Download miễn phí Chuyên đề Những biện pháp để chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng





Gá trị và cơ cấu giá trị trong ngành trồng trọt có nhiều biến động không ổn định do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng năm 2000 đạt 399890 triệu đồng tăng 98.839 triệu đồng so với năm 1996 (theo giá so sánh năm 1994). Tốc độ tăng trưởng trung bình thời kỳ 1996 - 2000 là 6,6% như vậy nhìn chung sản xuất ngành trồng trọt đã có sự gia tăng đáng kể. Đây là cơ sở để phát triển ngành trồng trọt những năm tiếp theo.
Sản xuất lương thực đặc biệt là sản xuất lúa chiếm tỷ trọng cao trong sản xuất của ngành trồng trọt, theo tính toán cảu năm 2000 giá trị sản xuất của lúa đạt 140.707 triệu đồng chiếm 35,18% cây lương thực khác đạt 133.969 triệu đồng chiếm 33,50%, nhóm cây công nghiệp ngắn ngày đạt 66703 triệu đồng chiếm 16,68%, cây ăn quả đạt và cây công nghiệp lâu năm đạt 27782 triệu đồng chiếm 6,95%, cây thực phẩm đạt 23.203 triệu đồng chiếm 5,8%, cây khác đạt 7526 triệu đồng chiếm 1,88%.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đến năm 2010. Đồng thời đã triển khai, hướng dẫn soạn thảo trình uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các văn bản pháp quy phù hợp với điều kiện địa phương góp phần quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản cảu tỉnh có hiệu quả.
* Ngành dịch vụ - thương mại - du lịch.
Trong mấy năm qua cùng với sự chuyển biến của các ngành sản xuất vật chất, ngành dịch vụ - thương mại - du lịch của Cao Bằng đã có nhiều cố gắng vươn lên trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo cung cấp đầy đủ, các mặt hàng thiết yếu và những mặt thuộc diện chính sách cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống cơ sở dịch vụ hiện nay trên địa bàn tỉnh khá đa dạng. Ngoài Công ty 36 cửa hàng bán lẻ do Sở Thương mại - Du lịch của tỉnh Cao Bằng quản lý, còn các Công ty, trạm trại kỹ thuật của các ngành kinh tế và các hộ cá thể tham gia vào lĩnh vực hoạt động này, đặc biệt là hoạt động khá mạnh mẽ của các tổ chức tư nhân và các hộ cá nhân. Vì vậy hiện nay hoạt động dịch vụ - thương mại của tỉnh tuy các doanh nghiệp Nhà nước đã có nhiều cố gắng, nhưng các tổ chức tư nhân và cá nhân vẫn là vai trò chủ đạo để chiếm lĩnh thị trường nội địa và cả xuất nhập khẩu.
Về xuất nhập khẩu hàng hoá của tỉnh trong những năm qua chủ yếu là thị trường các tỉnh phía nam và Trung Quốc. Việc buôn bán qua biên giới từ khi mở cửa khẩu đã phát triển theo xu hướng tích cực giá trị xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước.
Về du lịch ở Cao Bằng có tiềm năng rất lớn nhưng chưa do quy hoạch cụ thể để khai thác, nhà cửa và thiết bị khách sạn chưa đáp ứng yêu cầu, giao thông đến các điểm du lịch vẫn chưa được đầu tư, đường xuống cấp khó đi lại.
* Cơ sở hạ tầng của tỉnh.
Ngoài các hệ thống như: Hệ thống đường giao thông, hệ thống công trình thuỷ lợi, hệ thống mạng lưới điện và các trạm trại kỹ thuật, còn có các hệ thống như hệ thống bưu chính viễn thông, hệ thống công trình phúc lợi công cộng, hệ thống trường học, mạng lưới y tế.
I.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội ảnh hưởng đến cơ cấu ngành trồng trọt.
Từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong những năm qua cho thấy những ảnh hưởng đến cơ cấu ngành trồng trọt.
I.3.1. Những thế mạnh của tỉnh Cao Bằng.
Trong nông nghiệp đã hình thàh những cơ sở nòng cốt (các trạm trại, Công ty) phục vụ sản xuất nông nghiệp một cách tích cực kịp thời, tưới tiêu chủ động, được nhiều giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, tạo được sản phẩm hàng hoá đáp ứng yêu cầu thị trường và hiện nay đang chuyển đổi theo hướng dịch vụ ngày càng tốt hơn, hiệu quả hơn, đi sâu vào những lĩnh vực cụ thể như khuyến nông, khuyến lâm, thú y, bảo vệ thực vật, tưới tiêu chủ động thu mua, tiêu thụ sản phẩm … một cách tích cực.
Trong công nghiệp đã hình thành các cơ sở sản xuất gang xi măng, sản xuất đường kính trắng chất lượng cao … bước đầu sản xuất có hiệu quả, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt đã từng bước hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với việc chế biến, tạo ra nhiều việc làm để thu hút lao động góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá và hiện đang từng bước sắp xếp lại cho phù hợp với yêu cầu phát triển mới.
