi là một loại tài sản. Cũng giống như các loại tài sản khác, doanh nghiệp cũng được đem ra mua bán, hợp nhất, chia nhỏ… do đó, doanh nghiệp cũng không nằm ngoài sự chi phối của các quy luật thị trường, quy luật giá trị. Giá cả của doanh nghiệp cũng phải tuân theo quy luật cung cầu, cạnh tranh.
Tuy nhiên, khác với các tài sản thông thường, doanh nghiệp không phải là một kho hàng, doanh nghiệp còn là một tổ chức kinh tế, đang thực sự hoạt động. Do vậy, không chỉ gồm các tài sản hữu hình, doanh nghiệp thực sự sở hữu các tài sản vô hình khác như giá trị thương hiệu, bí quyết kinh doanh, quyền khai thác, tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai…
Vì thế, khái niệm giá trị doanh nghiệp phải dựa trên tài sản là doanh nghiệp đang hoạt động, mà mỗi bộ phận tài sản cấu thành nên doanh nghiệp đó không thể tách rời, các yếu tố cấu thành hữu hình và vô hình là một thể thống nhất. Giá trị doanh nghiệp chính là giá trị toàn bộ của một doanh nghiệp: là số tiền mà một doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh.

1.2. Định giá doanh nghiệp
1.2.1. Khái niệm định giá doanh nghiệp
Doanh nghiệp hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, mục đích sở hữu doanh nghiệp vì thế cũng là vì mục tiêu lợi nhuận. Tiêu chuẩn để nhà đầu tư quyết định bỏ vốn là đánh giá hiệu quả hoạt động, đánh giá các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai hay chính là việc định giá doanh nghiệp. Đó là quá trình ước tính khoản tiền mà người mua phải trả để họ có được quyền sở hữu, quyền thu lợi từ doanh nghiệp và cũng là ước tính của người bán về khoản tiền thu được khi bán doanh nghiệp của mình. Giá trị của doanh nghiệp là giá trị mà cả người mua và người bán đều chấp nhận được.
Khác với tài sản thông thường, doanh nghiệp là một hệ thống phức tạp với nhiều yếu tố cấu thành. Khi xem xét một doanh nghiệp, nhất thiết phải đặt các yếu tố đó trong mối liên hệ với nhau. Chỉ khi nào doanh nghiệp phá sản, thanh lý thì các tài sản mới được đánh giá riêng rẽ, độc lập. Giá trị của các yếu tố cấu thành tài sản của doanh nghiệp luôn thay đổi theo thời gian, ví dụ như giá trị còn lại của tài sản cố định luôn giảm dần, nhưng giá trị thương hiệu có thể tăng lên theo thời gian.
Do vậy, có thể định nghĩa như sau:
Định giá doanh nghiệp là việc xác định giá trị toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp có tính đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai tại một thời điểm nhất định.
Xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay có thể sử dụng nhiều phương pháp. Phương pháp định giá phải có cơ sở khoa học, chặt chẽ và có thể chấp nhận được vẫn phải dựa trên một trong hai cách tiếp cận là:
- Đánh giá giá trị các tài sản và giá trị của yếu tố tổ chức – các mối quan hệ
- Lượng hóa các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư.
Tiếp cận theo phương pháp nào là tùy thuộc vào điều kiện và mục đích định giá.
1.2.2. Sự cần thiết của định giá doanh nghiệp
Nền kinh tế càng phát triển, nhu cầu định giá doanh nghiệp càng nảy sinh một cách tự nhiên từ nhiều đối tượng trong nền kinh tế.
Trên thế giới, xuất phát ban đầu của nhu cầu định giá doanh nghiệp là từ quá trình mua bán, sáp nhập, hợp nhất hay chia nhỏ doanh nghiệp. Giống như mua bán một mặt hàng bình thường, người ta phải xác định giá trị của nó để có được giá cả phù hợp. Đây là giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường, phản ánh nhu cầu về đầu tư trực tiếp vào sản xuất kinh doanh, cũng như yêu cầu để tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong môi trường tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp có thể liên kết với nhau, sáp nhập hay chia tách để tận dụng lợi thế của nhau về thị trường, nhân lực, vốn… để vững chắc và lớn mạnh trên thị trường. Giá trị của doanh nghiệp được đánh giá trên một phạm vi lớn có tính đến tất cả các yếu tố tác động tới doanh nghiệp. Vụ mua bán, sáp nhập, chia tách diễn ra dựa trên cơ sở giá trị doanh nghiệp đã thương thuyết giữa các bên.
