Download miễn phí Đồ án Ứng dụng phần mềm reads51 - Proteus trong lập trình và mô phỏng mạch điện tử


ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM READS51. PROTEUS TRONG LẬP TRÌNH VÀ MÔ PHỎNG MẠCH ĐIỆN TỬ
Lời mở đầu
Trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông hiện nay, nhiều phần mềm chuyên ngành có liên quan đến Công nghệ thông tin đang được sử dụng rộng rãi. Từ những phần mềm mô phỏng, thiết kế mạch in mạch nguyên lý, cho tới những phần mềm biên dịch ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy. Chính vì vây, việc ứng dụng Công nghệ thông tin cho Điện tử - Viễn thông là một cách tốt nhất giúp sinh viên tiếp cận được với các phần mềm ứng dụng nhằm phục vụ cho việc học tập ngày một tốt hơn. Các phần mềm ứng dụng Công nghệ thông tin mà các kỹ sư ngành Điện tử -Viễn thông cần được trang bị, có phần mềm biên dịch ngôn ngữ lập trình ( Ngôn ngữ Assembly, ngôn ngữ C, ) sang ngôn ngữ máy, phần mềm mô phỏng Proteus , phần mềm vẽ mạch Orcad , với mục đích biên dịch, mô phỏng nguyên lý hoạt động để phù hợp với các loại linh kiện điện tử trong thực tế. Mặt khác, với những phần mềm biên dịch này, người kỹ sư hay sinh viên có thể hoàn thiện và phát triển kỹ năng lập trình cũng như thiết kế mạch của bản thân, tạo đà cho việc nghiên cứu, học tập đạt được những thành tựu quan trọng. Phần mềm biên dịch Reads51 và Phần mềm Proteus là hai trong số các phần mềm ứng dụng đang được sử dụng phổ biến, với các chức năng ưu việt. Đó là lý do tại sao nhóm em đã xây dựng đề tài “ Ứng dụng phần mềm lập trình Reads51, Proteus trong lập trình và mô phỏng mạch điện tử ”, cho đồ án học phần Ứng dụng công nghệ thông tin cho Điện tử- Viễn thông.


Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ĐỀ TÀI:
ỨNG DỤNG PHẦN MỀM READS51. PROTEUS TRONG LẬP TRÌNH VÀ MÔ PHỎNG MẠCH ĐIỆN TỬ
Lời mở đầu
Trong lĩnh vực Điện tử - Viễn thông hiện nay, nhiều phần mềm chuyên ngành có liên quan đến Công nghệ thông tin đang được sử dụng rộng rãi. Từ những phần mềm mô phỏng, thiết kế mạch in mạch nguyên lý, cho tới những phần mềm biên dịch ngôn ngữ lập trình sang ngôn ngữ máy. Chính vì vây, việc ứng dụng Công nghệ thông tin cho Điện tử - Viễn thông là một cách tốt nhất giúp sinh viên tiếp cận được với các phần mềm ứng dụng nhằm phục vụ cho việc học tập ngày một tốt hơn. Các phần mềm ứng dụng Công nghệ thông tin mà các kỹ sư ngành Điện tử -Viễn thông cần được trang bị, có phần mềm biên dịch ngôn ngữ lập trình ( Ngôn ngữ Assembly, ngôn ngữ C,… ) sang ngôn ngữ máy, phần mềm mô phỏng Proteus , phần mềm vẽ mạch Orcad…, với mục đích biên dịch, mô phỏng nguyên lý hoạt động để phù hợp với các loại linh kiện điện tử trong thực tế. Mặt khác, với những phần mềm biên dịch này, người kỹ sư hay sinh viên có thể hoàn thiện và phát triển kỹ năng lập trình cũng như thiết kế mạch của bản thân, tạo đà cho việc nghiên cứu, học tập đạt được những thành tựu quan trọng. Phần mềm biên dịch Reads51 và Phần mềm Proteus là hai trong số các phần mềm ứng dụng đang được sử dụng phổ biến, với các chức năng ưu việt. Đó là lý do tại sao nhóm em đã xây dựng đề tài “ Ứng dụng phần mềm lập trình Reads51, Proteus trong lập trình và mô phỏng mạch điện tử ”, cho đồ án học phần Ứng dụng công nghệ thông tin cho Điện tử- Viễn thông.
