Niallan

New Member

Download miễn phí Giải pháp của ngành ngân hàng Phục vụ cho phục hồi và phát triển





Do Việt Nam chỉ bị ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, trong khi đó ngành Ngân hàng là ngành nhạy cảm với ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế – chính trị sau một thời gian vật lộn và trụ vững với lạm phát (năm 2008), hầu như không bị tác động lớn của cuộc khủng hoảng tài chính đã và đang xảy ra (do chưa có sự liên thông với hệ thống ngân hàng các nước) vẫn đang hoạt động ổn định, hầu hết các ngân hàng đang kinh doanh có lãi, do đó Nhà nước không phải tập trung lo cho lĩnh vực này mà tập trung vào việc giảm tác động của cuộc khủng hoảng, giữ vững tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ. Trên tinh thần đó, Chính phủ đã thực hiện các biện pháp như: hỗ trợ tiền cho người nghèo ăn tết Kỷ Sửu; giảm hay giãn một số loại thuế; hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thông qua việc vay vốn tại các ngân hàng thương mại; bố trí vốn tín dụng đối với hộ nghèo và học sinh, sinh viên và các đối tượng chính sách khác; hỗ trợ doanh nghiệp khó khăn và công nhân mất việc làm. Tổng gói kích cầu của Chính phủ tới 8 tỉ USD chiếm gần 10% GDP, đó là gói kích cầu khá lớn, lớn nhất trong số các nước sử dụng gói kích cầu (nếu tính trên GDP) so với tiềm lực kinh tế Việt Nam.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Giải pháp của ngành ngân hàng
Phục vụ cho phục hồi và phát triển
1. Kinh nghiệm rút ra từ khủng hoảng tài chính toàn cầu Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 bắt nguồn từ Mỹ, sau đó lan nhanh sang các nước ở Châu Âu, rồi đến Châu á. Những nước có nền kinh tế phát triển nhất cũng đều bị ảnh hưởng nặng nề như Đức, Pháp, Anh, Italy rồi đến Nhật Bản, Trung Quốc. Những nước nhỏ và đang phát triển cũng bị ảnh hưởng dây chuyền do hệ lụy từ những nước lớn như Indonesia, Thái Lan, Việt Nam... Một đặc điểm nữa là khủng hoảng kinh tế lần này bắt nguồn tự sự đổ vỡ của ngân hàng và các định chế tài chính lan sang các lĩnh vực khác cũng khởi nguồn từ Mỹ rồi lan đến các nước khác. Những ngân hàng có thương hiệu nổi tiếng hàng trăm năm như Lehman Brothers, Ngân hàng đầu tư lớn thứ năm của Mỹ; các tập đoàn tài chính hàng đầu tại Wall Street như Morgan Stanley, Merill Lynch, Goldman Sachs trước đó ít lâu còn hoạt động hăng hái nhất cũng bị tác động mạnh, thua lỗ lớn và Chính phủ phải can thiệp; CitiGroup là ngân hàng hàng đầu của Mỹ cũng gặp khó khăn, phải cắt giảm nhân viên; Tập đoàn tài chính - bảo hiểm hàng đầu của Mỹ như AIG cũng trong tình trang tương tự, Chính phủ Mỹ phải hỗ trợ hàng trăm triệu USD. Một số ngân hàng ở Anh, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha (UBS, Northern Rock, Credit Suisse) cũng chao đảo. Tương tự những doanh nghiệp lớn cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng có nguy cơ đổ vỡ, Chính phủ phải hỗ trợ như một số công ty Ô - tô của Mỹ và Nhật. Như trên đã đề cập, khủng hoảng ở Mỹ vừa qua bắt đầu từ lĩnh vực ngân hàng, tài chính. Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng này theo quan điểm của Krugman có thể chỉ ra 4 điểm cơ bản: (1) Bắt đầu từ việc vỡ bong bóng nhà đất dẫn tới tình trạng vỡ nợ và trốn nợ tăng vọt. Điều này làm các chứng khoán có bảo chứng của các khoản vay bất động sản MBS mất giá trị. (2) Việc MBS bị mất giá trị làm cho tỉ lệ nợ/vốn của khu vực tài chính trước đây đang tốt bây giờ lại trở nên quá cao; (3) Khu vực tài chính buộc phải giảm mức leverage vì thế đẩy con nợ vào tình trạng căng thẳng; (4) Vòng luẩn quẩn trên được lặp lại và làm tăng tình trạng nợ xấu. Ngoài ra, các nhà kinh tế còn cho rằng việc nới lỏng quản lý (cho tự do) đối với khu vực tài chính đã dẫn đến tình trạng trên và đây là một trong những nguyên nhân về quản lý. Chủ tịch Uỷ ban tài chính quốc hội Mỹ nhận định: “Chúng ta phải trải qua một cuộc khủng hoảng thế giới vì quá thiếu điều tiết.” Đây được coi là bài học thứ hai của cuộc khủng hoảng. Hệ lụy của bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế nói chung, khủng hoảng tài chính nói riêng đều dẫn đến suy giảm kinh tế, mất việc làm và ảnh hưởng đến an sinh xã hội. Nếu bị ảnh hưởng nặng nề, kéo dài thì dễ dẫn đến mất ổn định chính trị – xã hội. Theo thống kê trong tháng 2/2009, ở Mỹ có 4,4 triệu người mất việc làm, chiếm tỉ lệ 8,1%; Tây Ban Nha 14,8%, trong khu vực đồng Euro là 8,2% (tháng 1/2009), Uỷ ban EC dự báo tỉ lệ này trong năm 2010 sẽ là 9,5%. