Rickie

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI NÓI ĐẦU 1
I. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ 4
1. Tự do hoá thương mại toàn cầu, những thời cơ và thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Việt Nam 4
2. Phân tích nội dung cơ bản của tổ chức hoạt động Marketing xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế 7
2.1. Khái niệm, bản chất và những đặc trưng cơ bản của Marketing xuất khẩu 7
2.2. Nghiên cứu Marketing xuất khẩu và phân tích khả năng xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế 10
2.3. Lựa chọn thị trường xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế 15
2.4. Lựa chọn các hình thức xuất khẩu của công ty kinh doanh quốc tế 17
3. Xác lập triển khai Marketing sản phẩm xuất khẩu 19
3.1. Khái niệm và cấu trúc sản phẩm trên thị trường quốc tế 19
3.2. Nội dung quyết định sản phẩm xuất khẩu 20
II. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY 22
1. Quá trình hình thành và phát triển 22
1.1.Giới thiệu về tổng công ty rau quả Việt Nam 22
1.2. Quyết định thành lập 22
2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Tổng công ty 24
2.1. Chức năng và nhiệm vụ. 24
2.2. Khả năng xuất khẩu của Tổng công ty rau quả Việt Nam 26
2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Tổng công ty 27
3. Môi trường kinh doanh của Tổng công ty 31
3.1.Môi trường kinh doanh bên trong Tổng công ty 31
3.2. Môi trường vĩ mô 38
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng công ty 40
4.1. Kết quả hoạt động kinh doanh chung 40
4.2. Kết quả kinh doanh xuất nhập khẩu. 41
III. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 42
1. Quyết định Marketing sản phẩm 42
1.1. Quyết định về chủng loại sản phẩm. 42
1.2. Cấu trúc sản phẩm rau quả chế biến xuất khẩu sang thị trường Liên Bang Nga 45
1.3. Quyết định về sản phẩm mới 46
2. Quyết định gía sản phẩm 46
2.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá. 46
2.2. Quy trình định giá. 47
2.3. Chiến lược giá. 47
3. Phân tích hệ thống phân phối 48
3.1. Kênh phân phối của Tổng công ty. 48
3.2. Đánh giá kênh phân phối của Tổng công ty 49
4. Phân tích xúc tiến thương mại của Tổng công ty Rau quả Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga 50
4.1. Quảng cáo 50
4.2. Xúc tiến bán hàng và quan hệ công chúng 50
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM 51
1. Lợi thế 51
2. Khó khăn 52
V. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING SẢN PHẨM XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG LIÊN BANG NGA 54
1. Quyết định về chủng loại sản phẩm xuất khẩu 55
2. Quyết định về cải tiến sản phẩm xuất khẩu 55
3. Quyết về hoàn thiện sản phẩm xuất khẩu. 56
KẾT LUẬN 57
MỤC LỤC 58
LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã có sự thay đổi nhanh chóng, các hoạt động kinh tế trên nhiều lĩnh vực phát triển mạnh nhờ vào sự quản lý điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Đặc biệt, trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại, chúng ta đã có những bước tiến hết sức lạc quan, hàng hoá của ta xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới. Điều này góp phần tăng thu nhập ngoại tệ cho đất nước và thúc đẩy hoạt động nhập khẩu vật tư máy móc thiết bị xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá và phục vụ cho tái sản xuất.
Rau, hoa, quả là cây có giá trị cao của nền nông nghiệp Việt Nam, đồng thời có giá trị với nền văn hoá, xã hội và môi trường sinh thái của đất nước. Tiềm năng sản xuất rau, hoa, quả là một trong các mảng tài nguyên nông nghiệp Việt Nam – phát triển rau, hoa, quả là khai thác một nguồn lợi có giá trị của đất nước và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu ngày càng tăng của đời sống nhân dân. Rau, hoa, quả của nước ta được trồng rất sớm từ mấy ngàn năm nay trong quá trình phát triển nông nghiêp. Điều kiện tự nhiên cho phép nước ta trồng được nhiều loại rau quả nhiệt đới, á nhiệt đới và một số rau quả gốc ôn đới, vụ mùa thu hoạch kế tiếp nhau nhiều tháng trong năm. Việt Nam còn là một trong các vùng phát triển của các cây ăn quả như: cam, quýt, vải, chuối,… và có nguồn gen di truyền thực vật phong phú, đa dạng về cây ăn quả, rau, gia vị và hoa…
Thấy được lợi thế của ngành rau quả, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có sự quan tâm đặc biệt đến sự phát triển của ngành. Được sự giúp đỡ và chỉ đạo trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng công ty Rau quả Việt Nam đã phát huy toàn bộ khả năng sản xuất của mình cũng như hoạt động kinh doanh để không ngừng mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu các sản phẩm rau quả sang nhiều nước trên thế giới và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.
Để khắc phục nhược điểm của nhóm sản phẩm rau quả tươi sống là nhanh chóng giảm sút chất lượng sau khi thu hoạch, ngành sản xuất rau quả chế biến đã ra đời. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng công tác chế biến cũng đã góp phần to lớn cho hoạt động xuất khẩu, tạo được nhiều chủng loại hàng hoá đặc trưng nhiều nơi không có hay trái mùa vụ mà không sản xuất được. Phát triển sản xuất rau quả gắn với công nghiệp chế biến, phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu đã trở thành một trong những mục tiêu của chương trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nước ta.
Trong thời gian thực tập tại Tổng công ty Rau quả Việt Nam, tui đã nhận thấy tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của công tác tổ chức hoạt động Marketing xuất khẩu của sản phẩm rau quả chế biến, giúp cho Tổng công ty mở rộng thị trường, có thêm nhiều đối tác kinh doanh, tăng nguồn thu ngoại tệ và tăng nguồn đóng góp cho ngân sách Nhà nước. Với thực tiễn như vậy, tui mạnh dạn chọn đề tài “Tổ chức hoạt động marketing sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga”.
Có thể nói, Liên Bang Nga là một thị trường truyền thống, sôi động và là thị trường có tiềm năng của Tổng công ty Rau quả Việt Nam nên tổ chức hoạt động Marketing xuất khẩu các sản phẩm rau quả chế biến là công tác cần thiết.
Mục đích nghiên cứu.
+ Củng cố kiến thức về chuyên ngành đã được học thông qua việc tiếp cận, tìm hiểu thực tiễn hoạt động Marketing của Tổng công ty Rau quả Việt Nam.
+ Với xu thế phát triển của Tổng công ty, bài báo cáo chuyên đề đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động Marketing sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam sang thị trường Liên Bang Nga và một số đề xuất khác trên tầm vĩ mô - tạo môi trường và điều kiện để triển khai tối ưu hoạt động Marketing sản phẩm xuất khẩu ở Công ty kinh doanh quốc tế Việt Nam nói chung và Tổng công ty Rau quả Việt Nam nói riêng.
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Do hạn chế về thời gian, điều kiện năng lực nghiên cứu và hơn nữa đề tài chứa đựng nội dung nghiên cứu phức tạp nên tui tập trung nghiên cứu đề tài này trên giác độ tiếp cận môn Quản trị Marketing và Marketing Quốc tế, với giới hạn về nội dung được xác định trong phần I của bài báo cáo thực tập chuyên đề.
Phương pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành tốt các mục tiêu nghiên cứu trên, tui đã áp dụng hai phương pháp nghiên cứu cơ bản là phương pháp nghiên cứu tài liệu, nắm bắt rõ những cơ sở lý luận, tiền đề của đề tài và phương pháp nghiên cứu trực tiếp tại hiện trường, thấy được việc áp dụng cơ sở lý luận vào thực tiễn ở Tổng công ty Rau quả Việt Nam.



I. NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ
1. Tự do hoá thương mại toàn cầu, những thời cơ và thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Việt Nam
Trong hai thập kỷ vừa qua, nền kinh tế đã biến đổi rất cơ bản. sự xuất hiện máy fax, các hệ thống nối mạng máy tính, điện thoại toàn cầu và chương trình truyền hình qua vệ tinh đi khắp thế giới…, đang ngày càng khẳng định những ảnh hưởng có tính quyết định, đa dạng của xu hướng toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá “là hiện tượng đa phương diện áp dụng cho nhiều hình thức hoạt động xã hội đa dạng như kinh tế, xã hội, chính trị, pháp luật, quân sự và công nghệ cũng như các vấn đề hoạt động xã hội, như môi trường”.
Một trong những nội dung của toàn cầu hoá là vấn đề tự do hoá thương mại với nhịp độ lớn hơn nhiều so với sản xuất hàng hoá, tăng thêm mức độ phụ thuộc của các nền kinh tế quốc gia đối với thương mại quốc tế trong hoạt động kinh tế nói chung. Quan hệ thương mại diễn ra rộng khắp các quốc gia trên toàn cầu: hàng loạt các liên minh, các tổ chức kinh tế lớn nhỏ được thành lập như: AFTA (khu vực mậu dịch tự do ASEAN), NAFTA (khu vực mậu dịch tự do Bắc Mỹ), EU (liên minh châu Âu), APEC (hội nghị hợp tác kinh tế Thái Bình Dương), WTO (tổ chức thương mại thế giới), đặc biệt là sự xuất hiện đồng EURO đầu năm 1999, đồng tiền chung của các nước châu Âu.
Như vậy, trong những điều kiện khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin, có những bước tiến dài, giao thông vận tải phát triển mạnh mẽ, khu vực kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế quốc dân, sự phát triển của mọi hoạt động kinh tế như sản xuất thương mại tài chính, tiền tệ, đầu tư… đã mang lại diện mạo mới cho thương mại hoá toàn cầu, đồng thời cũng đặt các nước đang phát triển trước những cơ hội và thách thức to lớn. Cho đến nay, các quốc gia đã và đang nỗ lực hội nhập vào xu thế này với cách thức riêng của mình.
Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam cũng đã và đang hết sức nỗ lực để tận dụng một cách có hiệu quả những cơ hội và giải quyết những thách thức đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của chúng ta hiện có thể được cụ thể hoá như sau:
Những thời cơ
- Việt Nam chủ động hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, đang dần dần từng bước mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế có nhiều điều kiện để mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh của mình ở bên ngoài. Nói cách khác, sản phẩm của các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế Việt Nam sẽ có một thị trường toàn cầu bao la và rộng lớn.
- Những thành tựu kỳ diệu về khoa học công nghệ mở ra những khả năng vô tận cho sản xuất và cuộc sống cho con người. Tham gia vào nền kinh tế toàn cầu là điều kiện của các công ty kinh doanh quốc tế Việt Nam tận dụng những thành tựu này và phát triển chính năng lực của mình, khẳng định vị trí xứng đáng trên thị trường quốc tế.
- Ngoài việc ký kết các hiệp định thương mại với các nước tạo thị trường cho hàng xuất khẩu của Việt Nam, chúng ta tiến hành thành lập các cơ quan xúc tiến thương mại nhằm cung cấp cho các nhà sản xuất trong nước những thông tin đầy đủ về thị trường xuất khẩu. Những trung tâm này luôn làm nhiệm vụ nghiên cứu và tư vấn cho các doanh nghiệp trong nước về thị trường xuất khẩu.
- Như vậy, Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới nhờ sự tham gia vào sự phân công và hợp tác quốc tế, sẽ mở rộng thị trường nước ngoài, đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng của Việt Nam có lợi thế so sánh và nâng cao lợi thế cạnh tranh các sản phẩm của thị trường trên thế giới.
Những thách thức

