boy_tu_lap1987

New Member

Download miễn phí Đề tài Các giải pháp chủ yếu để xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa





MỤC LỤC
1. Mở đầu: 3
1.1. Tính cấp thiết của đề tài: 3
1.2. Mục đích của đề tài: 4
2. Nội dung: 4
Chương 1: Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Quan niệm về con người: 4
2.1.1.1. Quan niệm về con người trong triết học phương Đông.4
2.1.1.2. Quan niệm về con người trong triết học phương Tây trước Mác. 5
2.1.1.3. Quan niệm của triết học Mác- Lênin về bản chất
con người. 7
 
2.1.2. Vai trò của con người trong đời sống xã hội, đặc biệt trong sản xuất xã hội 9
Chương 2: Vấn đề xây dựng con người để đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam 11
2.2.1. Thực chất quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa ở Việt Nam: 11
2.2.2. Mục tiêu cơ bản của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam: 13
2.2.3. Tại sao cần xây dựng con người việt nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa? 14
2.2.4. Những yêu cầu đối với con người Việt Nam để đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa 16
2.2.5. Thực trạng xây dựng con người Việt Nam từ khi đổi mới đến nay 17
2.2.6. Một số vấn đề đặt ra đối với việc xây dựng con người Việt Nam theo yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa 21
Chương 3: Các giải pháp chủ yếu để xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa 24
2.3.1. Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục- đào tạo 24
2.3.2. Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ: 29
2.3.3. Xây dựng con người Việt Nam kết hợp với quá trình đổi mới kinh tế- xã hội 31
2.3.4. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của Nhà nước trong quá trình xây dựng con người 35
3. Kết luận.38
Chú thích.40
Danh mục tài liệu tham khảo.41
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

cần có những con người có đầy đủ phẩm chất cách mạng. Và, chính Người là một mẫu mực tuyệt vời về một con người chân chính. Đã có rất nhiều cán bộ của Đảng, những chiến sĩ cộng sản trung kiên đã nêu những tấm gương sáng ngời, những hình ảnh tiêu biểu cho con người Việt Nam mới. Song chỉ khi giai cấp vô sản giành được chính quyền, xây dựng chủ nghĩa xã hội thì mới có điều kiện xây dựng con người mới trong đông đảo quần chúng. Ngày nay, trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hướng vào mục đích "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" theo định hướng xã hội chủ nghĩa, con người Việt Nam- mục tiêu và động lực của phát triển kinh tế- xã hội cũng phải có những đặc trưng mới, theo yêu cầu mới để có thể góp phần tốt nhất vào sự nghiệp xây dựng đất nước, phát huy nhiều nhất những tiềm năng của bản thân. Vấn đề đặt ra hiện nay là phải xây dựng con người Việt Nam hiện đại như thế nào để không rơi vào ảo tưởng, để tiến hành và đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa sự nghiệp đó đến thành công?
Đảng ta đã định hướng phát triển con người Việt Nam trong giai đoạn cách mạng mới là xây dựng con người Việt Nam với những đức tính sau:
- "Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi cùng kiệt nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
- Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
- Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mĩ và thể lực(4)".
Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta là nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chính vì vậy, con người Việt Nam cần có phẩm chất chính trị vững vàng, đạo đức, tư cách tốt; có ý thức tổ chức kỷ luật cao; chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Định hướng đó không chỉ nhằm xây dựng một nền tảng tinh thần vững chắc cho công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, mà còn nhằm tạo ra một nguồn lực mạnh mẽ, bền vững cho công cuộc xây dựng đất nước.
2.2.5. Thực trạng xây dựng con người Việt Nam từ khi đổi mới đến nay
Trong suốt quá trình phát triển cách mạng nước ta, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo những quan điểm của trỉết học Mác- Lênin về con người vào việc xây dựng con người Việt Nam mới phù hợp với điều kiện nước ta. Những định hướng phẩm chất của con người Việt Nam được đề cập trong các văn kiện của Đảng ta trong việc đẩy mạnh công tác giáo dục. Trên thực tế Đảng ta đã thường xuyên đổi mới công tác giáo dục nhằm hình thành và phát triển nhân cách các thế hệ con người Việt Nam phục vụ công cuộc kháng chiến và xây dựng đất nước.
Ngay từ những ngày đầu bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta, Đảng ta đã khẳng định "con người là vốn quý nhất", chăm lo cho hạnh phúc của tất cả mọi người là sự nghiệp lớn lao của Đảng. Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, khi thông qua đường lối chính sách đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa tại Đại hội VI(1986), Đảng ta đã khẳng định vai trò quan trọng của "nhân tố con người" trong toàn bộ sự phát triển kinh tế- xã hội. Đại hội VII(1991) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2000.Tại đại hội này, Đảng ta đã đặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế- xã hội, xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Tiếp đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ tư( khóa VII) đã nâng tầm nhận thức của Đảng ta lên cao hơn về vai trò của con người. Sự phát triển con người được xem như là nhân tố quyết định mọi sự phát triển- phát triển xã hội, phát triển, phát triển kinh tế, phát triển văn hóa... Trong các quan điểm về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta đã đúc kết và khẳng định "lấy việc phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững".Khẳng định này, một lần nữa, đã được Đảng ta nhấn mạnh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX.
"Đổi mới" là một quá trình cải biến cách mạng. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là chủ thể của nó phải thay đổi chính bản thân mình, xóa bỏ những lực cản trong xã hội và trong mỗi con người. Thực tiễn chứng minh, không phải bộ máy, cũng không phải khâu nào khác trong hệ thống chính trị với tầm quan trọng của nó, mà chính là con người với phẩm chất và năng lực nhất định quyết định sức mạnh của đổi mới.
Chặng đường đổi mới vừa là một giai đoạn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển đất nước. Đảng ta khẳng định:"Đến nay, thế và lực của đất nước ta đã có sự biến đổi rõ rệt về chất. Nước ta đã ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế- xã hội nghiêm trọng và kéo dài hơn 15 năm, tuy còn một số mặt chưa vững chắc, song đã tạo ra tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".
Về một số thành tựu cơ bản: nền kinh tế tăng trưởng nhanh, nhịp độ tăng GDP hàng năm trong thời kỳ 1991-1995 là 8,2%. Lạm phát bị đẩy lùi từ 77,4%(1986) xuống còn 12,7%(1995). Sự chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã giải phóng sức sản xuất. Nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và tiếp cận với công nghệ sản xuất tiên tiến của nhiểu nước trên thế giới. Đại bộ phận nhân dân có đời sống vật chất và tinh thần được cải thiện, trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa khá hơn trước. ở đây, người lao động đã được giải phóng từng bước khỏi sự ràng buộc của cơ chế cũ, phát huy được quyền làm chủ và chức năng động, sáng tạo trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc thực hiện chế độ dân chủ trong Đảng và trong xã hội được đẩy mạnh đã phát huy được trí tuệ tập thể, phát huy sức mạnh đoàn kết, sức mạnh tổng hợp của nhân dân. Chính sách xã hội ngày càng được hoàn thiện và hướng vào con người, tạo ra những động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế, phát triển đất nước.
Lòng tin của nhân dân đối với Đảng, với chế độ ngày càng được khẳng định. Những thành tựu trên cho thấy công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, trong đó đổi mới tư duy là khâu đột phá, đ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0
D Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng bao bì trong hoạt động kinh doanh ở các doanh nghiệp thương mại nhà nước Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top