Chương 1. Cơ sở lý thuyết
Phần mềm lập trình và biên dịch Reads51
1.1.1. Giới thiệu về phần mềm Reads51
1.1.2. Cách sử dụng phần mềm Reads51
1.2. Phần mềm mô phỏng Proteus
1.2.1. Tổng quan về phần Proteus
1.2.2. Cách sử dụng phần mềm Proteus 7.8
1.3. Các linh kiện điện tử cơ bản
1.3.1. Vi điều khiển AT89C51
1.3.2. Diode phát quang (LED 7 thanh)
Chương 2. Ứng dụng phần mềm Reads51 và Proteus 7.8, lập trình, biên dịch và mô phỏng cho mạch đếm từ 0 đến 9.
2.1. Mạch đếm từ 0 đến 9 sử dụng VĐK AT89C51
Ứng dụng phần mềm Reads51 lập trình và biên dịch cho VĐK AT89C51 điều khiển Led 7 đoạn
Ứng dụng phần mêm Proteus 7.8 mô phỏng cho mạch đếm từ 0 đến 9
Chương 3. Kết luận
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Phần mềm lập trình và biên dịch Reads51
1.1.1. Giới thiệu về phần mềm Reads51
Phần mềm Reads51 là một phần mềm của Rigel Corporation, là một trong những phần mềm biên dịch hai dạng ngôn ngữ lập trình (Assembly và C ) sang ngôn ngữ máy ( hay mã máy ) một cách tự động. Về khía cạnh sử dụng, Reads51 là phần mềm dễ cài đặt, sử dụng dễ dàng. Nó có khả năng dịch chương trình của nhiều họ VĐK khác nhau nhưng biên dịch tốt nhất chương trình của họ VĐK 8051. Chỉ cần soạn thảo ra một chương trình ( Code ), sau đó với vài thao tác đơn giản thì người lập trình đã có được dữ liệu mã máy đúng với mong muốn của mình. Hiện nay, phần mềm Reads51 cũng được sử dụng khá phổ biến trong công việc, giảng dạy và học tập của chuyên ngành Điện tử- Viễn thông.
1.1.2. Cách sử dụng phần mềm Reads51
Cách cài phần mền Reads51 rất đơn giản. Chỉ cần tải phần mềm, chạy file Setup.exe sau đó bấm Next liên tục là được. Biểu tượng của phần mềm trên Destops:
Hình 1.1. Biểu tượng của Reads51
Bước 1. Khởi động chương trình
Khởi động chương trình Click chọn biểu tượng trên Destop, hay chọn Start\ program\ Rigel\ Reads51.
Đây là giao diện của chương trình.
Hình 1.2. Giao diện của Reads51
Bước 2. Tạo một Project mới
Click chọn Project/ New project trên thanh công cụ của giao diện phần mềm.
Hình1.3. Tạo một Project
Chọn xong phần new project, sẽ xuất hiện hộp thoại:
Hình 1.4. Hộp thoại xuất hiện
Hộp thọai New Project xuất hiện, chúng ta cần chú ý đến mục Directory, vì đó là đường dẫn tới thư mục chứa Project cũng như file Hex khi ta đã biên dịch thành công. Và mục Name, là tên của project. Chọn OK. Như vậy là chúng ta đã tạo xong file Project:
Hình 1.5. Project đã tạo
Bước 3. Tạo Module
Click chọn Module / Creat Module:
Hình 1.6. Giao diện của Module
Sau khi click chọn Creat module, Thì xuất hiện hộp thoại sau:
Hình 1.7. Hộp thoại Module
Xuất hiện hộp thoại Creat New Module, bao gồm:
+ Mục Name: tên module mới tạo.
+ Mục Description: là nơi mô tả, giới thiệu chương trình.
+ Và lựa chọn Flat trong mục Type, chọn Assembly trong
mục Language, dạng Text trong mục Editor/Code Generator.
Và sau đó chọn OK, ta sẽ được giao diện mà chúng ta có thể viết lập trình theo ý muốn của riêng mình cho 1 linh kiện nào đó:
Hình 1.8. Giao diện soạn thảo
Và xuất hiện giao diện mà chúng ta có thể viết chương trình theo ý muốn như trên.