Đặc biệt, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, xác định giá trị doanh nghiệp còn là một bước đi quan trọng để các quốc gia tiến hành chuyển đổi loại hình sở hữu như cổ phần hóa, sáp nhập, hợp nhất, giao bán khoán và cho thuê.
Xét sự cần thiết của định giá từ các đối tượng trong nền kinh tế có liên quan đến nhu cầu định giá doanh nghiệp, đó là những nhà đầu tư, người cung cấp, bản thân nhà quản trị doanh nghiệp và các nhà hoạch định kinh tế vĩ mô.
- Đối với nhà đầu tư, người cung cấp: Thông tin về giá trị doanh nghiệp cho sự đánh giá tổng quát về khả năng tài chính, uy tín kinh doanh, rủi ro và vị thế tín dụng. Từ đó, nhà đầu tư có quyết định có tiếp tục đầu tư, nhà cung cấp có tiếp tục cung cấp các yếu tố đầu vào, cấp tín dụng cho doanh nghiệp nữa hay không. Giá trị doanh nghiệp quyết định giá cả cổ phiếu trên thị trường. Nếu nhà đầu tư định giá được đúng giá trị của doanh nghiệp thì sẽ thu được lợi suất đầu tư mong muốn.
- Đối với nhà quản trị doanh nghiệp: Thông tin về giá trị doanh nghiệp giúp các nhà quản trị phân tích, đánh giá trước khi đưa ra các quyết định về kinh doanh và tài chính có liên quan đến doanh nghiệp. Từ giá trị doanh nghiệp của mình, họ sẽ có cơ sở để so sánh giá trị đó với doanh nghiệp khác, từ đó thấy được vị trí và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quyết định kinh doanh đúng đắn của các nhà quản trị phải dựa trên nhận thức sâu sắc về vị trí và những điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp mình.
- Đối với các nhà quản lý, hoạch định kinh tế vĩ mô: Trên phương diện quản lý vĩ mô, thông tin về giá trị doanh nghiệp là một căn cứ quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức đánh giá tính ổn định của nền kinh tế, của thị trường, nhận dạng hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường… Theo dõi sự biến đổi giá trị doanh nghiệp sẽ rất hữu ích trong việc dự báo sự thay đổi của thị trường.
Như vậy, định giá doanh nghiệp đang ngày càng trở nên không thể thiếu trước sự tăng trưởng kinh tế, khi mà số lượng các doanh nghiệp mua bán, sáp nhập, cổ phần hóa đang nhiều dần lên, cùng với nhu cầu thông tin từ nhiều đối tượng trong nền kinh tế.
1.3. Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
1.3.1. Định nghĩa phương pháp chiết khấu dòng tiền
Nguyên lý của phương pháp chiết khấu dòng tiền là giá trị của một doanh nghiệp bằng tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp không chỉ có ở thời điểm hiện tại mà còn tính đến tài sản có thể sinh ra trong tương lai.
Cơ sở của nguyên lý trên dựa trên lý luận cho rằng nhà đầu tư bỏ tiền vào doanh nghiệp là để hưởng lợi nhuận mà doanh nghiệp làm ra. Do đó họ phải tính đến những khoản lợi nhuận có thể thu được trong tương lai.
Quá trình sản xuất kinh doanh là một quá trình phát sinh các dòng tiền vào và dòng tiền ra. Trong đó, dòng tiền của doanh nghiệp được hiểu là các khoản chi và thu được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong thời gian tồn tại của doanh nghiệp. Bản chất của hoạt động đầu tư là bỏ vốn trong một khoảng thời gian dài, nhiều rủi ro. Theo nguyên lý giá trị thời gian của tiền, một đồng vốn bỏ ra đều có chi phí cơ hội nhất định, các dòng tiền bằng nhau trong các thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Do vậy, giá trị hiện tại của các dòng tiền hiện tại và tương lai được coi là tiêu chuẩn thích hợp để định giá doanh nghiệp.
Từ đó, phương pháp chiết khấu dòng tiền có thể định nghĩa như sau:
Phương pháp chiết khấu dòng tiền là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp bằng cách chiết khấu các dòng tiền doanh nghiệp sẽ thu được trong tương lai về thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp.
Phương pháp chiết khấu dòng tiền đã xem xét doanh nghiệp trong trạng thái động, xem xét các tài sản trong doanh nghiệp trong một thể thống nhất, cùng nhau tạo nên giá trị của doanh nghiệp.
