tac.lam59

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Lý luận kinh tế chính trị về khủng hoảng kinh tế





MỤC LỤC TIỂU LUẬN
A. Lời mở đầu
B. Nội dung chính
I) Lý luận kinh tế chính trị về khủng hoảng kinh tế
1. Khủng hoảng kinh tế là gì?
2. Giai đoạn của cuộc khủng hoảng
II) Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng
2. Khách quan
3. Chủ quan
III) Hậu quả
1. Phá hoại lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất làm rối loạn lĩnh vực lưu thông
2. Đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung là điều kiện dẫn tới độc quyền
IV) Cách khắc phục
1. Điều tiết được sự cân đối
2. Giải quyết được sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa tư bản và người lao động.
C. Kết luận
D. Tài liệu tham khảo
- Giáo trình kinh tế chính trị Mác lênin
- Giáo trình kinh tế học phổ thông
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Lời mở đầu
Trong nền kinh tế xã hội nói chung và nền kinh tế tư bản nói riêng, không phải lúc nào cũng tiến hành một cách trôi chảy. Giữa các ngành mà trong quá trình cạnh tranh khốc liệt với nhau thì trong phạm vi xã hội làm sao đảm bảo được sự cân bằng. Trong những điều kiện như vậy tỉ lệ chỉ có thể hình thành lên một cách tự phát, qua việc chuyển từ ngành nọ sang ngành kia theo tỷ suất lợi nhuận cho lên hiện tượng tỉ lệ giữa các ngành chỉ là hiện tượng ngẫu nhiên, tạm thời. Còn mất tỉ lệ mới là hiện tượng thường xuyên, mới là quy tắc chung của tái sản xuất tư bản chủ nghĩa. Trong đời sống thực tế của xã hội tư bản, những hiện tượng mất tỷ lệ: khi thì sản phẩm này ứ đọng, không bán chạy; khi sản phẩm kia khan hiếm; khi xí nghiệp này đóng cửa vì thiếu nguyên liệu; khi xí nghiệp kia phá sản vì sản xuất quá nhiều…
Không phải tái sản xuất tư bản chủ nghĩa vấp phải những hiện tượng mất cân đối cục bộ, thường xuyên xảy ra như trên mà cứ khoảng trên dưới 10 năm. Giống như có một sức mạnh nào xui khiến toàn bộ sản xuất tư bản chủ nghĩa lại bỗng nhiên dừng lại: hiệu buôn phá sản, ngân hàng vỡ nợ, nhà máy đóng cửa, sản xuất thụt lùi… sản xuất hàng hoá quá thừa, hiện tượng đổ vỡ này gọi là khủng hoảng kinh tế.
Bài viết của em được chia ra làm 5 phần chính: khủng hoảng kinh tế chu kì là điều tất yếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục và thực tiễn ở Việt Nam. Với hiểu biết còn hạn hẹp, chưa tìm hiều sâu về kinh tế chính trị Mác Lênin
I) Trong CNTB khủng hoảng kinh tế chu kì là điều tất yếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng:
Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng kinh tế mất ổn định kéo dài mà không điều chỉnh được của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế gây ra những trấn động và hậu quả kinh tế xã hội trong quy mô rộng hay hẹp.
Khủng hoảng kinh tế diễn ra trong mọi lĩnh vực của nền sản xuất xã hội trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất
Khủng hoảng kinh tế chu kỳ gồm có 4 giai đoạn
Khủng hoảng: đây là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ kinh tế. Xuất hiện trước hết là khủng hoảng tiêu thụ, dự trữ hàng hoá trong kho của các xí nghiệp tăng lên, giá cả hàng hoá giảm xuống do cung lớn hơn cầu có khả năng thanh toán cuộc cạnh tranh để tiêu thụ hàng hoá trở lên gay gắt, các nhà tư bản buộc phải thu hẹp, thậm chí đình chỉ sản xuất. Do các xí nghiệp không có khả năng thanh toán các khoản nợ, tâm lý hoảng loạn, việc rút tiền khỏi ngân hàng, bán các cổ phiếu, trái phiếu làm giá trị thị trường giảm mạnh. Tín dụng thương mại và ngân hàng bị thu hẹp trong khi nhu cầu tín dụng tăng lên làm cho tỷ xuất lợi tức tăng lên rất cao. Khủng hoảng công nghiệp và thương nghiệp đưa đến cả khủng hoảng tiền tệ tín dụng. Khủng hoảng đã phá huỷ nghiêm trọng lực lượng sản xuất, người lao động thất nghiệp đông đảo, đời sống hết sức khó khăn. Nghiêm trọng hơn đó lại là điều kiện để nhà tư bản tăng cường bóc lột công nhân. Do đó công nhân buộc phải chấp nhận những điều kiện lao động nặng nhọc, hay tiền lương thấp. Trong khi đó cường độ lao động lại tăng.
