socnau_hoxam

New Member

Download miễn phí Luận văn Định hướng chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt - May Việt Nam đến năm 2010





MỤC LỤC
trang
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I: Ý NGHĨA CỦA VIỆC ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 5
I. Đầu tư và vai trò của đầu tư phát triển. 5
1. Khái niệm. 5
2. Vai trò của đầu tư phát triển. 7
3. Các loại hoạt động đầu tư 10
II. Tầm quan trọng của ngành Dệt - May trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam 14
1. Định hướng chiến lược của Đảng về phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước. 14
2. Vai trò của ngành Dệt-May. 17
III. Vì sao phải có chiến lược đầu tư phát triển ngành Dệt-May Việt Nam giai đoạn đến năm 2010. 19
IV. kinh nghiệm của một số nước trong phát triển ngành Dệt - May. 21
1. Đài Loan. 21
2. Hàn Quốc. 22
3. Nhật Bản. 24
4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành Dệt - May Việt Nam. 25
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH DỆT-MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995-2002. 28
I. Lịch sử phát triển ngành Dệt-May Việt Nam. 28
II. Khái quát về hoạt động kinh doanh của ngành Dệt - May giai đoạn 1995 - 2002. 30
1. Tổng quan về tình hình sản xuất kinh doanh của ngành. 30
2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của ngành. 31
3. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm ngành Dệt-May trong và ngoài nước. 33
III. Thực trạng đầu tư của ngành Dệt-May Việt Nam. 36
1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực. 36
2. Thực trạng cơ sở hạ tầng. 39
3. Về nguyên liệu cho ngành Dệt và ngành May. 40
4. Đầu tư trang thiết bị và công nghệ ngành Dệt-May Việt Nam. 45
5. Các hoạt động đầu tư khác. 55
IV. Tác động của đầu tư phát triển đối với ngành Dệt-May. 58
1. Những kết quả đạt được. 58
2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu. 60
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NGÀNH DỆT - MAY VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010. 64
I. Những xu hướng cơ bản của thế giới trong vài thập kỷ tới, ảnh hưởng đối với Dệt-May Việt Nam. 64
1. Xu hướng hội nhập. 64
2. Xu hướng phát triển khoa học công nghệ. 65
II. Phương hướng tổng quát đầu tư phát triển ngành Dệt-May Việt Nam đến năm 2010. 66
1. Một số định hướng chính. 66
2. Những mục tiêu cụ thể cần đạt được. 69
III. Các giải pháp đầu tư phát triển ngành Dệt-May Việt Nam đến 2010. 72
1. Về vận động và thu hút các nguồn vốn. 72
2. Giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu. 74
3. Giải pháp đầu tư cho cơ sở hạ tầng. 76
4. Giải pháp đầu tư cho thiết bị, công nghệ. 77
5. Giải pháp đào tạo phát triển nguồn nhân lực. 80
6. Một số giải pháp khác. 85
KẾT LUẬN 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 90
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng Nha hố: 11.291 triệu đồng, trong đó cho thiết bị là 5.546 triệu đồng, xây lắp 4.592 triệu.
Tính riêng năm 2001 tổng vốn đầu tư giải ngân cho các dự án nghiên cứu khoa học từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước là 2.510 triệu đồng.
Cũng thuộc nguồn vốn này có 3 dự án giáo dục đào tạo từ năm 1996 đến nay gồm:
Trường dạy nghề dệt may Nam Định : 6.945 triệu đồng.
Trường trung học kỹ thuật thời trang I : 6.946 triệu đồng.
Trường trung học kỹ thuật thời trang II : 5.910 triệu đồng.
Tính riêng năm 2001 đã chi hết 3.300 triệu đồng cho giáo dục đào tạo.
Còn những đơn vị đào tạo không thuộc ngành Dệt - May thì sao. Trước tiên xem xét hệ thống các trường đào tạo kỹ sư hiện nay: Trong các trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh có bộ môn đào tạo cán bộ kỹ sư về các lĩnh vực sợi, dệt, may và cơ khí; riêng ngành hoá nhuộm không còn đào tạo trong nước từ năm 1983. Tại trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp và Viện Đại học Mở đã thành lập khoa thời trang đào tạo hoạ sĩ mẫu, mốt và trang trí nội thất.