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong một báo cáo gần đây cho biết đã có 32 triệu công nhân ở các nước đang phát triển mất việc làm và mới đây ILO lại dự báo toàn thế giới có khoảng 132 triệu người bị cắt hay giảm việc làm... Việt Nam cũng không là ngoại lệ, nhiều doanh nghiệp đã cắt giảm công nhân, lao động Việt Nam ở nước ngoài cũng trong tình trạng tương tự. Theo nhận định ban đầu của ADB, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu lần này đã làm mất đi 50.000 tỷ USD giá trị tài sản tài chính. Cũng do khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ phát triển chậm lại, WB và IMF nhận định rằng, GDP toàn cầu năm 2009 sẽ chỉ còn 5%, trong đó hầu hết các nước đều giảm, kể cả Trung Quốc. Riêng Việt Nam, Quốc hội thông qua chỉ tiêu GDP năm 2009 là 6,5%, nhưng tại kỳ họp tháng 5/2009, Chính phủ đã trình Quốc hội thông quá mức 5%. Kinh nghiệm rút ra từ cuộc chiến chống khủng hoảng tài chính toàn cầu Biện pháp chung để ngăn chặn khủng hoảng nặng nề thêm là việc Chính phủ sử dụng các biện pháp hỗ trợ kinh tế. Ngay từ thời gian đầu, Chính phủ Mỹ đã phải sử dụng gói kích thích kinh tế 700 tỷ USD, sau đó là 787 tỷ USD… Không chỉ riêng Mỹ, các quốc gia khác cũng đã và đang phải gồng mình chống lại những ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng. Từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009, các nước G8 và G20 đã nhóm họp để bàn các biện pháp phù hợp chống lại khủng hoảng toàn cầu. Hội nghị Bộ trưởng Tài chính các nước G20 kết thúc ngày 14/3/2008 đã đồng ý hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển có thể lên đến 250 tỉ USD. IMF cho biết, tổ chức này cần cung cấp ít nhất 25 tỉ USD cho 22 nước cùng kiệt bị ảnh hưởng phát triển nhất bởi cuộc khủng hoảng tài chính. Mức hỗ trợ này tương đương 80% mức hỗ trợ dành cho toàn bộ các nước có mức thu nhập thấp trong những năm 1990. Hội nghị thượng đỉnh G20 kết thúc ngày 3/4/2009 đã nhất trí thông qua việc bơm 1.100 tỷ USD cho WB và một số tổ chức tài chính khác để cứu trợ các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng. Ngân hàng trung ương các nước đã có những động thái để ngân hàng thương mại đảm bảo khả năng thanh khoản và có nguồn vốn để cho vay: - Tại Nhật Bản, ngày 17/3/2009, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản bơm 1.000 tỉ Yên cho 14 ngân hàng nhằm giúp các ngân hàng có nguồn vốn bảo đảm cho vay, đồng thời mua 10,7 tỉ USD trái phiếu để cứu doanh nghiệp. - Ngày 18/3/2009, Bộ trưởng tài chính Mỹ đã hành động để nới lỏng phong toả tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ bằng cách bơm 15 tỉ USD cho khối này thông qua trực tiếp mua chứng khoán (AFP). Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) còn tìm kiếm các công cụ mới để vực dậy nền kinh tế. Ngày 19/3/2009, Chính quyền Mỹ đã chính thức triển khai chương trình bơm 200 tỷ USD vào tín dụng tiêu dùng thông qua việc mua chứng khoán liên quan đến các khoản cho vay khác nhau. Trong 2 ngày 17 và 18/3/2009, Fed đã nhóm họp và dự kiến duy trì lãi suất thấp từ 0% đến 0,25% và ngày 18/3/2009 đã công bố bơm thêm 1.500 tỷ USD nhằm nỗ lực đẩy mạnh hồi sinh nền kinh tế. - Trung Quốc đang tìm cách cắt giảm thuế xuất khẩu, đồng thời tăng cường gói giải ngân 586 tỷ USD nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế. Kinh nghiệm lớn nhất có thể rút ra ở đây: Thứ nhất, xác định rõ nguồn gốc của khủng hoảng, cụ thể là từ Mỹ với việc nới lỏng kiểm soát hệ thống tài chính, dẫn đến cho vay dưới chuẩn, làm mất khả năng thanh khoản và dẫn đến đổ vỡ. Thứ hai là việc chính phủ các nước đều tập trung (trực tiếp hay gián tiếp) cứu hệ thống tài chính không bị đổ vỡ và thông qua các định chế tài chính để cứu vãn nền kinh tế không bị khủng hoảng nặng nề thêm, tiến tới phục hồi và tăng trưởng. Thứ nữa là tập trung tạo ra công ăn việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. 2.Ứng phó của Việt Nam đối với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Việt Nam không nằm ngoài những tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng ảnh hưởng ở mức độ và sự thể hiện khác nhau. Là một nề...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Rào cản môi trường của EU đối với hàng thủy sản và giải pháp thích nghi của Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Việt Nam sau M&A Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao sự gắn bó của nhân viên với tổ chức tại công ty pfizer việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu, phân tích giải pháp mobile backhaul và ứng dụng triển khai trên mạng viễn thông của VNPT tuyên quang Công nghệ thông tin 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thu hút khách hàng của ngân hàng Agribank huyện Gio Linh - Quảng Trị Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty hà thành trong điều kiện Việt Nam là thành viên chính thức của WTO Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top