Download miễn phí Báo cáo Vấn đề qui hoạch sử dụng đất đai của phường Chi Lăng, Lạng Sơn





Năm 2002, diện tích đất ở đô thị có 117,2 ha, chiếm 28,42% diện tích đất tự nhiên của toàn phường, bình quân đất ở đô thị 473,73m2/hộ, cao hơn mức bình quân chung của thành phố là 169,04m2/hộ. Nhìn chung cơ sở hạ tầng như giao thông, hệ thống điện. và hạ tâng xã hội như giáo dục, thể thao, ytế, chợ, công viên cây xanh .đang trong quá trình cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ủa người dân trong việc bảo vệ môi trường kém nên làm cho môi trường nơi đây ngày càng bị ô nhiễm .
II. thực trạng phát triển kinh tế- xã hội.
1. Thực trạng kinh tế.
Trước đây, nền kinh tế của phường chủ yếu dựa vào việc sản xuát nông nghiệp, khai thác các nguồn lợi từ rừng (chủ yếu là gỗ). Với một nền kinh tế còn nặng yếu tố tự nhiên, tự cung tự cấp thì kinh tế của phường cứ bấp bênh, năm cao năm thấp và hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên.
Từ năm 1990 đến nay, kinh tế của phường đã có những bước chuyển biến tích cực, nền kinh tế phát triển ổn định hơn, vấn đề chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông-lâm- công nghiệp sang dịch vụ-du lịch-công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp-nông lâm nghiệp đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ.Trong đó phát triển mạnh mẽ nhất là ngành du lịch-dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp. Đại hội đảng lần thứ X của toàn phường đã xác định: kinh tế chủ đạo của phường là dịch vụ-du lịch và có ưu tiên và đầu tư đúng hướng các ngành còn lại. Do vậy thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế của phường phù hợp với quá trình phát triển kinh tế chung của toàn thành phố.
Ngành nông nghiệp.
Sản xuất nông nghiệp của Chi Lăng đã có những bước chuyển biến đáng kể. Năm 2002 sản lượng lương thực qui hoạch sử dụng đất đai thóc đạt 244,9 tấn, bình quân lương thực trên đầu người đạt 26kg/ năm (thấp hơn so với thành phố là 69,35kg/năm). Nông nghiệp của phường cũng có sự đa dạng ngành nghề nhưng trồng trọt vẫn đóng vai trò chủ đạo. Giá trị của ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản liên tục tăng trong thời gian qua và chiếm khoảng 35% giá trị của ngành nông nghiệp.
-Trồng trọt: nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các loại cây giống mới có năng suất cao nên sản lượng lương thực của phường năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên, chất lượng lương thực ở đây không được tốt và hiệu qủa kinh tế còn thấp. Diện tích đất trồng lúa năm 2002 đạt 21,6 ha, năng suất của cả năm đạt 27,31tạ/ha. Diện tích cây ngô có 13,8 ha, năng suất đạt 57,3tạ/ ha. Một số cây rau, cây họ đậu ngắn ngày được trồng trên trên địa bàn phường. Tuy nhiên, diện tích nhỏ, hẹp và thường mang nặng tính tự cấp. Cây ăn quả được trồng trên địa bàn phường chủ yếu là trong các vườn của các hộ gia đình, bước đầu đã cho thu nhập. Năm 2001 phường trồng thêm được 1200 cây ăn quả các loại như xoài nhãn. Với một diện tích nhỏ, hẹp, qui mô sản xuất nhỏ chưa chú trọng sản xuất nên hiệu quả kinh tế từ cây ăn quả còn thấp.
-Chăn nuôi: năm 2002, đàn trâu bò có 80 con, tăng 35 con so với năm 1997. Đàn lợn có 1979 con, tăng 757 con so với năm 1997. Gia súc được nuôi theo các hộ gia đình với qui mô nhỏ và chủ yếu là tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn nên đóng góp vào kinh tế chung của toàn phường là không đáng kể. Đàn gia cầm có các loại như gà, ngỗng, vịt tăng nhanh trong thời gian qua đã có 20 hộ gia đình chuyển sang nuôi gà vườn (sự kết hợp giữa thả gà theo lối công nghiệp và trồng cây ăn quả). Thực tế cho thấy mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện của phường. Do vậy cần đầu tư để nâng cao hiệu quả của ngành chăn nuôi đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thành phố.
