sungyuri95

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc - Thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về Bộ Kế hoạch đầu tư và Cục Đầu tư nước ngoài 4
1.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư 4
1.1.1 Quá trình hình thành và trưởng thành của bộ kế hoạch đầu tư 4
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư 5
1.1.2.1 Vị trí và chức năng 5
1.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn 5
1.1.2.3 Cơ cấu tổ chức: Bao gồm 18 vụ và các phòng ban khác 5
1.2 Cục đầu tư nước ngoài 6
1.2.1 Hình thành và phát triển 6
1.2.2 Chức năng nhiệm vụ 6
1.2.3 Cơ cấu tổ chức 9
1.2.3.1 Lãnh đạo: 9
1.2.3.2 Bộ máy giúp việc cục trưởng, gồm 6 phòng ban: 9
Chương 2: Thực trạng thu hút nguồn vốn FDI vào Vĩnh Phúc thời gian qua 13
2.1 Tổng quan môi trường đầu tư của Vĩnh Phúc 13
2.1.1 Khung chính sách FDI 15
2.1.1.1 Các hiệp ước quốc tế về FDI 15
2.1.1.2 Các quyết định liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp 16
2.1.1.3 Thủ tục quản lý dự án FDI 16
2.1.1.4 Chính sách thuế 17
2.1.2 Môi trường kinh tế- xã hội 19
2.1.2.1 Kết cấu hạ tầng 19
2.1.3 Tình hình kinh tế 22
2.1.3.1 Công nghiệp 22
2.1.3.2 Nông lâm thủy sản 22
2.1.3.3 Thương mại 22
2.1.3.4 Hợp tác đầu tư: 22
2.2 Tình hình thu hút nguồn vốn FDI tại Vĩnh Phúc 24
2.2.1 Cơ cấu đầu tư, thống kê tình hình triển khai các dự án FDI tại Vĩnh Phúc 25
2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các sự án đầu tư 27
2.3 Đánh giá về kết quả thu hút và sử dụng vốn FDI tại Vĩnh Phúc 28
2.3.1 Những đóng góp tích cực 28
2.3.1.1 Tạo nguồn vốn bổ sung quan trọng 28
2.3.1.2 Chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa 29
2.3.1.3 Giải quyết việc làm và nâng cao trình độ người lao động 31
2.3.1.4 Đóng góp vào ngân sách 32
2.3.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 32
2.3.2.1 Cơ chế quản lý 35
2.3.2.2 Các nguyên nhân khác 35
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại tỉnh Vĩnh Phúc 37
3.1 Định hướng thu hút và sử dụng vốn FDI trong những năm tới 37
3.1.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc đến năm 2010 37
3.1.2 Những lĩnh vực ưu tiên phát triển 37
3.1.3 Định hướng thu hút FDI 38
3.1.3.1. Về địa bàn 38
3.1.3.2. Về hình thức đầu tư 38
3.2 Một số giải pháp tăng cường thu hút nguồn vồn FDI thời gian tới 38
3.2.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách đầu tư 38
3.2.1.1 Cải thiện chính sách đất đai 38
3.2.1.2 Tăng cường hơn nữa các biên pháp khuyến khích đầu tư 38
3.2.2 Cải cách hành chính 39
3.2.2.1 Cải cách thủ tục hành chính 39
3.2.2.2 Bộ máy hành chính 40
3.2.3 Tăng cường đổi mới, vận động xúc tiến đầu tư 40
3.2.4 Đào tạo nguồn nhân lực 40
KẾT LUẬN 41
Danh mục tài liệu tham khảo 42
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

nh, thành phố là: TP.Hà Nội, tỉnh Phú Thọ, tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang; tỉnh lỵ là thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội 50km, cách Sân bay Quốc tế Nội Bài 25 km; hệ thống giao thông thuận lợi: có các tuyến Quốc lộ chạy qua như Quốc lộ 2A ( Hà Nội – Hà Giang), quốc lộ 2B, quốc lộ 2C…, Đường cao tốc xuyên á  Cảng Cái lân - Nội Bài – Nam Ninh ( Trung Quốc) đã triển khai xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km; Đường sắt Hà Nội – Lào Cai đi tỉnh Vân Nam ( Trung Quốc);  đường thuỷ phát triển trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô và sông Phó đáy. Vĩnh Phúc là điểm đến của các  nhà đầu tư trong và ngoài nước; Vĩnh phúc luôn đón nhận các nhà doanh nghiệp với tinh thần “ Doanh nghiệp là doanh nghiệp của Vĩnh phúc, Doanh nghiệp giàu là tỉnh giàu”. 
