juicy_fruit1210

New Member

Download miễn phí Bài giảng Quản lý tham vấn cộng đồng trong công tác qui hoạch chi tiết đô thị





5.2. Thông qua nhiệm vụ quy hoạch:
a/ Xin ý kiến của thay mặt cộng đồng:
- Cơ quan tư vấn đề xuất xin ý kiến về nội dung nhiệm vụ quy hoạch chi tiết.
- Thành phần lấy ý kiến về nhiệm vụ qui hoạch chi tiết gồm thay mặt tổ dân
phố, cụm dân cư.
b/ Trình tự thực hiện:
+ Cơ quan, tổ chức tư vấn thông báo nội dung, thời gian, địa điểm và thành
phần họp cho UBND phường.
- Tổ chức họp, thảo luận với các thay mặt tổ dân phố, cụm dân cư có cán bộ
UBND phường sở tại tham gia.
- Hội nghị thống nhất về nội dung chủ yếu của nhiệm vụ QHCT thông qua
bằng biên bản.
- Cơ quan, tổ chức tư vấn QHCT nghiên cứu chỉnh sửa nhiệm vụ QHCT,
trình UBND quận, huyện phê duyệt.
c/ Nội dung, qui cách lấy ý kiến xem các Phụ lục 1.1;1.4, 1.5, 1.6,1.7 về lấy ý
kiến về qui hoạch chi tiết đô thị.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng; vườn nghỉ, cây xanh; đường giao thông; các trạm, tuyến
cấp nước, thoát nước, cấp điện...
6.2. Triển khai thiết kế theo phương án chọn:
TS.KTS. Lê Trọng Bình 19
a/ Xác định tính chất, nhu cầu sử dụng đất đai xây dựng nhà ở, công trình
công cộng, cây xanh, công viên, hệ thống giao thông và công trình hạ tầng kỹ thuật
khác;
b/ Các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật chủ yếu: qui mô số người ở, mật độ xây
dựng, hệ số sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ, yêu cầu về hạ tầng
kỹ thuật đối với từng lô đất, nhóm công trình;
c/ Lập bản đồ quy hoạch mặt bằng tổng thể phân khu chức năng và sử dụng
đất đai, trong đó phân chia đất xây dựng thành các khu đất hay lô đất phù hợp nhu
cầu sử dụng;.
d/ Nghiên cứu các giải pháp điều chỉnh bổ xung diện tích các lô đất ở của các
nhóm hay hộ dân, các công trình phúc lợi công cộng, các sân nghỉ, thể thao, cây
xanh trong điều kiện có thể; cải tạo nâng cấp và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ
thuật, gồm giao thông, chuẩn bị kỹ thuật đất đai, cấp nước, cấp điện, thông tin, vệ
sinh môi trường (thoát nước bẩn, thu gom, xử lý rác thải); các biện pháp giải phóng
mặt bằng, tái định cư ngoài hay trong khu vực
e/ Nghiên cứu kế hoạch đầu tư xây dựng và nâng cấp.
6.3. Tỉ lệ bản đồ QHCT:
Các bản đồ lập QHCT có tỉ lệ thích ứng với diện tích khu vực lập qui hoạch:
a/ Quy hoạch chi tiết nâng cấp khu có quy mô > 20ha áp dụng bản đồ tỷ lệ bản
đồ 1/500 -1/1. 000;
b/ Quy hoạch chi tiết cải tạo nâng cấp khu đô thị có quy mô đất 4 - 20 ha áp
dụng bản đồ tỷ lệ 1/200 -1/500.
Nội dung các bản đồ cần xác định chỉ tiêu sử dụng các lô đất, kèm theo qui
định về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội cấp II,III đối với khu vực thiết kế.
6.4. Thành phần hồ sơ chủ yếu của đồ án quy hoạch chi tiết:
6.41. Phần bản vẽ:
a/ Sơ đồ vị trí và giới hạn khu đất (trích lập từ bản đồ quy hoạch sử dụng đất
đai của đồ án quy hoạch chung xây dựng đô thị hay hồ sơ khoanh vùng các khu ở
trong đô thị).
b/ Bản đồ đánh giá hiện trạng và quỹ đất xây dựng và hiện trạng hệ thống hạ
tầng kỹ thuật.
c/ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đai hay bản đồ quy hoạch chia lô.
d/ Bản đồ quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật (có kèm theo các bản vẽ thiết
kế chi tiết).
e/ Bản đồ tổng hợp đường dây và đường ống kỹ thuật.
f/ Hồ sơ chỉ giới đường đỏ và chỉ giới xây dựng
6.42. Phần văn bản:
a/ Tờ trình, thuyết minh, phụ lục các văn bản có liên quan.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 20
b/ Dự thảo quy chế quản lý xây dựng theo qui hoạch.
c/ Trong thuyết minh cần nêu rõ: nội dung các dự án thành phần đầu tư xây
dựng được ưu tiên thực hiện trong giai đoạn đầu (như giao thông, cấp nước, cấp
điện, thoát nước...).
6.5. Nội dung, qui cách hồ sơ và các văn bản liên quan đến QHCT: Xem
các Phụ lục 2.1;2.2.