1.3.2 Các bước thực hiện định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền
1.3.2.1 Bước 1: Đánh giá môi trường và năng lực nội tại của doanh nghiệp
 Mục tiêu đánh giá:
Việc đánh giá các yếu tố môi trường và năng lực nội tại của doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin để xây dựng các giả thuyết về dòng tiền trong tương lai và đánh giá độ rủi ro khi đầu tư vốn vào doanh nghiệp.
 Yêu cầu của đánh giá:
Khi đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài có tác động tới doanh nghiệp và các yếu tố thuộc về nội bộ doanh nghiệp phải đạt được các yêu cầu sau:
- Chỉ ra được những cơ hội thuận lợi, những nguy cơ đe dọa từ phía môi trường kinh doanh
- Xác định được các điểm mạnh, điểm yếu so với các đối thủ cạnh tranh và khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước sự tác động của các yếu tố môi trường.
 Phương pháp đánh giá:
- Thu thập thông tin: Thông tin được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau: chính sách của Nhà nước, văn bản luật, tạp chí chuyên ngành, các tổ chức chuyên nghiệp, ngân hàng, báo cáo tài chính, báo cáo kiểm toán
KẾT LUẬN
Đề tài trên đã trình bày lý thuyết về phương pháp chiết khấu dòng tiền, cách thức áp dụng nó vào định giá một công ty cụ thể và những hạn chế khi áp dụng phương pháp đó trong thực tiễn.
Đồng thời, một số giải pháp và kiến nghị được đưa ra nhằm khắc phục những hạn chế đó, tạo những điều kiện cần thiết để phương pháp chiết khấu dòng tiền được áp dụng phổ biến trong thực tế và phát huy hết những ưu điểm của nó.
Do những hạn chế về thời gian, về kiến thức, đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết, em mong nhận được sự sửa chữa, góp ý của thầy, cô.












MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN 3
1.1. Giá trị doanh nghiệp 3
1.2. Định giá doanh nghiệp 4
1.2.1. Khái niệm định giá doanh nghiệp 4
1.2.2. Sự cần thiết của định giá doanh nghiệp 5
1.3. Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 7
1.3.1. Định nghĩa phương pháp chiết khấu dòng tiền 7
1.3.2 Các bước thực hiện định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 8
1.3.3 Đánh giá phương pháp chiết khấu dòng tiền 22
CHƯƠNG 2 – ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 29
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 29
2.1.1 Thông tin sơ lược về BIBICA 29
2.1.2 Lịch sử quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 31
2.2 Cơ sở lựa chọn phương pháp, Mục đích định giá, các giả thiết 33
2.3 Định giá công ty theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 34
2.3.1 Phân tích thị trường 34
2.3.2 Phân tích môi trường nội bộ 48
2.3.3 Phân tích kết quả kinh doanh 58
2.3.4 Dự báo và định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 67

CHƯƠNG 3 – CÁC HẠN CHẾ KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 83
3.1. Các hạn chế khi áp dụng phương pháp DCF trong định giá doanh nghiệp ở Việt Nam 83
3.1.1. Xác định hệ số Beta cho thị trường Việt Nam 83
3.1.2. Sự không đầy đủ hay sai lệch của các nguồn thông tin 84
3.2. Nguyên nhân của các hạn chế 84
3.2.1. Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường 84
3.2.2. Năng lực định giá 85
3.2.3. Thiếu quy định chuẩn của pháp luật 85
3.3 Một số giải pháp vận dụng hiệu quả phương pháp DCF 85
3.3.1 Nâng cao chất lượng tư vấn định giá 85
3.3.2 Xây dựng hệ thống thống kê hoàn chỉnh về từng ngành cụ thể 86
3.3.3 Kết hợp các phương pháp định giá doanh nghiệp khác nhau 86
3.3.4 Thúc đẩy cổ phần hóa gắn với phát triển thị trường chứng khoán 87
3.4 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý 88
3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 88
3.4.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính 88
3.4.3 Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán nhà nước 89
3.4.4 Kiến nghị với Tổng cục thống kê 89
3.4.5 Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và đầu tư 90
KẾT LUẬN 91

