crossfiregames

New Member

Download miễn phí Đề tài Nhận thức nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa





MỤC LỤC
A.Đặt vấn đề 1
B. Nội dung 2
I. Những lý luân chung về quan điểm toàn diện. 2
1. Cơ sở lý luận. 2
2. Yêu cầu của quan điểm toàn diện. 3
3. ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm toàn diện. 4
II. Tính tất yếu phải xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. 4
1. Kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa là gì? 4
2. Vai trò của kinh tế thị trường với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 15
III. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực trạng và giải pháp. 18
1. Thực trạng. 18
2. Giải pháp. 20
Kết luận 24
Tài liệu tham khảo 25
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường.
Quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường là thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế một đặc trưng của kinh tế hiện đại. Đối với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chức năng đó được thực hiện bởi Nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.
Sự điều tiết của Nhà nước thể hiện ở các mặt sau đây:
Một là, Nhà nước tạo môi trườg pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoạt động. ở nước ta hiện nay các cá nhân, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được quyền tự chủ sản xuất kinh doanh; các cá nhân, các doanh nghiệp khi lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh đều lấy lợi nhuận làm thước đo hiệu quả đồng thời làm mục tiêu định hướng các hoạt động kinh tế của mình, tất nhiên, tự chủ kinh doanh theo pháp luật và mọi hành vi đều phải tuân theo pháp luật. Do đó, Nhà nước phải xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật đầy đủ và đồng bộ như: luật về các quyền (sở hữu, chiếm hữu, sử dụng, thừa kế, chuyển nhượng....); luật hợp đồng; luật về sự bảo đảm của Nhà nước đối với các điều kiện khung của nền kinh tế (bảo hộ lao động, bảo vệ môi trường, chống hạn chế cạnh tranh, chăm sóc môi trường, chống hạn chế cạnh tranh, chăm sóc những người không có khả năng lao động, bảo hiểm xã hội...), luật thương mại,.....
Hai là, Nhà nước tạo môi trường kinh tế – xã hội ổn định bằng cách xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất (trong đó quan trọng nhất là phát triển hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc) và kết cấu hạ tầng xã hội (trong đó quan trọng nhất là phát triển hệ thống giáo dục- đào tạo, y tế), cùng với các dịch vụ công cộng khác, như đảm bảo an ninh, dịch vụ tiêu dùng...
Ba là, Nhà nước soạn thảo kế hoạch, quy hoạch, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội và ban hành các chính sách để hướng các chủ thể thị trường thực hiện các kế hoạch, quy hoạch và chương trình ấy thông qua các chính sách tài chính, tiền tệ, sử dụng các đòn bẩy kinh tế như: ưu đãi về thuế, về lãi suất cho vay cho những ai đầu tư vào lĩnh vực mà Nhà nước khuyến khích.
Một vấn đề quan trọng là, Nhà nước ta quản lý nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa “theo nguyên tắc kết hợp thị trường với kế hoạch hoá, phát huy mặt tích cực, hạn chế, khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động, của toàn thể nhân dân”.
Có một số người cho rằng, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì Nhà nước đừng có can thiệp vào kinh tế và kế hoạch hoá vĩ mô của Nhà nước cũng không còn cần thiết nữa. Quan niệm đó là giản đơn, hoàn toàn sai lầm và không có căn cứ lý luận và thực tiễn. Mọi người đều thấy rằng, trong tất cả các mô hình kinh tế được đúc kết đến nay trrên thế giới đều có cả hai dạng điều tiết kinh tế, một là, điều khiển trực tiếp bằng kế hoạch hoá và các biện pháp hành chính; hai là, điều tiết gián tiếp thông qua thị trường, vận dụng cơ chế thị trường để tác động đến các hoạt động của các doanh nghiệp, dùng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích hay gây áp lực buộc các doanh nghiệp phát triển trong khuôn khổ theo hướng kế hoạch do Nhà nước đề ra. Hai dạng điều tiết kinh tế này chỉ khác nhau ở mức độ, liều lượng và hình thức trong cơ chế chung. Sở dĩ như vậy là vì, với tư cách là công cụ điều tiết vĩ mô, là biện pháp, thủ đoạn kinh tế, cả kế hoạch hoá và thị trường đều có những ưu thế và khuyết tật của nó.