1.2. Phần mềm mô phỏng Proteus
1.2.1. Tổng quan về phần Proteus
Phần mềm Proteus VSM được viết bởi công ty Labcenter Electronics. Proteus đã được sử dụng khá rộng rãi trên 35 quốc gia. Proteus đã tự khẳng định thế mạnh của nó về mô phỏng các mạch nguyên lý sát với thực tế, trên 12 năm, càng ngày nó càng được hoàn thiện và phát triển mạnh. Proteus cung cấp cho người sử dụng hầu như toàn bộ các linh kiện điện tử để người dùng có thể tạo ra được các mạch nguyên lý và sau cùng là chạy thử và so sánh với kết quả thực tế. Chính vì Proteus có thể tạo và chạy được các mạch đơn giản cũng như các mạch phức tạp nên có thể dùng nó trong giảng dạy, trong các phòng thí nghiệm điện tử cũng như trong thực hành vi xử lý…
Phần mềm Proteus chạy trong môi trường Windown 32-bit, yêu cầu của nó về phần cứng cũng đơn giản: CPU 300 MHz trở lên. Với đặc thù của một nghành kỹ thuật, các kỹ sư Điện tử - Viễn thông luôn gắn mình với các phòng thí ngiệm. Tuy nhiên, vấn đề về trang thiết bị, linh kiện điện tử cung cấp cho sinh viên làm thí nghiệm đang còn hạn chế. Chính vì vây, việc ứng dụng Công nghệ thông tin cho Điện tử - Viễn thông là một cách tốt nhất giúp sinh viên tiếp cận được với các linh kiện, các thiết bị điện tử phục vụ cho việc học tập ngày một tốt hơn. Hiện giờ, ứng dụng một phần mềm mô phỏng mạch điện tử là một biện pháp hữu hiệu nhất, giúp cho sinh viên chúng em có cách tiếp cận trực quan nhất về các linh kiện điện tử .Khi đi thử việc hay đi làm. Mặt khác, việc mô phỏng mạch điện tử trên phần mềm này sẽ giúp cho cho sinh chúng em kiểm tra được tính chính xác cũng như việc sửa lỗi ngay trên mạch điện tử mà không cần tháo đi, tháo lại hay thay linh kiện khi làm mạch trong thực tế. Điều đó giúp cho sinh viên tiết kiếm được một khoản tiền khá lớn cũng như thời gian mà chúng em đã bỏ ra. Hơn thế nữa sử dụng phần mềm mô phỏng giúp cho chúng em tiếp cận được hầu hết các linh kiện điện tử có trên thị trường, qua đó sinh viên có thể biết được cấu tạo, hình dạng, đặc điểm...của các linh kiện điện tử. Từ đó xây dựng được các mạch điện tử như mong muốn. Một trong những phần mền được sử dụng phổ biến nhất với các chức năng ưu việt hơn đó là phần mền Proteus với chương trình mô phỏng ISIS.
1.2.2. Cách sử dụng phần mềm Proteus 7.8
Click vào biểu tượng để chạy chương trình.chương trình
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ứng dụng phần mềm ClassPoint trong tổ chức dạy học theo mô hình 5E chương Chất khí - Vật lí 10 Luận văn Sư phạm 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Xây dựng hệ thống quản trị mạng dựa trên phần mềm mã nguồn mở Cacti và ứng dụng tại trường Đại học Hải Phòng Công nghệ thông tin 0
A Phần mềm SDL Trados Studio Pro 2019 Full - Ứng dụng dịch thuật nâng cao Văn phòng - Office 6
D ứng dụng mô hình hệ thống lạnh water chiller vào giảng dạy học phần thực tập lạnh công nghiệp tại tr Luận văn Sư phạm 0
B Tìm hiểu phương pháp phân tích các thành phần chính, ứng dụng trích chọn các đặc trưng cho bài toán Luận văn Kinh tế 0
B Ứng dụng của Microsoft Access vào kế toán tổng hợp của công ty cổ phần vận tải An Giang Kiến trúc, xây dựng 0
H Ứng dụng phần mềm crocodile physics vào thiết kế bài giảng bài “thấu kính mỏng”chương trình vật lý l InterNet 1
P Tìm hiểu công nghệ GPS _ GIS và ứng dụng trong quản lý lái xe của công ty cổ phần taxi Kim Liên Công nghệ thông tin 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top