Download miễn phí Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nợ công của Việt Nam





Theo số liệu của Bộ Tài chính, ước tính tổng số dư nợ công của Việt Nam
đến cuối năm 2009 khoảng 44,7% GDP. Trong đó, nợ Chính phủ chiếm 35,4%
GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 7,9 GDP%; và nợ Chính quyền địa
phương chiếm 1,4 GDP%. Đến hết năm 2010, tỷ lệ nợ công sẽ cao hơn nữa, có thể
sẽ đạt mức 53% GDP. Theo hệ thống quản lý nợ và phân tích tài chính của Hội
nghị của Liên hợp quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD), nợ công còn bao
gồm cả các nghĩa vụ nợ của Ngân hàng Trung ương, các đơn vị trực thuộc Chính
phủ (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước) ở tất cả các cấp chính quyền. Do đó, theo
khái niệm như vậy thì cách tính toán sẽ bao gồm cả nợ của ngân hàng Trung ương
và nợ của các doanh nghiệp nhà nước làm cho số liệu nợ công của Việt Nam do
một số tổ chức quốc tế công bố thường cao hơn so với số liệu thống kê của Bộ Tài
chính tại cùng thời điểm công bố. Ngoài ra, cũng còn do cách lựa chọn tỷ giá quy
đổi, ước tính GDP tại thời điểm công bố. Một số nghiên cứu thường trích dẫn số
liệu công bố vào tháng 02/2010 của Cơ quan Thông tin Kinh tế (EIU) ước tính nợ
công của Việt Nam là 52,1% GDP năm 2009 và sẽ tăng lên tới 54,3% GDP năm
2011 (tại thời điểm đó, Bộ Tài chính công bố số liệu ước tính nợ công ở mức là
44,7% GDP). Còn theo World Factbook của CIA, nợ công của Việt Nam năm
2008 ở mức 38,6% GDP; năm 2009 tăng lên mức 52,3% GDP, đứng thứ 44/129
quốc gia về nợ nần



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA VIỆT NAM
TS. Hoàng Xuân Hòa
Phó Vụ trưởng Vụ Kinh tế
Văn phòng Trung ương Đảng
Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 làm suy thoái nền
kinh tế thế giới, các nền kinh tế mới nổi như Nga, Braxin, Ấn Độ và Hàn Quốc,
ASEAN đã có sự phục hồi vươn lên mạnh mẽ, đặc biệt là sự tăng trưởng vượt bậc
của Trung Quốc, đã tạo ra động lực chính góp phần đưa thế giới thoát khỏi khủng
hoảng và châu Á đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong mối tương quan
với kinh tế thế giới. Tuy nhiên, nền kinh tế toàn cầu vẫn còn đang phải đối mặt với
nhiều vấn đề khó khăn lớn như: Nợ công và thâm hụt ngân sách do tác động của
các gói giải cứu nền kinh tế gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô; Tỷ lệ thất nghiệp cao vẫn
đang đe dọa nhiều nền kinh tế trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển; Sức ép
lạm phát ở các nước đang phát triển ngày càng gia tăng… Những vấn đề này cũng
có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của nước ta. Trong khuôn khổ của
bài viết này, đề cập đến một trong những khó khăn, thách thức của nhiều quốc gia
hiện nay đó là vấn đề quản lý nợ công.
1- Xu hướng nguy cơ khủng hoảng nợ công và biện pháp ứng phó của
các nước trên thế giới
Những lo ngại về một cuộc khủng hoảng nợ công được các nhà kinh tế cảnh
báo từ cuối năm 2009 khi các gói khích thích kinh tế với tổng số vốn hơn 2,2 nghìn
tỷ đô la tương đương 4,7% GDP toàn cầu được các nước triển khai nhanh chóng
khiến thâm hụt ngân sách của các chính phủ tăng vọt. Nguy cơ khủng hoảng nợ
công hiện tập trung vào những nước có tỷ lệ nợ công lớn, đồng thời cơ cấu nợ
thiên lệch về những khoản nợ ngắn hạn (thời hạn dưới 12 tháng) và nợ nước ngoài
cũng như do hạn chế về khả năng quản trị nợ.
Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), tỷ lê nợ công của các nước phát triển đã
tăng từ 44% vào năm 2007 lên 71% hiện nay, còn các nước mới nổi tăng từ 32%
lên 39%; trong số các nước này, riêng Ấn Độ có mức nợ công và thâm hụt ngân
sách khá cáo, tương ứng 77% và 9,5% GDP. Ngay cả Trung Quốc, nước luôn có
thặng dự ngân sách hiện cũng chịu thâm hụt ngân sách ở mức 3% và tỷ lệ nợ công
tăng từ 15,6% vào năm 2008 lên khoảng 20% vào năm 2010. Còn nợ công của 10
quốc gia giàu nhất thế giới sẽ tăng từ mức 78% GDP vào năm 2007 lên mức 114%
GDP vào năm 2014. Ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD),
nợ công của các nước thành viên đã tăng vọt từ khoảng hai mươi năm nay, từ 59%
GDP vào năm 1987 lên 75% GDP vào năm 2007 và nợ công sẽ tăng 30% từ năm
2007 đến năm 2017. Tại Mỹ, nợ công sẽ từ 63% GDP vào năm 2007 lên 103%
GDP vào năm 2017. Tại Anh, con số này từ 47% lên 125%, ở Nhật 170,6% tăng
lên 208%.
Với Mỹ hiện nay, nếu trừ đi các khoản nợ công do các tổ chức chính phủ
nắm giữ khoảng 4,5 nghìn tỷ USD, nợ công của Mỹ đến tháng 4/2010 đã lên tới
8,4 nghìn tỷ USD, tương đương 59% GDP. Cuộc khủng hoảng nợ công tại một số
nước châu Âu khiến cho dòng vốn đổ về thị trường trái phiếu Mỹ tăng mạnh, góp
phần làm nâng tỷ trọng nợ nước ngoài của Mỹ tăng lên, đồng thời lãi suất của các
trái phiếu chính phủ Mỹ hạ xuống mức thấp gần như kỷ lục là 3,1%. Mặc dù Mỹ
có lợi thế hầu như không chịu rủi ro vỡ nợ như các quốc gia khác do hầu như toàn
bộ nợ công của Mỹ, bao gồm cả nợ nước ngoài, đều được niêm yết bằng đồng đô
la, nhưng nợ công tăng liên túc sẽ kéo theo rủi ro làm mất giá đồng đô la và ngăn
cản sự tăng trưởng kinh tế. Theo tính toán của Ngân hàng thế giới (WB), mỗi mức
tăng 1% của lãi suất trái phiếu chính phủ Mỹ có thể gây sụt giảm tăng trưởng GDP
toàn cầu xuống 0.5 điểm phần trăm. Chủ tịch Cục dự trữ liên bang (FED) cũng đã
cảnh báo, Mỹ có thể sắp đạt tới giới hạn của việc đi vay, lãi suất trái phiếu chính
phủ có thể tăng đột biến khi giới đầu tư tìm cách tháo chạy khỏi thứ tài sản càng
ngày càng kém an toàn này1.
Tỷ lệ nợ công của 11 nước trong khu vực đồng Euro (Eurozone) đã vượt
mức 60% GDP cho phép (Hy Lạp 124,9%, Italia 116,7%, Bỉ 101,2%, Bồ Đào Nha
84,6%). Nếu tính trung bình, tỷ lệ nợ công của 16 nước Eurozone sẽ ở mức 84%
GDP và thâm hụt ngân sách gần 7% GDP. Các nhà đầu tư bắt đầu lo ngại khả năng
vỡ nợ của một số nước Eurozone như Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ai
lên… khiến cho đồng Euro liên tục mất giá (khoảng 17,6% trong 6 tháng qua) và
đẩy lãi suất trái phiếu chính phủ các nước này lên mức cao kỷ lục.