-Nuôi trồng thuỷ sản: phường có 4,3 ha hồ, ao thả cá. Tuy nhiên việc nuôi, thả chủ yếu qui mô hộ gia đình, không được đầu tư nên hiệu quả thấp.
Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp của phường còn gặp nhiều khó khăn và hướng phát triển là không lớn. Nông nghiệp ngày càng bị xem nhẹ và người dân cũng có xu hướng chuyển sang ngành nghề khác với mức thu nhập cao hơn. Đến nay sản xuất nông nghiệp trên địa bàn phường chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu của người dân, còn lại đều phụ thuộc vào mua bán thị trường bên ngoài.
b. Ngành lâm nghiệp.
Trước đây, hoạt động lâm nghiệp của phường chủ yếu là khai thác gỗ. Đến năm 1990 diện tích rừng của phường chỉ còn 57ha, chủ yếu là các trảm cây bụi, cây cỏ và một số cây gỗ khác với diện tích không đáng kể và hiệu quả kinh tế từ rừng mang lại là không đáng kể.
Trong hơn 10 năm qua, bằng nhiều nguồn vốn (chương trình 327, chương trình 5 triệu ha rừng) và một nguồn vốn của địa phương, phường đã trồng được hơn73 ha rừng. Trong số đó một số diện tích rừng đã cho thu hoạch. Uớc tính sản lượng kinh tế của rừng đạt 800 triệu đồng. Độ che phủ đạt 31,54%.
Trong thời gian tới, phường đang có xu hướng chuyển sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như hồi, quế. Việc trồng các loại cây này vừa mang lại giá trị kinh tế cao hơn các loại cây trồng hiện nay, vừa không phải chặt bỏ cả cây trong quá trình thu hoạch mà chỉ thu hoạch các sản phẩm từ cây.
c. Ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiêp- xây dựng.
Trong những năm qua ngành công nghiệp-xây dựng đã từng bước phát triển mạnh hơn. Các đơn vị kinh tế đã chủ động liên doanh, liên kết, mở rộng sản xuất, đầu tư cải tạo công nghệ và coi trọng việc đào tạo, nâng cao chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ công nhân. Các đơn vị trên địa bàn đã chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã và nâng cao trình độ quản lí, mở rộng thị trường tiêu thụ nên qui mô cũng như chất lượng các đơn vị được nâng cao hơn. Năm 2002 giá trị của ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 23,65% giá trị kinh tế của phưòng.
Tiểu thủ công, một ngành truyền thống của phường trong những năm qua đã được khôi phục và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là từ khi ngành du lịch của phường phát triển đi lên. Do nhu cầu của thị trường, các sản phẩm hàng hoá thủ công với nhiều nét tinh xảo, độc đáo ngày xuất hiện càng nhiều. Điển hình là khảm gỗ, dệt vải dân tộc, kim hoàn. Ngoài ra, một số ngành nghề mới du nhập vào địa phương cũng đang phát triển khá mạnh như thêu ren, nhuộm. Hàng chục cơ sở tiểu thủ công nghiệp sản xuất-kinh doanh trên địa bàn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho khoảng hơn 1000 lao động với mức thu nhập bình quân là 5-6 triệu đồng/năm.
d. Ngành thương mại-du lịch- dịch vụ.
Dịch vụ-du lịch trên địa bàn phường phát triển mạnh, chiếm tỉ lệ lớn trong cơ cấu kinh tế của phường. Kinh tế phường chủ yếu tập trung vào phát triển du lịch- dịch vụ và thương mại.
Năm 2002, trên địa bàn phường có trên 350 hộ kinh doanh với nhiều ngành nghề khác nhau,nhưng chủ yếu vẫn là buôn bán nhỏ, doanh thu tăng 75% so với năm 1995. Nguồn thu chính ở đây là du lịch, thương mại.
Trong cơ cấu ngành dịch vụ, đáng kể nhất là mạng lưới thương nghiệp dịch vụ gồm ăn uống,vui chơi giải trí,giao thông vận tải,bưu chính viễn thông,điện tử,may mặc..được phát triển rộng khắp địa bàn với nhiều chủng loại, cơ cấu hàng hoá đa dạng, phong phú đáy ứng nhu cầu của nhân dân. Tuy nhiên hình thức tổ chức khai thác chưa thật phong phú, cơ sở vật chất chưa được đầu tư đúng mức vì vậy trong qua trình khai thác hiệu quả còn thấp, cần qui hoạch sử dụng đất đai hoạch lại mạng lưới dịch vụ để tăng hiệu quả trong khai thác.
2. Dân...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top