tony_bee

New Member

Download miễn phí Tái cấu trúc lại nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam sau khủng hoảng theo hướng toàn diện và hiện đại





Về nguyên nhân khách quan : nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đi lên từ
mức phát triển rất thấp; nhiều mặt vẫn còn mang tính chất của một nền sản xuất
tiểu nông, nhỏ lẻ, phân tán; cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, nhân lực ít được đào tạo,
trình độ kỹ năng nghề thấp; mặt khác nước ta nằm trong khu vực thường xuyên có
bão lụt (khoảng 10 cơn bão/năm), thời gian gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu toàn cầu, thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp và Việt Nam là một trong
những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, hàng năm thường bị thiệt hại lớn về người và
của, cho sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ủa
Việt Nam ngày càng gia tăng, hàng hoá của các nước trong khu vực có chất lượng
tốt hơn, giá có tăng hơn khoảng 10-20% so với sản phẩm trong nước nhưng họ vẫn
cạnh tranh được, đây là những thách thức đối với các mặt hàng được coi là thế
mạnh của nông nghiệp Việt Nam và là nguồn thu nhập lớn của đa số nông dân
(như gạo, hàng thuỷ sản, cà phê, điều,...). Chi phí đầu vào của sản xuất tăng
nhanh, nhất là từ năm 2008 đến nay, giá cả vật tư, giống, nhiên liệu, nguyên liệu
đầu vào của sản xuất và chế biến nông sản tăng nhanh; ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu, thiên tai bão lũ, hạn hán, nắng nóng kéo dài diễn biến bất thường, cùng với
dịch bệnh gia súc, gia cầm, cây trồng ngày càng gia tăng,... Từ đó đã dẫn đến : Giá
trị sản xuất và giá trị gia tăng cũng như kim ngạch xuất khẩu lâm sản, thuỷ sản đạt
thấp hơn cùng kỳ các năm trước(1). Môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp và
hàng hoá nông sản trên thế giới và trong nước ngày càng gay gắt hơn. Đã tác động
trực tiếp đến giảm việc làm và thu nhập của nông dân, lực lượng lao động ở khu
vực nông thôn,...
Tuy nhiên, trong những thời điểm khó khăn đất nước đã trải qua và những
tác động của các cuộc khủng hoảng kinh tế, nông nghiệp và kinh tế nông thôn vẫn
giữ được nhịp độ phát triển tăng, bảo đảm được án ninh lương thực và tiếp tục xuất
khẩu được các mặt hàng nông sản ra thế giới, đời sống dân cư nông thôn tuy không
cao những tiếp tục được cải thiện,... và nông nghiệp được đánh giá "là nhân tố
quan trọng" tạo sự ổn định cho kinh tế - xã hội nước nhà. Hiện nay, mặc dù nền
(1) Theo số liệu thống kê từ năm 2005 đến 2009, thì năm 2009 là năm đạt các chỉ tiêu tăng trưởng thấp
nhất; năm 2009, tốc độ tăng GDP nông lâm, thủ sản đạt 2,3%; tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 3,5%, trong
đó ngành nông nghiệp đạt dưới 3%, lâm nghiệp 1,2% và thủy sản gần 3% so với mức đạt 4,1-4,5% của
những năm trước.
kinh tế cả nước nói chung và nền kinh tế nông nghiệp nói riêng đã có bước khôi
phục, song ngay vào những tháng cuối năm 2010 và những năm sau này được dự
báo vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động sâu sắc, khó
lường của kinh tế kinh tế thế giới và biến đổi khí hậu.
Vậy phải chăng tái cấu trúc lại nền kinh tế nói chung và nông nghiệp nói
riêng là giải pháp lâu dài và cần thiết phải làm để phát triển hiệu quả và bền vững?
Hướng đi và biện pháp trọng tâm cần tái cấu trúc như thế nào? Đây là câu hỏi cần
được nghiên cứu và làm rõ để kinh tế nông nghiệp tiếp tục phát huy vai trò là
"nhân tố quan trọng" tạo sự ổn định cho kinh tế- xã hội đất nước.
1. Khẳng định kinh tế nông nghiệp có những đóng góp không nhỏ đối
với KT-XH nước ta thời gian qua.
Nhìn tổng thể kinh tế Việt Nam đã và đang đồng thời diễn ra nhiều quá trình
biến đổi khác nhau : từ kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường, từ nền kinh tế
nông nghiệp lên công nghiệp hoá, từ xã hội nông thôn vào quá trình đô thị hoá,