Việc đào tạo cán bộ trên đại học ở nước ngoài trong những năm gần đây bị thu hẹp lại nhưng được Bộ giáo dục và đào tạo cho phép trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã tiến hành đào tạo thạc sỹ khoa học kỹ thuật và phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) cho ngành dệt - may từ năm 1990. Kết quả là đến nay đã có 5 thạc sĩ khoa học kỹ thuật tốt nghiệp, 3 phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ) đào tạo theo chế độ ngắn hạn tại trường.
Một thực trạng cũng rất đáng buồn hiện nay đó là học sinh thi vào đại học chuyên ngành dệt, may trong những năm gần đây liên tục giảm. Điều này được lý giải bởi vấn đề quan trọng nhất hiện nay đó là Nhà nước ta chuyển từ cơ chế phân phối sinh viên sau khi ra trường sang cơ chế sinh viên tự kiếm việc làm và sự chênh lệch thu nhập giữa các ngành nghề, đã tạo ra tâm lý thực dụng trong việc chọn ngành, chọn nghề của học sinh khi thi vào đại học. Hơn nữa số học sinh thi vào ngành dệt, may ngày càng giảm vì điều kiện dạy và học chưa ngang tầm với cơ chế mới hiện nay.
2. Thực trạng cơ sở hạ tầng.
Theo tổng cục thống kê, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 1998 vào ngành Dệt - May là 447,8 tỷ đồng, trong đó xây lắp là 92,5 tỷ, chiếm 20,6%; vốn thiết bị 300,9 tỷ đồng chiếm 67,2%; vốn xây dựng cơ bản khác là 54,4 tỷ đồng, chiếm 12,2%. Như vậy, tổng lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản chiếm khoảng 1/4 trong tổng số vốn đầu tư.
Trong kế hoạch 2001 - 2010 ngành Dệt - May Việt Nam dự định xây dựng 11 cụm công nghiệp dệt may tập trung. Trước mắt, Tổng công ty Dệt - May sẽ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho 3 cụm công nghiệp là:
Cụm công nghiệp dệt may Phố Nối B - Hưng Yên
Cụm công nghiệp dệt may Nhơn Trạch - Đồng Nai.
Cụm công nghiệp dệt may Bình An - Bình Dương.
Tính đến cuối năm 2002, ngành Dệt - May đã hoàn thành hạ tầng khu công nghiệp Phố Nối B (giai đoạn I của dự án), Nhà máy sợi Phú Bài (Huế). Bên cạnh đó, một loạt cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp được mở rộng như Dệt Thắng Lợi, Dệt Phong Phú, Dệt Nha Trang, Dệt May Hà Nội, May Việt Tiến, May Đức Giang, Nhà Bè, Phương Đông...
Ngoài ra, ngành còn đầu tư vào các cơ sở hạ tầng khác phục vụ cho việc xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc thiết bị trên nền bệ, xây dựng các khu làm việc và đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nguyên liệu góp phần tăng tốc độ phát triển chung của toàn ngành.
Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng của ngành Dệt - May nước ta đã xuống cấp nghiêm trọng do chúng đã được xây dựng từ rất lâu, và vấn đề về vốn đầu tư phát triển đang trở nên vô cùng bức xúc đối với mỗi doanh nghiệp thuộc ngành.
3. Về nguyên liệu cho ngành Dệt và ngành May.
Việc cung cấp nguyên liệu cho ngành Dệt - May là vô cùng quan trọng. Nó giúp ngành Dệt - May chủ động hơn trong sản xuất, trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm và tạo ra giá cả cạnh tranh ở thị trường trong nước cũng như giá cả của các sản phẩm xuất khẩu.
a) Tình hình sản xuất bông.
Nguyên liệu chính của ngành Dệt là bông, xơ sợi nhân tạo, tơ tằm. Trong điều kiện hiện nay của nước ta thì việc phát triển các vùng nguyên liệu bông là quan trọng hàng đầu. Trồng bông một mặt là để chủ động nguyên liệu cho ngành Dệt, mặt khác để nâng cao hiệu quả cho ngành May, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, giải quyết việc làm cho nông dân, cải thiện đời sống nông thôn.
Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng diện tích trồng bông, cung cấp nguyên liệu cho ngành Dệt - May nhưng đến nay phần lớn nguyên liệu trong ngành Dệt - May đều phải nhập khẩu. Có nhiều nguyên nhân khiến cho cây bông chưa phát triển mạnh, trong đó vấn đề quan trọng nhất là cho đến nay chưa có quy hoạch cụ thể phát triển cây bông cho từng vùng và từng địa phương. Do vậy, nhiều địa phương có khả năng trồng bông nhưng chưa đưa cây bông vào cơ cấu cây trồng tại địa phương mình. Ngay từ giữa năm 1999, Chính phủ đã có Quyết định số 168 về một số chính sách phát triển sản xuất bông vải, nhưng đến nay quyết định này chưa được các Bộ, Ngành, địa phương thực hiện một cách hiệu quả. Diện tích trồng bông còn quá ít, năng suất lại chưa cao.
Việt Nam được coi là một nước có tiềm năng rất lớn về sản xuất bông, nhưng trên thực tế chúng ta lại chưa phát huy được thế mạnh này.
Bảng 3: Tình hình sản xuất và nhập khẩu bông xơ của Việt Nam.
Đv: Tấn
Năm
Sản xuất
Nhập khẩu
1998
2.000
67.880
1999
4.500
77.388
2000
6.000
83.880
2001
9.000
120.000
2002
12.500
104.000
Nguồn: Bộ Kế hoạch Đầu tư.
Từ bảng số liệu trên ta thấy hàng năm nước ta phải nhập khẩu một lượng bông xơ rất lớn để làm nguyên liệu cho ngành dệt. Số lượng bông xơ sản xuất được trong nước chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu về bông xơ toàn ngành. Không những thế, chất lượng bông xơ sản xuất ra còn có chất lượng thấp, nguyên nhân là do trình độ kỹ thuật và công nghệ trong trồng bông và sản xuất bông còn hạn chế, thấp hơn so với mức trung bình của thế giới. Do đó tiềm năng về bông xơ của nước ta là rất lớn. Cụ thể, số lượng bông được sản xuất ra như sau: (Xem bảng 4).
Có thể nói cây bông đã lên ngôi trong niên vụ 2001 - 2002. Cây bông đang trở nên ngày càng quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phân công lao động ở nông thôn. Nhiều giống bông mới đã được nghiên cứu và áp dụng vào sản xuất. Các giống bông mới cho năng suất cao, thậm chí lên đến 27 - 30 tạ/ha, đã thu hút nhiều vùng chuyển từ trồng lúa và các cây nông nghiệp khác sang trồng bông. Đầu ra của cây bông lại được các công ty bông bao tiêu sản phẩm với giá thành 5000 - 5500 đồng/kg nên thu nhập của người nông dân tương đối ổn định.
Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng bông giai đoạn 1995 - 2002.
Chỉ tiêu
Tổng số
Đông Nam Bộ
Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
ĐBSCL
Đ.Nai
B.Phước
BR-VT
N.Thuận
B.Thuận
ĐăkLăk
Gia Lai
A.Giang
D.tích
(ha)
1995
11.640
6.384
706
-
2.350
-
2.200
80
1996
10.774
5.293
140
1.700
1.818
410
1.413
1997
11.245
5.942
807
600
601
1.100
2.695
1998
19.964
6.6...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Định hướng chiến lược Marketing du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng đến năm 2020 Văn hóa, Xã hội 0
H Phân tích và một số định hướng chiến lược phát triển ở công ty sơn Tổng hợp Luận văn Kinh tế 0
F Định hướng chiến lược và các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển ngoại thương Việt nam trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
T Định hướng và chiến lược kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Phát triển du lịch là một định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế xã hội Luận văn Kinh tế 0
H Một số phương hướng nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty Khách sạn Luận văn Kinh tế 0
J Định hướng chiến lược kinh doanh của Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật Viễn thông Hà Nội giai đoạn 20 Luận văn Kinh tế 0
N Định hướng chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH Nhà nước một thành viên Cơ khí Hà Nội - HAMECO gia Luận văn Kinh tế 0
F Định hướng chiến lược cạnh tranh về sản phẩm của Công ty TNHH Hồng Phong. Luận văn Kinh tế 0
N Xây dựng định hướng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI) đến năm 2 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top