Tiêu điều: là giai đoạn tiếp sau khủng hoảng. Đặc điểm của giai đoạn này, sản xuất không tiếp tục giảm sút nữa nhưng cũng không tăng lên, nền sản xuất ở trạng thái trì trệ. Để thoát khỏi tình trạng này, các nhà tư bản tìm cách tăng cường bóc lột lao động bằng cách hạ thấp tiền lương, tăng cường độ và thời gian lao động, để giảm chi phí sản xuất và đổi mới tư bản cố định, cải tiến kỹ thuật. Việc đổi mới tư bản cố định đã làm tăng về nhu cầu tư liệu sản xuất làm cho kinh tế dần dần thoát khỏi trạng thái khủng hoảng có bước chuyển biến khỏi trạng thái trì trệ, chuyển sang giai đoạn phục hồi.
Phục hồi: là giai đoạn tiếp nối với giai đoạn tiêu điều. Từ tiêu điều chuyển sang phục hồi và bắt đầu mở rộng sản xuất nhờ đổi mới tư bản cố định. Sản xuất được mở rộng đạt mức trước khủng hoảng. Số người làm việc tăng lên, giá cả hàng hoá cũng tăng lên, lợi nhuận thu được cũng tăng, nền kinh tế bước sang giai đoạn mới, giai đoạn hưng thịnh.
Hưng thịnh: là giai đoạn phát triển cao nhất của chu kỳ kinh tế. ở giai đoạn này cung cầu về hàng hoá tăng lên, sản xuất mở rộng và phát triển vượt mức cao nhất của chu kỳ trước. Thế là lại tạo điều kiện chuẩn bị cho một cuộc khủng hoảng mới, bắt đầu và chín muồi.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế:
Trong cách trước chủ nghĩa tư bản vẫn thường xảy ra những biến động trong đời sống kinh tế. Những biến động này là do thiên tai, dịch tễ, hay chiến tranh gây lên làm cho sản xuất bị tàn phá, nhân dân bị đói là do thiếu thốn về sản phẩm.
Các nhà kinh tế học tư sản đã giải thích nguyên nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế là do mất cân đối “ngẫu nhiên” giữa các ngành sản xuất hay do tiêu dùng “tạm thời” không theo kịp sản xuất. Dựa trên kết luận vu vơ ấy họ bày ra trăm phương nghìn kế “cứu chữa” cho chủ nghĩa tư bản thoát khỏi cái tai hoạ ghê gớm. Nào là thực hiện “kinh tế chỉ huy”, nào là “công quỹ đặc biệt” cho hàng hoá xuất khẩu, nào là đi xâm chiếm thị trường nước ngoài, hàng hoá bán chịu…
Mặc dù có thay đổi phương thuốc chủ nghĩa tư bản, từ hơn một thế kỷ nay, nó vẫn cứ định kỳ, không những không thuyên giảm mà ngày một trầm trọng thêm lên. Từ 1925 là năm nổ ra cuộc khủng hoảng sản xuất thừa đầu tiên trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản cho đến nay. It nhất chủ nghĩa tư bản trải qua 16 lần khủng hoảng. Những cuộc khủng hoảng này bao trùm toàn bộ thế giới tư bản hay xảy ra ở một số nước tư bản.
ở Anh năm 1925 nổ ra cuộc khủng hoảng có tính chất toàn quốc đầu tiên thì 11năm sau tức là năm 1936 nổ ra cuộc khủng hoảng thứ hai. Năm1947-1948 nổ ra cuộc khủng hoảng thứ ba. Về cơ bản là khủng hoảng thế giới đầu tiên trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Năm 1957 nổ ra cuộc khủng hoảng thứ 4 bao trùm các nước chủ yếu của lục địa Châu Âu có cả Anh và Châu Mĩ. Các cuộc khủng hoảng tiếp sau là: 1866, 1873, 1882, 1890, 1920-1921, 1929-1933: là thảm hoạ của chủ nghĩa tư bản, 1957,1948-1949…liên tiếp nổ ra ở các nước tư bản chủ nghĩa.
Khủng hoảng kinh tế là hiện tượng riêng chủ nghĩa tư bản mới có và đã là cố tật thì không thể nào cứu chữa được thì nguyên nhân không thể đi tìm ở những nhân tố bên ngoài, ngẫu nhiên. Nguyên nhân của nó chỉ có thể là mâu thuẫn đối kháng mà nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ngay từ khi ra đời vốn đã mang trong lòng nó.
Trước hết phaỉ kể đến mâu thuẫn giữa tính tổ chức của sản xuất ở trong từng xí nghiệp riêng rẽ và tình trạng vô chính phủ của sản xuất trong phạm vi toàn xã hội. Mâu thuẫn này tạo ra tình trạng vô chính phủ cực kỳ nghiêm trọng, mọi người đều biết không chỉ riêng chủ nghĩa tư bản mới có tình trạng sản xuất vô chính phủ. Bất cứ hàng hoá nào dựa trên chế độ sở hữu tư nhân ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top