no_promises1026

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội





Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC 4
I. Một số vấn đề chung về đầu tư 4
1. Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển 4
2. Những đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển. 5
3. Vai trò của đầu tư phát triển 6
3.1. Trên góc độ toàn bộ nền kinh tế của đất nước 6
3.1.1. Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu 6
3.1.2. Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế 6
3.1.3. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế 7
3.1.4. Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 8
3.1.5. Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước 8
3.2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ 9
4.1. Khái niệm 10
4.2. Vai trò của đầu tư xây dựng cơ bản 10
II. DOANH NGHIỆP - DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG 11
1. Khái niệm chung về doanh nghiệp 11
2. Doanh nghiệp ngành xây dựng 11
2.1. Vai trò của doanh nghiệp ngành xây dựng 12
2.2. Đặc điểm và nội dung hoạt động của doanh nghiệp ngành xây dựng 12
III. CẠNH TRANH - LỢI THẾ CẠNH TRANH 13
1. Cạnh tranh 13
1.1. Khái niệm 13
1.2. Các loại hình cạnh tranh 14
1.3. Vai trò của cạnh tranh 15
2. Lợi thế cạnh tranh 15
2.1. Các điều kiện cho lợi thế cạnh tranh dài hạn 16
2.2. Lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh 17
3. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp. 20
3.1. Giá cả. 20
3.2. Mẫu mã và chất lượng sản phẩm 20
3.3. Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm 21
3.4. Hoạt động giao tiếp khuyếch trương. 21
3.5. Uy tín của doanh nghiệp. 21
IV. ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 22
1. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư hợp lý. 22
2. Đầu tư vào tài sản cố định. 22
3. Đầu tư vào nguồn nhân lực. 23
4. Đầu tư vào tài sản vô hình. 24
V. CÁC TIÊU THỨC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 24
1. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 24
2. Lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được. 25
3. Thị phần mà doanh nghiệp chiếm lĩnh được. 26
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HÀ NỘI.27
I. Giới thiệu chung về Cụng ty: 27
II. Lịch sử hỡnh thành Cụng ty: 28
III. Chức năng nhiệm vụ cơ cấu tổ chức. 31
IV. Hoạt động chính của Công ty: 34
V. Kết quả hoạt động của ba năm (2006, 2007, 2008): 37
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU VỀ ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH PHÁT TRIỂN NHÀ VÀ ĐÔ THỊ HÀ NỘI. 39
I. Phương hướng và mục tiêu phát triển của Công ty 39
1.Công tác đầu tư các dự án nhà ở: 39
2. Công tác xây lắp dịch vụ tư vấn ; 42
3. Những biện pháp thực hiện cụ thể: 42
4. Kế hoạch sản xuất kinh doanh 2009: 43
II. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 44
KẾT LUẬN 59
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Uy tín của doanh nghiệp.
Uy tín là một công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, các doanh nghiệp phải luôn nâng cao uy tín của mình trên thị trường. Khi doanh nghiệp có uy tín cao thì chắc sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được khách hàng tiêu dùng nhiều hơn và như vậy thì doanh nghiệp đã đạt được lợi thế trong cạnh tranh.
IV. Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
1. Vốn và cơ cấu vốn đầu tư hợp lý.
Vốn và cơ cấu vốn đầu tư là một trong những yếu tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động nếu như thiếu vốn thì không thể đạt được hiệu quả như mong muốn. Nhưng ngược lại nếu doanh nghiệp có nhiều vốn mà không có một cơ cấu vốn phù hợp với thực trạng hoạt động của công ty thì cũng không thể nâng cao được lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Chính vì thế, để có thể nâng cao được năng lực cạnh tranh thì trước hết đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, và đồng thời phải luôn có một cơ cấu vốn hợp lý.
2. Đầu tư vào tài sản cố định.
Đầu tư vào TSCĐ đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi hai lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư.
Thứ hai, Đó là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm – hoạt động chính của mỗi doanh nghiệp.
Như vậy, hoạt động đầu tư vài tài sản cố định đóng vai trò quan trọng nhất nếu không muốn nói là quyết dịnh đối với phần lợi nhuận thu được cũng như năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các hãng thường tăng cường thêm tài sản cố định khi họ thấy trước được cơ hội có lợi để mở rộng sản xuất hay vì họ có thể giảm bớt chi phí bằng cách chuyển sang những phương pháp sản xuất dùng nhiều vốn hơn. Nhưng việc đầu tư quá lớn cho tài sản cố định lại đồng nghĩa với việc vốn khê đọng lớn. Do vậy, doanh nghiệp cần xác định mức hợp lý cho tài sản cố định, phù hợp với khả năng cũng như quy mô hoạt động của doanh nghiệp.
Như chúng ta đã biết, trong quá trình sử dụng, tài sản cố định có sự giảm dần về giá trị, đây chính là sự hao mòn tài sản cố định . Chính vì đặc điểm này mà trong quá trình vận hành sử dụng các tài sản loại này, cần có sự tính toán khấu hao và dành một phần lợi nhuận của doanh nghiệp để hình thành nên quỹ đầu tư cho tài sản cố định. Khi tiến hành trích khấu hao cần xem xét các yếu tố:
- Tình hình tiêu thụ sản phẩm do tài sản cố định đó tạo ra trên thị trường.
- Hao mòn vô hình của tài sản.
- Vốn đầu tư cho tài sản cố định
3. Đầu tư vào nguồn nhân lực.