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Piami_256

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Khả năng áp dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền trong định giá các doanh nghiệp ở Việt Nam





MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN 3
1.1. Giá trị doanh nghiệp 3
1.2. Định giá doanh nghiệp 4
1.2.1. Khái niệm định giá doanh nghiệp 4
1.2.2. Sự cần thiết của định giá doanh nghiệp 5
1.3. Định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 7
1.3.1. Định nghĩa phương pháp chiết khấu dòng tiền 7
1.3.2 Các bước thực hiện định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 8
1.3.3 Đánh giá phương pháp chiết khấu dòng tiền 22
CHƯƠNG 2 – ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG ĐỊNH GIÁ CÔNG TY CỔ PHẦN BIBICA 29
2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty 29
2.1.1 Thông tin sơ lược về BIBICA 29
2.1.2 Lịch sử quá trình hình thành và phát triển 29
2.1.3 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý 31
2.2 Cơ sở lựa chọn phương pháp, Mục đích định giá, các giả thiết 33
2.3 Định giá công ty theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 34
2.3.1 Phân tích thị trường 34
2.3.2 Phân tích môi trường nội bộ 48
2.3.3 Phân tích kết quả kinh doanh 58
2.3.4 Dự báo và định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền 67
 
CHƯƠNG 3 – CÁC HẠN CHẾ KHI ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 83
3.1. Các hạn chế khi áp dụng phương pháp DCF trong định giá doanh nghiệp ở Việt Nam 83
3.1.1. Xác định hệ số Beta cho thị trường Việt Nam 83
3.1.2. Sự không đầy đủ hay sai lệch của các nguồn thông tin 84
3.2. Nguyên nhân của các hạn chế 84
3.2.1. Thiếu hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin thị trường 84
3.2.2. Năng lực định giá 85
3.2.3. Thiếu quy định chuẩn của pháp luật 85
3.3 Một số giải pháp vận dụng hiệu quả phương pháp DCF 85
3.3.1 Nâng cao chất lượng tư vấn định giá 85
3.3.2 Xây dựng hệ thống thống kê hoàn chỉnh về từng ngành cụ thể 86
3.3.3 Kết hợp các phương pháp định giá doanh nghiệp khác nhau 86
3.3.4 Thúc đẩy cổ phần hóa gắn với phát triển thị trường chứng khoán 87
3.4 Một số kiến nghị với cơ quan quản lý 88
3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 88
3.4.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính 88
3.4.3 Kiến nghị với Uỷ ban chứng khoán nhà nước 89
3.4.4 Kiến nghị với Tổng cục thống kê 89
3.4.5 Kiến nghị với Bộ Kế hoạch và đầu tư 90
KẾT LUẬN 91
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

a chế biến.
c) Dân số Việt Nam
Dân số ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô thị trường. Dân số Việt Nam tăng 27%, từ 65 triệu người năm 1990 lên 83 triệu người năm 2005. Tổng dân số ước tính cho năm 2015 là hơn 94 triệu người, tăng 44% so với năm 1990 và khoảng 21% so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng dân số được dự báo ổn định 1,2% mỗi năm.
Biểu đồ 2.5 Dự báo dân số
78
84
90
96
102
2000
2005
2010f
2015f
2020f
Dân số (triệu người)
Nguồn: Niên giám thống kê
- Cơ cấu dân số:
Năm 2005, Việt Nam có dân số 83 triệu người, trong đó 39% dân số dưới 16 tuổi, 16% dân số trong độ tuổi 16-24, 45% dân số trên 24 tuổi. Cơ cấu tuổi có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng bánh kẹo, giảm dần theo tuổi. Với quy mô lớn, kết cấu dân số trẻ, Việt Nam có một thị trường tiềm năng đối với hàng hóa và dịch vụ đặc biệt là ngành bánh kẹo.
Biểu đồ 2.6 Cơ cấu dân số (2005)
< 16
16 - 24
> 24
d) Tình hình vốn đầu tư tại Việt Nam
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2005 đã tăng gần 40%, đạt 5.8 tỷ USD, trong đó đầu tư mới 4 tỷ USD, đầu tư thêm 1.9 tỷ. Gia nhập WTO, Việt Nam đã có nhiều chính sách tự do hóa thương mại, cùng với sự ổn định về chính trị và kinh tế, Việt Nam đã trở thành một trong những điểm nóng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Trong giai đoạn 2006 – 2010, tổng giá trị đầu tư dự kiến đạt 38.5% GDP.