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

xuminguyen

New Member
Re: [Free] Tổ chức hoạt động marketing sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty Rau quả Việt Nam sang thị trường Liên bang Nga

ad cho mình xin bài này nữa ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng từ sự linh hoạt của nhà cung cấp dịch vụ tới lòng trung thành của khách hàng tổ chức Luận văn Kinh tế 0
D Một số biện pháp đổi mới phương pháp tổ chức để nâng cao hiệu quả Hoạt động giáo dục ngoài giờ Luận văn Sư phạm 0
D Phát triển hoạt động cho vay tại tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên tình thương Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng hoạt động của tổ chức Tài Chính Vi Mô CEP Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác tổ chức hoạt động quản trị nhân lực tại Vietravel Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông Thanh Hà – Hải Dương Luận văn Sư phạm 0
D tổ chức tiết dạy hóa học theo phương pháp hoạt động nhóm Luận văn Sư phạm 0
D Tổ Chức Và Hoạt Động Thanh Tra Chuyên Ngành Công Thương - Qua Thực Tiễn Thành Phố Đà Nẵng Văn hóa, Xã hội 0
D Sử Dụng Tư Liệu Của Làng Văn Hóa - Du Lịch Các Dân Tộc Việt Nam Để Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Luận văn Sư phạm 0
D Hoàn thiện hoạt động tổ chức thực hiện chương trình du lịch của công ty cổ phần du lịch hapro Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top