Năm 1997 số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có 136 doanh nghiệp (trong đó 36 doanh nghiệp Nhà nước); sau khi tái lập tỉnh được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển như: mặt bằng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động và xúc tiến thương mại ….; vì vậy doanh nghiệp phát triển mạnh; Đặc biệt từ khi luật doanh nghiệp (năm 2005) có hiệu lực, số lượng doanh nghiệp được thành lập tại tỉnh Vĩnh Phúc tăng nhanh đột biến. Tính đến tháng 6 năm 2009 số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( FDI) là trên 100 doanh nghiệp, với số vốn đăng ký trên 1.98 triệu USD.
Tốc độ tăng trưởng của Vĩnh Phúc luôn đạt mức cao so với các tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là một trong những tỉnh đứng đầu của cả nước về tốc độ tăng trưởng và cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình của cả nước. Giai đoạn 2006-2010 tốc độ tăng trưởng bình quân của Vĩnh Phúc đạt 15,8%/năm; cùng giai đoạn cả nước là 6,9-7%/năm; các tỉnh trong vùng KTTĐ Bắc Bộ (Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng cao nhất): Quảng Ninh là 13,3%/năm; Bắc Ninh là 15,2%/năm; Hải Dương là 11%/năm; Hưng Yên là 14,1%/năm; Hải Phòng là 13,2%/năm;…
GDP bình quân đầu người trong tỉnh tăng khá nhanh, tốc độ tăng bình quân trên 26%/năm, đến năm 2010 đạt 29,5 triệu đồng/người, tương đương 1.627 USD; cao hơn mức bình quân chung cả nước (đến 2010 dự kiến đạt 1.200 USD/người) và đứng thứ 3 trong vùng KTTĐ Bắc Bộ  sau 2 tỉnh, thành là Hà Nội (2.059 USD/người), Hải Phòng (1.800-1.900USD/người).
Thu ngân sách nhà nước: Năm 2010 dự kiến thu ngân sách của tỉnh đạt 10.200 tỷ đồng, so với các tỉnh trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ Vĩnh Phúc đứng sau 3 tỉnh, thành là Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh, nhưng thu nội địa đứng thứ 2 sau Hà Nội.
Tuy nhiên, tỷ lệ hộ cùng kiệt Vĩnh Phúc còn cao so với các tỉnh trong vùng. Đến 2010 tỷ lệ hộ cùng kiệt Vĩnh Phúc còn 7%, cao nhất so với các tỉnh trong Vùng (tỷ lệ này đến năm 2010: Hà Nội còn 5,53%; Hải Phòng còn 5%; Hưng Yên còn 3%; Hải Dương còn 4,9%; Bắc Ninh còn 4,5%; Cả nước là 11%).
Biểu đồ 4: so sánh mức GDP/người của Vĩnh Phúc với cả nước và ĐBTĐ bắc Bộ.
         Với những kết quả đạt được, Vĩnh Phúc ngày càng khẳng định vị thế trong vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và với cả nước; Đồng thời cũng là tiền đề để tiếp tục thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015 để đến năm 2015 tỉnh Vĩnh Phúc có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp
2.1.1 Khung chính sách FDI
- Cơ chế quản lý đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là quản lý
theo luật. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại doanh nghiệp không có bộ chủ quản như doanh nghiệp nhà nước nên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh chỉ theo luật. Trên cơ sở luật sửa đổi năm 2005, tỉnh đã bổ sung tập trung trước hết vào việc tháo gỡ kịp thời những khó khăn, cản trở đối với doanh nghiệp có vốn FDI đã được cấp phép, tạo điều kiện thu hút nhiêù dự án đầu tư mới với chất lượng cao hơn bằng cách phối hợp giữa Luật doanh nghiệp 2005 với các hiệp ước quốc tế về FDI và các chính sách hỗ trợ của tỉnh.