e) Lạm phát
Nguyên nhân gây ra lạm phát chủ yếu do tăng giá dầu mỏ, do tăng lương. Tuy nhiên, với sự kiểm soát của chính phủ và sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát qua các năm đang có xu hướng giảm dần. Năm 2004, chỉ số giá tiêu dùng ở mức 9%, giảm xuống còn 8.4%(2005), 6.6%(2006), dự báo năm 2007 chỉ số giá tiêu dùng sẽ giảm xuống chỉ còn 6%. Lạm phát là nhân tố ảnh hưởng đến giá cả và sức mua của người tiêu dùng.
f) Lãi suất
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cũng phải sử dụng vốn vay từ ngân hàng. Yếu tố lãi suất ảnh hưởng đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Lãi suất còn là nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến nhiều yếu tố khác, đến nhà cung cấp, người tiêu dùng.
Lãi suất huy động nội tệ kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng năm 2006 tăng khoảng 0,07-0,1%/tháng (0,84%/năm-1,2%/năm). Lãi suất cho vay ngắn hạn tăng khoảng 0,08-0,1%/tháng (0,96%-1,2%/năm). Lãi suất cho vay trung dài hạn tăng khoảng 0,1%-0,25%/tháng (1,2%-3%/năm).
Lãi suất huy động ngoại tệ (USD) tăng mạnh từ mức 2,75%/năm lên 4,2%/năm đối với kỳ hạn 12 tháng. Các kỳ hạn khác cũng biến động tương ứng. Lãi suất cho vay tăng khoảng 2-2,5 điểm phần trăm/năm.
g) Thu nhập
Tính chung cả nước, thu nhập trung bình tháng của một lao động làm công ăn lương năm 2005 là 973 nghìn VNĐ, tăng 15,14% so với năm 2004; ở khu vực thành thị là 1.028 nghìn VNĐ, tăng 14,34% so với năm 2004; ở khu vực nông thôn là 822 nghìn VNĐ, tăng 18,87% so với năm 2004. Do tốc độ tăng mức thu nhập trung bình tháng của một lao động làm công ăn lương ở khu vực nông thôn nhanh hơn so với ở thành thị nên chênh lệch giữa thu nhập của lực lượng lao động này ở thành thị và nông thôn đã giảm bớt, từ 1,3 lần năm 2004 xuống còn 1,25 lần năm 2005. Chính phủ Việt Nam đã thực hiện điều chỉnh lương tối thiểu từ 120.000 đồng/ tháng lên 190.000 đồng/ tháng năm 2000 và 450.000 đồng/ tháng năm 2006.
h) Lao động và việc làm
Quy mô việc làm năm 2005 tiếp tục tăng, cơ cấu lao động tiếp tục chuyển dịch theo chiều hướng tích cực trên nhiều mặt. Tính chung cả nước, tại thời điểm 1/7/2005 có 43.456,6 nghìn người từ đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân, tăng 1.145,5 nghìn người hay 2,7% so với thời điểm 1/7/2004. Đây là mức tăng lớn hơn mức tăng trung bình hàng năm giai đoạn 2001-2005 (tăng 1.017,9 nghìn người làm việc/năm với tốc độ tăng 2,5%). Tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể trong giai đoạn 2001 – 2005
2.3.1.2 Thị trường bánh kẹo
a) Khái quát về thị trường
Triển vọng phát triển của ngành bánh kẹo
Trên thế giới, bánh kẹo là ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng 2%/năm) và là ngành công nghiệp năng động nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm thế giới. Đối với Việt Nam, được đánh giá là thị trường lớn thứ 2 khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia), tốc độ tăng trưởng ngành bánh kẹo luôn cao hơn tốc độ trung bình của thế giới, khoảng 7-8%/năm.
Trong năm 2005, thị trường bánh kẹo Việt Nam tăng 11% về giá trị và 6% về khối lượng. Cuối năm 2005, sản lượng bánh kẹo là 79.500 tấn và doanh thu từ bánh kẹo là 4.844 tỷ đồng.
Thị trường bánh kẹo tại Việt Nam được đánh giá là thị trường đã phát triển do mức tiêu thụ trên đầu người là khá cao. Dân số hơn 80 triệu người, mức độ tiêu thụ trung bình hàng năm khoảng 1kg/ 1 người. Nhìn chung, giá bánh kẹo, đặc biệt là các loại kẹo đường, khoảng $2/kg trong năm 2005. Mức độ tiêu thụ bánh kẹo tại các khu vực ngoại thành (khu vực tập trung hơn 70% dân số) cao, do mức sống đã được cải thiện.