hay sâu hơn từ nền kinh tế tương đối khép kín vào tiến trình toàn cầu hoá...
Những quá trình chuyển biến nêu trên, tuy còn nhiều tồn tại, bất cập, nhưng kinh tế
nông nghiệp được nhìn nhận là đã làm được nhiều việc, đóng góp quan trọng vào
việc khắc phục những tác động của khủng hoảng, giảm phát đối với nền kinh tế
nước ta, góp phần làm thay đổi sâu sắc và ngày càng hiệu quả hơn trong việc khai
thác tài nguyên, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội cũng như từng bước làm
thay đổi cách sản xuất ngày càng hiệu quả, hiện đại hơn và bền vững hơn.
Một số ví dụ về những số con số "ấn tượng" mà ngành nông nghiệp đã
đạt được vừa qua : (i) Năm 2009 là năm sút giảm mạnh về kinh tế, nhưng số
liệu của 6 tháng đầu năm 2010, kinh tế - xã hội nước ta tuy vẫn chịu tác động của
nền kinh tế thế giới, nhưng đang trên đà phục hồi và phát triển theo hướng tích cực
với mức tăng trưởng khá ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. Tính chung 6 tháng đầu
năm, tổng sản phẩm trong nước tăng 6,16% so với cùng kỳ năm trước; trong
đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,31%, đóng góp 0,59 điểm
phần trăm vào mức tăng chung và cao hơn trên 1% so với năm 2009; điều quan
trọng là nông nghiệp góp phần quan trọng vào việc tạo việc làm, nâng cao dần
thu nhập của dân cư nông thôn và ổn định xã hội. (ii) hay về xuất khẩu mặt hàng
nông, lâm, thuỷ sản : Nếu như tổng kim ngạch xuất khẩu của các hàng hoá khác sụt
giảm nhanh do khủng hoảng, thì xuất khẩu hàng nông lâm thuỷ sản vẫn giữ được
nhịp độ tăng trưởng cao 11-14%/năm; nếu năm 2000 chỉ mới đạt 4,197 tỉ USD, thì
năm 2007 con số này vượt trên 12 tỉ USD, năm 2009 đạt trên 14 tỉ USD và đã vượt
chỉ tiêu bình quân được đề ra trong giai đoạn 2006-2010; đồng thời là ngành có
nhiều mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD trở lên (6/10 mặt hàng xuất
khẩu có giá trị trên 1 tỉ USD/năm).
Nguyên nhân chính của những thành tựu là từ các chủ trương, chính
sách đúng đắn? Thực tế quá trình phát triển đất nước và thành tựu nông nghiệp đạt
được thời gian qua phải khẳng định bắt nguồn từ chủ trương, chính sách đúng đắn,
khơi dậy và khuýên khích sự sáng tạo của người dân, các thành phần kinh tế đóng
góp cho đất nước nói chung và nông nghiệp, nông thôn nói riêng.
Điểm lại trong nông nghiệp vừa qua cho thấy rõ : Năm 1989, khi công
nghiệp tăng trưởng âm, chính sách đổi mới của chỉ thị 100 của Bộ Chính trị (Khoá
6) tạo đột phá trong phát triển sản xuất nông nghiệp đã lần đầu tiên giúp đất nước
đủ gạo ăn và chuyển sang xuất khẩu. Năm 1999, chính sách mới của nghị quyết 6
Bộ Chính trị (Khoá 8) và vốn đầu tư cho nông nghiệp tăng cao tạo ra nhiều việc
làm và thu nhập cho lao động gặp khó khăn của khủng hoảng của kinh tế châu Á.
Năm 2002, Nghị quyết Trung ương số 15 (Khoá 9) về Công nghiệp hoá, hiện đại
hoá Nông nghiệp, nông thôn lại được "thổi thêm" luồn gió mới nguồn lực bổ sung
mới cho tăng trưởng nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Năm 2009, Nghị quyết
TW 7 (Khoá 10) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đề ra nhiều chính sách
mới hy vọng sẽ đem lại sức bật mới để cho nông nghiệp Việt Nam vượt qua thách
thức và tác động của suy thoái kinh tế thế giới và thực sự đã có tác động tích cực
đối với nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng. Và có thể nói rằng,
khi kinh tế quốc tế như khi phe XHCN sụp đổ cuối thập kỷ 80, cuộc khủng hoảng
kinh tế Châu Á cuối thập kỷ 90 và cuộc khủng hoảng tài chính thế giới vừa qua,
nhưng nông nghiệp và kinh tế nông thôn nước ta vẫn tăng trưởng, luôn là nhân tố
tạo sự bình ổn cho kinh tế, xã hội nước nhà.
Qua đó có thể đánh giá vào những giai đoạn kinh tế khó khăn, nếu được coi
trọng từ việc đề ra chủ trương đến chính sách đúng đắn và tổ chức thực hiện tốt thì
nông nghiệp chẳng những sẽ phát triển, đóng góp vào tăng trưởng GDP của cả
nước, ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top