2.1.1.1 Các hiệp ước quốc tế về FDI
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam_ Hoa kỳ (BTA): Là một hiệp định quan trọng được ký giữa Việt Nam và Hoa kỳ năm 2001, quy định cụ thể về Thương mại hàng hóa, các quyền sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ và việc phát triển các quan hệ đầu tư giữa hai nước
- Hiệp định về tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam_ Nhật Bản: Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (tiếng Nhật: 日越経済連携協定, hay được gọi tắt là JVEPA) là một hiệp định tự do hóa thương mại, dịch vụ, bảo hộ đầu tư và khuyến khích thương mại điện tử giữa Việt Nam và Nhật Bản, chính thức ký hiệp định vào ngày 25 tháng 12 năm 2008.
- Hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN: được ký kết bởi Chính phủ các nước Brunei Darussalam, Cộng hoà In-đô-nê-xia, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-lai-xia, Liên bang Myanmar, Cộng hoà Phi-líp-pin, Cộng hoà Xing-ga-po, Vương quốc Thái Lan và Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ngày 28/01/1992 tại Phillipin nhằm tạo sự thống nhất và tăng cường hợp tác giữa các nước trong khu vực
- Các cam kết khi Việt nam tham gia WTO: Việc gia nhập WTO là một trong những nỗ lực nhằm tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường thương mại quốc tế, tạo tiền đề hội nhập và phát triển nền kinh tế. Do vậy Việt Nam tuân thủ các cam kết là cần thiết
2.1.1.2 Các quyết định liên quan đến việc đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp
- Luật doanh nghiệp 2005: Luật Doanh nghiệp năm 2005 của Việt Nam quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân. Luật doanh nghiệp 2005 còn quy định về nhóm công ty.
- Thông tư liên tịch số 0505/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA giữa Bộ Kế hoạch Đầu tư và Bộ Tài chính, Bộ Công an
- Vấn đề đất đai, giải phóng mặt bằng
2.1.1.3 Thủ tục quản lý dự án FDI
Ngày 15/1/2001, UBND tỉnh đã ra quyết định số 60/QĐ-UB (quyết định thực hiện “cơ chế một cửa” về hợp tác đầu tư trong nước và nước ngoài trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc). Quyết định này quy định nội dung chủ yếu để tổ chức thực hiện quy chế một cửa (một đầu mối) trong việc xúc tiến, quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Vĩnh Phúc trên cơ sở tuân thủ Luật ĐTNN tại Việt Nam, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan để cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi nhất cho đầu tư phát triển. Hiện nay, cơ chế một cửa liên thông đang thực hiện ở 03 đơn vị: Sở Kế hoạch & Đầu tư thực hiện lĩnh vực cấp phép đăng ký kinh doanh, mã số thuế và giấy phép khắc dấu; UBND TP Vĩnh Yên thực hiện lĩnh vực đất đai; Sở Tư pháp thực hiện lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp.
"Cơ chế một cửa" trong quyết định này được thống nhấ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tình hình thu gom và quản lý rác thải sinh hoạt ở Chợ Đầu Mối Phường Phú Hậu Thành Phố Huế Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích thống kê tình hình thu nhập của người lao động trong Công ty Cổ Phần Quốc Tế MBA Luận văn Kinh tế 0
C Báo cáo thu hoạch lớp kế toán trưởng với tình hình thực tế kế toán tại Công ty vận tải Thủy Bắc Luận văn Kinh tế 2
C Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình thực hiện doanh thu ở Công ty xuất nhập khẩu Công nghệ thông tin 0
M Tình hình tiêu thụ sản phẩm và Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty vật tư - Vận tải - xi măng Luận văn Kinh tế 0
M Tình hình thu hút và sử dụng vốn viện trợ chính thức (ODA) giai đoạn 2001-2005, kế hoạch giai đoạn 2 Luận văn Kinh tế 0
T Đánh giá tình hình thực hiện việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA trong ngành giáo dục ở Việt Nam g Luận văn Kinh tế 0
H Phân tích tình hình doanh thu bán hàng ở Công ty TNHH Vật tư thiết bị phụ tùng Quảng Ninh Luận văn Kinh tế 0
A Tình hình quản lý thu - Chi quỹ bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội huyện Văn Giang Luận văn Kinh tế 0
N Phân tích tình hình thu ngân sách nhà nước năm 2006 - 2007 và giải pháp tài chính nhằm thực hiện nhi Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top