Cung
Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam tăng liên tục khiến cho giá nguyên liệu chế biến bánh kẹo tăng khoảng 10% đến 15% hàng năm. Giá bột mỳ và đường tăng trung bình khoảng 12%. Tương tự, giá điện tăng khoảng 10%. Giá đầu vào khác như lương nhân công, đóng gói cũng tăng. Các loại vật tư có nguồn gốc từ dầu mỏ tăng đột biến như bao bì nhựa (năm 2005, tăng 15 đến 40% so với tháng 01 năm 2004), xăng dầu cũng tăng giá mạnh từ 5 đến 17% đã làm tăng chi phí chuyên chở, do đó, làm giá thành sản phẩm. Một số vật tư có nguồn gốc nhập khẩu khác như lúa làm bột mỳ tăng 35%, dầu thực vật tăng 50%, sữa bột tăng gần 1,5 lần so với đầu năm 2004.
Do tăng chi phí sản xuất, các nhà sản xuất bánh kẹo cũng tìm cách tăng giá bán để chi trả chi phí. Một số doanh nghiệp giữ nguyên giá bán nhưng giảm khối lượng sản phẩm trong mỗi gói sản phẩm. Một số doanh nghiệp tăng giá trong các dịp như lễ, tết. Các công ty lớn như Kinh Đô, Công ty Bánh kẹo Biên Hoà (Bibica), và Công ty Bánh kẹo Hải Hà đã thực hiện tăng giá bán. Tuy nhiên, do đặc điểm cạnh tranh về giá giữa các doanh nghiệp trong nước, tỷ lệ tăng giá trung bình vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của chi phí sản xuất.
Ngoài ra, trên thị trường có rất nhiều bánh kẹo xuất khẩu mẫu mã đẹp, chất lượng tốt. Tuy nhiên, giá của các mặt hàng này khá cao và phần lớn được bán trong các siêu thị.
Cầu
Mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo bình quân đầu người Việt Nam hiện nay thuộc loại thấp nhất thế giới, khoảng 1.25 kg/năm. Trong khi mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân ở một số nước như sau: Đan Mạch 16.3 kg/năm, Anh 14.5 kg/năm, Trung Quốc 1.4 kg/năm. Do dân số lớn, và đời sống người dân ngày càng được cải thiện nên nhu cầu của thị trường là rất lớn.
Thói quen
Mặc dù người Việt Nam vẫn chuộng dùng đồ ăn tươi, tuy nhiên, đồ ăn đóng hộp và đồ ăn nhanh đang dần thông dụng trên thị trường, đặc biệt là tại khu vực thành thị. Chịu ảnh hưởng từ cách sống phương tây và ngày càng có ít thời gian để đi mua sắm và nấu nướng, người dân thành thị sử dụng nhiều các đồ ăn đóng hộp, đồ đã chế biến và đồ ă...
gửi mình vs ạ [email protected]
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn cho làng nghề dệt nhuộm Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 1
P Nghiên cứu khả năng áp dụng htqlmt theo tiêu chuẩn iso 14001:2004 cho công ty TNHH nhựa Đạt Hòa Khoa học Tự nhiên 2
K Nghiên cứu khả năng áp dụng htqlmt theo tiêu chuẩn iso 14001:2004 cho nhà máy sản xuất thuốc bảo vệ Khoa học Tự nhiên 0
Q Đánh giá khả năng áp dụng bài toán nhận dạng trong điều tra tìm kiếm khoáng sản bằng phương pháp địa Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu cơ sở khoa học và khả năng áp dụng các công cụ kinh tế trong việc quản lý và sử dụng hợp Luận văn Sư phạm 0
Z Khả năng áp dụng các chuẩn mực về an toàn vốn tối thiểu theo Hiệp ước Basel 3 tại Ngân hàng Thương m Luận văn Kinh tế 2
D Nhãn sinh thái và khả năng áp dụng công cụ này trong quản lý môi trường tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoạt động Marketing của thư viện trường Đại học Công nghệ Nanyang Singapore và khả năng áp dụng cho Văn hóa, Xã hội 0
C Nghiên cứu khả năng áp dụng phương pháp Rada đất để phát hiện hang rỗng trong thân đê, đập ở Việt Na Khoa học Tự nhiên 0
P Nghiên cứu khả năng áp dụng sản xuất sạch hơn trong tuyến quặng tại mỏ sắt Suối Láo, huyện Đà Bắc, t Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top