Với Nhật Bản, các tổ chức tài chính thế giới (IMF, WB) liên tục đưa ra cảnh
báo tình trạng nợ công quá cao của Nhật Bản có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính
dựa trên các căn cứ như:
- Tỷ lệ nợ công của NB trên GDP từ mức 60-70% đầu những năm 90 liên
tục tăng qua các năm. Năm 1997 vượt ngưỡng 100%, năm 2009 lên tới 174% và
dự báo năm 2010 có thể là 181%;
1 Viện KHXHVN, Báo cáo số 6 năm 2010.
- Tính về giá trị, nợ công dài hạn của chính phủ Nhật Bản năm 2009 là
825.000 tỷ Yên, năm 2010 sẽ là 862.000 tỷ Yên. Nếu tính gộp cả các khoản nợ
ngắn hạn khác thì đến cuối năm 2010, nợ công của Nhật Bản có thể lên tới 973.163
tỷ Yên (204% GDP);
- Tỷ lệ phụ thuộc vào công trái của thu ngân sách ngày càng lớn (tăng từ
19% năm 1994 lên 52% năm 2009 và 48% năm 2010);
- Thâm hụt ngân sách trên GDP ở mức cao và có xu hướng tăng (từ 3-5%
năm 2005-2008 lên đến 8,3% năm 2009 và 9,3% năm 2010).
Nợ công của một số quốc gia (tháng 2/2010)
Trước các nguy cơ khủng hoảng nợ công, biện pháp cơ bản đầu tiên được
các nước áp dụng là thắt chặt chi tiêu công, rà soát lại kế hoạch ngân sách để cắt
giảm, tăng thuế, giảm các chương trình phúc lợi. Đối với EU, đã nhanh chóng thiết
lập Cơ chế bình ổn tài chính châu Âu với việc đảm bảo nguồn tín dụng 750 tỷ Euro
cho các nước Eurozone khi cần thiết nhằm hỗ trợ các nước Eurozone và bảo vệ
đồng Euro trong giai đoạn khủng hoảng. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương châu Âu
(ECB) cũng chấp nhận bắt đầu giao dịch các loại trái phiếu Euro của chính phủ và
doanh nghiệp trên thị trường nhằm bảo đảm tính thanh khoản của thị trường vốn
châu Âu. Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cũng quyết định tái khởi động công cụ
hoán đổi tiền tệ khẩn cấp, theo đó sẽ bơm USD với khối lượng không giới hạn vào
các ngân hàng Trung ương ở châu Âu, Anh và Thuỵ Sỹ.
Đối với Nhật Bản, trước các thông báo về nguy cơ khủng hoảng tài chính do
nợ công cao nhưng Chính phủ cho rằng nợ công vẫn đang trong tầm kiểm soát và
đang tiến hành các biện pháp ngăn chặn nợ công tăng cao như: Giảm lãi suất và
khống chế khối lượng phát hành công trái (lãi suất phát hành công trái giảm từ 5%
trong thập niên 90 xuống 1,4% từ năm 2005 đến nay); Cắt giảm chi tiêu công, đặc
biệt là chi phí hành chính và đầu tư công cộng. Năm 2010, đầu tư công cộng giảm
18,3%, lương và phụ cấp giảm 9,3%, hợp tác kinh tế giảm 7,5%...; Mở rộng các
nguồn thu ngân sách khác (năm 2009, thu đư...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
D sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy trẻ 4 5 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Kiến thức, thực hành về VSATTP và một số yếu tố liên quan của người trực tiếp chế biến tại các cửa hàng ăn Y dược 0
D Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý 12 THPT theo định hướng nghề ngh Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán hình học không gian bằng phương pháp v Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “chất khí” – Vật lý 10 ban cơ bản ở trường THP Luận văn Sư phạm 0
T Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Luận văn Kinh tế 2
N Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa ở công ty cổ phần Gas Petrolimex Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top