Các trục giao thông từng bước được tu sửa và nâng cấp, đường giao thông nông thôn phát triển nên việc giao lưu kinh tế và đi lại của nhân dân được dễ dàng hơn, giúp cho việc tiêu thụ nông sản phẩm được dễ dàng và nhanh chóng hơn. Hệ thống thông tin liên lạc được trang bị tương đối hiện đại bằng đường vi ba đến tất cả các huyện thị đã tạo điều kiện thông tin thường xuyên được thông suốt trong và ngoài tỉnh để người sản xuất có thêm nhiều thông tin về tất cả mọi mặt kinh tế - xã hội.
Cơ sử vật chất của các ngành văn hoá, y tế, giáo dục … được tăng trưởng đã nâng cao trình độ văn hoá, dân trí, tăng cường sức khoẻ cho toàn dân và tăng chất lượng nguồn nhân lực.
Do đất đai khí hậu đa dạng cho phép Cao Bằng có điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng của tỉnh trong những năm tới.
Đất đai ở Cao Bằng khá tốt phù hợp với một số loại cây trồng sinh trưởng và phát triển.
Nguồn lao động trong ngành nông nghiệp của tỉnh dồi dào, đủ điều kiện để thâm canh tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và thực hiện đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp.
Nguồn tài nguyên đất, nước khí hậu, nhân văn của tỉnh hiện chưa được khai thác triệt để. Do vậy trong thời gian tới có thể khai thác các nguồn lực trên để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng của tỉnh.
I.3.2. Những hạn chế.
Bên cạnh những lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cao Bằng theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá thì còn một số hạn chế.
Những yếu tố bất lợi bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên địa hình chia cắt mạnh, có độ dốc lớn, hạn hán thường xuyên xảy ra ngoài ra còn thêm về lũ lụt … đã gây cản trở khó khăn cho việc phát triển ngành trồng trọt của tỉnh. Tuy lực lượng lao động trong nông nghiệp nhiều nhưng đội ngũ lao động có kỹ thuật, có kiến thức kinh tế còn rất ít, trình độ dân trí còn thấp. Do vậy đã hạn chế đến việc đưa tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ bé thậm chí lạc hậu và thiếu đồng bộ. Nhưng trong điều kiện hiện nay, nguồn vốn đầu tư chưa được thoả đáng, không thể ngay 1 lúc có thể thay thế ngay được hết, nên những cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có vẫn được đưa vào sử dụng một cách thủ công. Để tạo điều kiện cho phát triển kinh tế song cần tích cực đầu tư để thay thế dần và xây dựng mới những cơ sở cần thiết để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội. trước hết là cơ sở nòng cốt của nông - lâm nghiệp và công nghệ chế biến, dịch vụ, tiếp đến là cơ sở hạ tầng nông thôn, giao thông, điện nước nhằm nhanh chóng vực dậy 1 vùng lãnh thổ lớn còn giàu tiềm năng chưa được khai thác triệt để để phát triển.
II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt của tỉnh Cao Bằng.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu ngành trồng trọt nói riêng đó là yếu tố quan trọng, bởi vì chuyển dịch cơ cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm … từ đó mới tăng được thu nhập cho người lao động và mặt bằng xã hội, chính vì ý nghĩa to lớn đó Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm chú ý đến việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là mấy năm gần đây. Công cuộc đổi mới do Đảng, Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo trong những năm qua đã lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, là khâu đột phá nhằm giải quyết lương thực cho nhân dân. Chỉ thị 100 của Ban bí thư (khoá IV), Nghị quyết 10 của Bộ chính trị (khoá VI) được triển khai cùng các chỉ thị, nghị quyết của các đại hội và hội nghị T...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D NHỮNG BIỆN PHÁP, PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG tác kế TOÁN CHI PHÍ sản XUẤT và TÍNH GIÁ THÀNH sả Nông Lâm Thủy sản 0
M Những biện pháp cơ bản để phát triển du lịch Hội An đến năm 2010 theo hướng công nghiệp hoá Luận văn Kinh tế 0
H Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở công ty dệt Minh Khai Luận văn Kinh tế 0
O Những biện pháp cơ bản nhằm hạ giá thành sản phẩm tại xí nghiệp xây lắp điện – Công ty điện lực I Khoa học Tự nhiên 0
N Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư Luận văn Kinh tế 0
A Cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước và những biện pháp để đẩy thúc đẩy cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nư Công nghệ thông tin 0
T Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Công nghệ thông tin 0
T Những biện pháp cơ bản để tăng cường huy động vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế V Công nghệ thông tin 0
Z Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty Cung ứng dịch v Công nghệ thông tin 0
L Vốn kinh doanh và những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh ở Công ty cổ phần Cao Hà Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top