Nếu như tài sản cố định là một bộ phận quan trọng hình thành nên năng lực sản xuất của doanh nghiệp thì có thể coi nguồn nhân lực là bộ phận quyết định đến việc vận hành quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có cơ sở vật chất hiện đại nhưng không có đội ngũ lao động có trình độ thì việc vận hành hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả và dẫn đến việc đưa doanh nghiệp thất bại trước các đối thủ cạnh tranh.
Nguồn nhân lực trong cơ chế thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng, vì thế, trong chiến lược phát triển, doanh nghiệp không thể không đề cập đến vấn đề đầu tư đào tạo cho đội ngũ lao động của mình. Để hoạt động đầu tư có hiệu quả cần phân chia nguồn nhân lực ra thành đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học và đội ngũ nhân công trực tiếp lao động.
Trong các doanh nghiệp, đội ngũ quản lý, đặc biệt là hàng ngũ giám đốc là một trong các yếu tố quan trọng để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tuy nhiên phải thừa nhận rằng chúng ta chưa có những nhà quản lý doanh nghiệp giỏi theo cơ chế thị trường, vì vậy việc tổ chức đào tạo có tính hệ thống cho đội ngũ cán bộ này là cực kỳ quan trọng. Để có điều kiện tiếp cận với kinh nghiệm của các nước thì ngoài việc đầu tư tiền mới những chuyên gia giỏi của nước ngoài đến giảng dạy tại Việt Nam, có phải cử người có năng lực và phẩm chất đạo đức đi học ở các nước về quản lý doanh nghiệp. Việc tuyển chọn giám đốc và các chức danh khác trong doanh nghiệp cũng là yêu cầu bức xúc hiện nay. Cơ chế bổ nhiệm đề bạt hiện nay rõ ràng là không hiệu quả, do đó cần đầu tư cho cơ chế tuyển chọn giám đốc theo hình thức thi tuyển hay áp dụng hình thức thuê giám đốc theo hợp đồng có quy định quyền lợi và trách nhiệm rõ ràng.
4. Đầu tư vào tài sản vô hình.
Khác với tài sản hữu hình, tài sản vô hình là các tài sản không có hình thái cụ thể, tuy nhiên nó có đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển của doanh nghiệp. Các tài sản vô hình đó có thể là uy tín của doanh nghiệp, bầu không khí làm việc, sự nổi tiếng của nhãn mác thương hiệu, vị trí thương mại…
Các tài sản vô hình không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng nó đã gián tiếp tác động làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra nhanh hơn.
Đầu tư hợp lý vào tài sản vô hình đồng nghĩa với việc thúc đẩy vị thế, lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên. Chẳng hạn, trước khi doanh nghiệp tung một sản phẩm mới ra thị trường thì doanh nghiệp buộc phải đầu tư cho việc thu thập, xử lý thông tin về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm và hiện nó được áp dụng bao nhiêu và liệu nó có thể chiếm lĩnh được bao nhiêu thị phần…
Có muôn vàn vấn đề liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp thông qua tài sản vô hình. Chính vì thế doanh nghiệp cần có những chính sách đầu tư phù hợp, cần xem cái nào là quan trọng cần thiết thì đầu tư trước còn lại sẽ tiến hành đầu tư dần dần, tránh đầu tư dàn trải.
V. Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Mức độ hiệu quả sử dụng vốn có thể xác định bằng 2 chỉ tiêu chính là tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tỷ suất doanh thu trên vốn. Ngoài ra, xét về quyền lợi của nhà đầu tư, người ta có thể dùng chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vố chủ sở hữu để đánh giá khả năng sinh lời trên một đồng vốn của người góp vốn vào doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết mức độ sinh lời của đồng vốn dùng trong kinh doanh. Tỷ lệ này cần bù đắp được chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Thông thường, đồng vốn được coi là sử dụng có hiệu quả nếu tỷ lệ nói trên cao hơn mức sinh lời khi đầu tư vào các cơ hội khác, hay ít nhất phải cao hơn lãi suất tín dụng ngân hàng.
Tỷ suất doanh thu trên vốn cho thấy mức doanh thu tạo ra trên một đồng vốn, ngoài ra nó còn cho biết mức quay vòng vốn. Tỷ suất này còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của ngành và chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Tình trạng hiệu quả thấp so với phí tổn sử dụng vốn sẽ làm cho các doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn. Hiệu quả thấp cộng với thiếu vốn làm giảm sức cạnh tranh (về giá cả và chất lượng), từ đó thị phần bị thu hẹ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Một số kiến nghị nhằm nâng hiệu quả đầu tư của công ty TNHH sản xuất & thương mại Vạn Hoa trong thời Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long Luận văn Kinh tế 2
N Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị tại Công ty Đầu tư Xây lắp và Thươn Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp tài chính nhằm huy động vốn đầu tư trong nước cho phát triển kinh tế - Xã hội ở Tỉn Luận văn Kinh tế 0
H Một số giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ trong thời gian tới Luận văn Kinh tế 2
S Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác lập dự án đầu tư tại trung tâm tư vấn đầu tư và x Luận văn Kinh tế 0
W Hoàn thiện phương pháp quản lý nhân sự công ty cổ phần đầu tư và phát triển nha khoa DETEX_NSK nhằm Luận văn Kinh tế 0
M Giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đầu tư và phát triển kỹ thuật Việt Luận văn Kinh tế 0
V Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty đầu tư - Xây dựng Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
M Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công cuộc đầu tư cho xóa đói giảm nghèo Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top