Thực chất của vấn đề kế hoạch hoá và thị trường – xét từ góc độ Nhà nước – là sự kết hợp giữa điều khiển trực tiếp bằng kế hoạch và điều khiển gián tiếp thông qua cơ chế thị trường đối với các hoạt động trên thị trường, cũng như đối với các hoạt động kinh tế trong xã hội. Thực tế ngày càng chứng tỏ rằng, sẽ hợp lý hơn và hiệu quả hơn nếu thông qua kế hoạch hoá của Nhà nước điều tiết thị trường để thị trường điều tiết sản xuất và điều chỉnh hành vi của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý nền kinh tế theo nguyên tắc kết hợp kế hoạch với thị trường sẽ càng có thêm điều kiện giải phóng lực lượng sản xuất, đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội.
Qua 14 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước ta đã đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo các điều kiện để chuyển đổi nền kinh tế sang phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và quản lý Nhà nước nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng đã đem lại nhiều kết quả. Song, nhìn chung, ta còn thiếu tri thức và kinh nghiệm quản lý nền kinh tế thị trường, quản lý Nhà nước về kinh tế, xã hội còn nhiều yếu kém.
Trong những năm tới, cần tiếp tục nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý kinh tế củ Nhà nước theo hướng: “Nhà nước thực hiện tốt các chức năng, định hướng sự phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để cần đạt nổ lực phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thiết lập khuôn khổ luật pháp, có hệ thống chính sách nhất quán để tạo môi trường ổn định và thuận lợi cho giới kinh doanh làm ăn phát đạt, khắc phục, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, phân phối và phân phối lại thu nhập quốc dân, quản lý tài sản công và kiểm kê, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh tế – xã hội.
Thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế và chức năng chủ sở hữu tài sản công của Nhà nước. Cán bộ và các cấp chính quyền không can thiệp vào chức năng quản lý kinh doanh và quyền tự chủ hạch toán của doanh nghiệp.
b. Kế hoạch hoá trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta:
Đối với nước ta, giải quyết mối quan hệ giữa thị trường và Nhà nước trong điều tiết, quản lý nền kinh tế cũng còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn phải nghiên cứu. chẳng hạn như:
Thứ nhất, sử dụng cơ chế thị trường đến đâu và như thế nào để phát huy được mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của nó.
Thứ hai, với chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước thì kế hoạch hoá được sử dụng như là một trong những công cụ lao động kinh tế vĩ mô như thế nào để đạt được tăng trưởng lâu bền và đảm bảo được định hướng xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay, kế hoạch hoá được hiểu theo nghĩa rộng nhất bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của Nhà nước vào nền kinh tế để đạt được những mục tiêu đã đề ra.
Kế hoạch trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng khác với kế hoạch hoá trước đây nếu trước đây kế hoạch hoá chỉ giới hạn trong phạm vi khu vực kinh tế Nhà nước, thì bây giờ kế hoạch hoá phải bao hàm tổng thể nền kinh tế quốc dân với nhiều thành phần kinh tế và phải nhấn mạnh đến vấn đề quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội v..v...
Nhìn nhận kế hoạch hoá với...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng, phát triển nền văn hoá Văn hóa, Xã hội 0
T Tiểu luận: Lý luận nhận thức, vận dụng quan điểm đó vào nền kinh tế Việt Nam trước và sau 10 năm đổi Văn hóa, Xã hội 0
B Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa Tài liệu chưa phân loại 0
T Lý luận nhận thức, vận dụng quan điểm đó vào nền kinh tế Việt Nam trước và sau mười năm đổi mới đến nay Văn hóa, Xã hội 0
F Tiểu luận Lý luận nhận thức, vận dụng quan điểm đó vào nền kinh tế Việt Nam trước và sau mười năm đổ Tài liệu chưa phân loại 0
N Quan điểm toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn vào việc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 2
G Những nhận thức chung về văn hoá kinh doanh và việc xây dựng văn hoá kinh doanh trong nền kinh tế th Tài liệu chưa phân loại 0
D Đánh giá nhận thức về tác hại đối với môi trường của chất thải nhựa Khoa học Tự nhiên 0
D Quan điểm Giải tích về các cách tiếp cận khái niệm giới hạn và việc phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh trong dạy học Luận văn Sư phạm 0
D Báo cáo Thực tập nhận thức tại công ty cổ phần hàng hải Sài Gòn Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top