7. Tham vấn ý kiến cộng đồng về QHCT
7.1. Mục tiêu:
- Thống nhất những vấn đề bức xúc cần cải tạo nâng cấp;
- Xác định phương án qui hoạch chi tiết, kế hoạch đầu tư nâng cấp theo thứ tự
ưu tiên;
- Khả năng huy động nguồn lực để cải tạo, nâng cấp.
7.2. Thành phần tham gia:
- Cơ quan, tổ chức tư vấn lập QHCT chủ trì, phối hợp với UBND phường sở
tại tổ chức lấy ý kiến;
- UBND phường sở tại tạo điều kiện để tổ chức hội nghị cộng đồng/ thay mặt
cộng đồng lấy ý kiến về QHCT.
- Tham gia hội nghị góp ý kiến: cộng đồng hay thay mặt dân cư khu vực thiết
kế QHCT; thay mặt UBND phường và quận huyện sở tại.
7.3. Nội dung hội nghị tham vấn ý kiến:
a/ Các vấn đề hiện trạng còn nổi cộm, bức xúc làm cơ sở xác định các giải
pháp QHCT;
- Khắc họa diện mạo của đô thị, của khu vực lập QHCT trong tương lai để
người dân hình dung được nơi họ sẽ sống;
- Các chỉ tiêu nhà và đất dự kiến quy hoạch;
+ Phương án qui hoạch chi tiết khu vực:
- Phân khu chức năng, sử dụng đất xây dựng nhà ở, các công trình công
cộng cấp II,III, công trình nghỉ ngơi giải trí, hạ tầng kỹ thuật như: đường giao
thông, cấp thoát nước, cấp điện, vệ sinh môi trường, cây xanh công viên, cảnh
quan môi trường...
- Giải pháp chuyển đổi chức năng sử dụng đất, đền bù, GPMB các khu đất.
- Kế hoạch đầu tư nâng cấp các hạng mục công trình theo thứ tự ưu tiên.
- Quyền lợi, trách nhiệm của người dân khi triển khai đồ án QHCT.
7.4. cách tiến hành:
Sau khi rà soát các phương án quy hoạch, đối chiếu với nhiệm vụ quy hoạch
và biên bản góp ý của cộng đồng, nhóm tác giả hoàn chính sơ bộ hồ sơ và đề nghị
chủ đầu tư, thay mặt cộng đồng tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 21
Địa điểm và thời gian cần được chuẩn bị phù hợp để đông đảo thành viên
trong cộng đồng tham gia góp ý có hiệu quả.
a/ Hồ sơ, tài liệu xin ý kiến:
- Trên cơ sở những nội dung tiêu chí hay vấn đề đã soạn thảo, sử dụng các
mẫu phiếu điều tra, hay mẫu góp ý kiến để thực hiện.
- Nội dung các phiếu thăm dò phụ thuộc vào mục tiêu lấy ý kiến do tư vấn
lập QHCT đề xuất, cần ngắn gọn, dễ hiểu; ghi rõ cách trả lời ( dùng ký
hiệu X , đồng ý và ký hiệu 0, không đồng ý). Xem mẫu tại phụ lục A
- Hồ sơ phải có nội dung rõ ràng, dễ hiểu;
- Hồ sơ xin ý kiến gồm:
+ Thuyết minh;
+ Bản vẽ phối cảnh hay mô hình;
+ Phiếu điều tra tham vấn ý kiến các thành viên cộng đồng.
b/ Tổ chức hội nghị:
- Cơ quan, tổ chức tư vấn lập QHCT và UBND phường sở tại chủ trì hội
nghị.
- Cơ quan, tổ chức tư vấn trình bày, giải thích nội dung chủ yếu về QHCT
khu vực;
- Cộng đồng, thay mặt cộng đồng và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan thảo luận các vấn đề về nội dung QHCT khu vực nâng cấp; cơ quan, tổ chức
tư vấn giải trình, phân tích.
- Chủ trì hội nghị tổng hợp ý kiến đóng góp của cộng đồng thông qua biên
bản hội nghị có chữ ký của các bên tham gia.
- - Mỗi vấn đề thảo luận cần xin ý kiến phải bảo đảm trên 50% số đại biểu hội
nghị chấp thuận.
- ý kiến cộng đồng được tổng hợp phải trung thực, khách quan, bảo đảm hài
hoà giữa quyền lợi các hộ, gia định, cá nhân với toàn thể cộng đồng và đô thị.
Sau khi tiếp thu ý kiến của cộng đồng nhóm tư vấn lập QHCT căn cứ vào
biên bản góp ý của cộng đồng để nghiên cứu chỉnh sửa đồ án QHCT và trình lên
UBND thị xã, quận, huyện, thị xã quyết định.
7.5. Nội dung, qui cách các văn bản lấy ý kiến về QHCT:
Xem các Phụ lục 1.4;1.5;1.6, 1.7 về lấy ý kiến về qui hoạch chi tiết khu đô
thị.
8. Thẩm định, trình duyệt đồ án QHCT
8.1. UBND quận, huyện, thị xã phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết nâng
cấp khu đô thị trên địa bàn mình quản lý.
TS.KTS. Lê Trọng Bình 22
8.2. Phòng QL đô thị thuộc quận, huyện, thị xã thẩm định các đồ án quy
hoạch chi tiết nâng cấp khu đô thị trước khi trình UBND quận, huyện, thị xã sở tại
phê duyệt.
8.3. Hồ sơ xin phê duyệt:
a/ Tờ trình xin phê duyệt qui hoạch;
b/ Một bộ hồ sơ in g
 
Top