luckiheo100

New Member

Download miễn phí Đề tài Tìm hiểu về FDI tại Việt Nam





Trong khi xu thế FDI vào khu vực nông nghiệp của cả thế giới đang ngày một tăng, thì ở Việt Nam lại đang xảy ra điều ngược lại. Nếu như lượng giải ngân FDI trung bình trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp của Việt Nam trong 20 năm, từ 1988 đến 2007 là khoảng 100 triệu USD/năm, thì con số này giảm xuống còn 62 triệu trong giai đoạn 2002-2004 và chỉ còn 51 triệu trong giai đoạn 2005-2007. Tỷ trọng của FDI trong khu vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng giảm một cách tương ứng.
Trong năm 2009, tỷ trọng 0,4% của vốn FDI đăng ký trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp cũng có thể thấy vai trò của FDI trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam đang tiếp tục suy giảm. Lĩnh vực nông lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn là lĩnh vực kém hấp dẫn nhất trong thu hút FDI, cả năm 2010 mới cấp mới cho được 11 dự án và 8 lượt dự án tăng vốn, tổng vốn đăng ký cả cấp mới và tăng vốn chỉ được 18,6 triệu USD, chưa chiếm tới 1% tổng vốn đăng ký
Trong khi nông – lâm – ngư nghiệp chiếm tới hơn 50% lực lượng lao động, đóng góp khoảng 20% cho GDP và chiếm khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước thì tỷ trọng đầu tư cho khu vực này lại giảm gần một nửa, từ 13,8% vào năm 2000 xuống chỉ còn 7,1% vào năm 2008, chủ yếu do sự suy giảm của đầu tư nhà nước. Hiện có 45 quốc gia quốc gia đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam, dẫn đầu danh sách vấn là các quốc gia đến từ Châu Á như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản. Hầu hết các dự án được đầu tư đều nhỏ lẻ, thiếu chiều sâu và tính bền vững. Việc tiếp cận, thu hút đầu tư đối với các quốc gia có nền nông nghiệp công nghệ cao hầu như là không có.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tích cực:
Nguồn vốn này cũng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn vốn trong nước. Vốn trong dân được kích thích đưa vào sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp Nhà nước phải tăng cường đầu tư và chú ý đến hiệu quả đầu tư trong điều kiện phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra các liên kết với các công ty trong nước nhận đầu tư thông qua các mối quan hệ cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu, gia công. Qua đó FDI thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển, gắn kết các công ty trong nước với thị trường thế giới. Nhờ vậy, các tiềm năng trong nước được khai thác với hiệu quả cao.
§ FDI góp phần giải quyết các vấn đề liên quan tới vốn đầu tư để đảm bảo cho tốc độ tăng trưởng cao và bền vững:
Một là, tỷ lệ huy động vốn trong nước thông qua kênh tiết kiệm và các khoản thu của Nhà nước không đáp ứng đủ nhu cầu vốn đầu tư. Hiện nay, tỷ lệ huy động của Việt Nam khoảng 22% GDP, trong khi đó tỷ lệ vốn đầu tư phải 30-35% GDP. Khoản lệch này nếu không tìm được nguồn vốn nước ngoài thì sẽ tác động tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Hai là, tình trạng nhập siêu không thể tránh khỏi trong giai đoạn đầu công nghiệp hoá đất nước đã dẫn đến sự thiếu hụt ngoại tệ trong một thời gian dài. Cả hai vấn đó có thể được giải quyết bằng cách thu hút vốn nước ngoài, trong đó có FDI. § FDI là một nhân tố tích cực cho công cuộc CNH,HĐH ở nước ta có hiệu quả: đối với một nước có trình độ phát triển chưa cao, thu nhập thấp thì nguồn vốn FDI là vô cùng quan trọng § FDI góp phần nâng cao năng lực quản lý, tiếp thu công nghệ, trình độ tay nghề cho người lao động, thúc đẩy tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện và đổi mới các hệ thống giáo dục và đào tạo để nân cao trình độ tay nghề cho người lao động phù hợp với yêu cầu của thời đại mới. § FDI lại gắn với thương mại, thúc đẩy ngoại thương cũng như quan hệ ngoại giao đối với nhiều nước trên thế giới.. FDI giúp mở cửa thị trường xuất khâu, tạo điều kiện cho các sản phẩm nước ta ngày càng đạt đến chuẩn quốc tế.
ª Trong từng khía cạnh cụ thể
Bổ sung nguồn vốn cho nền kinh tế:
Các số liệu tại Bảng xếp hạng V1000 - TOP 1.000 doanh nghiệp đóng thuế thu nhập lớn nhất Việt Nam năm 2010 - do Công ty Vietnam Report phối hợp với Báo VietNamNet công bố ngày 23/09 tiếp tục cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của khối các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Chiếm tới 31,3% tống số doanh nghiệp lọt vào Bảng xếp hạng, khối doanh nghiệp FDI trong V1000 đã đóng góp trên 20.000 tỷ đồng thuế thu nhập, tương đương khoảng 24,38% tổng số thuế thu nhập đóng góp của 1.000 doanh nghiệp đóng thuế lớn nhất Việt Nam trong 3 năm 2007-2009.
Sự có mặt của nguồn vốn này ngoài bổ sung vốn cho nền kinh tế đã góp phần tạo điều kiện cho nguồn vốn Nhà nước tập trung vào các vấn đề kinh tế xã hội ưu tiên (cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội, ...). Nguồn vốn này cũng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả các nguồn vốn trong nước. Vốn trong dân được kích thích đưa vào sản xuất, kinh doanh. Các doanh nghiệp Nhà nước phải tăng cường đầu tư và chú ý đến hiệu quả đầu tư trong điều kiện phải cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp có vốn FDI tạo ra các liên kết với các công ty trong nước nhận đầu tư thông qua các mối quan hệ cung cấp dịch vụ, nguyên vật liệu, gia công. Qua đó FDI thúc đẩy đầu tư trong nước phát triển, gắn kết các công ty trong nước với thị trường thế giới. Nhờ vậy, các tiềm năng trong nước được khai thác với hiệu quả cao.
Chuyển giao công nghệ
Nước ta đang rất cần vốn cũng như công nghệ để phát triển kinh tế. Họ có thể có được công nghệ tiên tiến hiện đại thông qua hoạt động ngoại thương, cấp giấy phép sử dụng công nghệ hay đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó công nghệ có được thông qua FDI có thể nói là có nhiều ưu điểm hơn cả. Thứ nhất, doanh nghiệp có thể có được “Công nghệ trọn gói”, thứ hai, nó giúp Phá vỡ sự cân bằng hiện thời của thị trường và buộc các hãng nội địa đổi mới, thứ ba, Công nghệ mới và hiện đại thường chỉ có được thông qua quan hệ nội bộ công ty, thứ tư, Lợi thế của một công ty đa quốc gia giúp cho khai thác tiềm lực công nghệ hiệu quả.
Tác động tràn liên quan đến phổ biến và chuyển giao công nghệ thông qua FDI thường được coi là một mục tiêu quan trọng của các nước nghèo. Thông qua FDI, các công ty nước ngoài sẽ đem công nghệ tiên tiến hơn từ công ty mẹ vào sản xuất ở nước sở tại thông qua thành lập các công ty con hay chi nhánh. Sự xuất hiện của các công ty nước ngoài tuy nhiên xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở tận dụng những lợi thế có được từ công ty mẹ để sẵn sàng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước. Vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp FDI sẽ khuyến khích nhưng cũng gây áp lực về đổi mới công nghệ nhằm tăng năng lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước.
Các công nghệ mà các chủ đầu tư nước ngoài chuyển giao cho nước ta thường dưới dạng những tiến bộ công nghệ, sản phẩm công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng, kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketing. Chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI luôn đi kèm với đào tạo nhân lực vận hành, quản lý và nhờ học qua làm (learning by doing), nhờ đó đã hình thành được đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật có trình độ, tay nghề khá cao. Khảo sát cho thấy, có 44% doanh nghiệp FDI thực hiện đào tạo lại lao động với các mức độ khác nhau (cho khoảng 30% số lao động tuyển dụng). Đối với một số khâu chủ yếu của dây chuyền công nghệ tiên tiến hay đặc thù, lao động sau khi tuyển dụng được đưa đi bồi dưỡng ở các doanh nghiệp mẹ ở nước ngoài. Đến nay, hầu hết các công nghệ có trình độ tiên tiến và đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật cao ở Việt Nam được tập trung trong khu vực có vốn FDI.
Về phía các doanh nghiệp trong nước, một mặt do năng lực yếu kém về đổi mới công nghệ, mặt khác công nghệ tiên tiến đều do các công ty quy mô lớn có tiềm năng công nghệ trên thế giới nắm giữ. Để vượt qua các yếu điểm này, các doanh nghiệp trong nước có xu hướng muốn được áp dụng ngay công nghệ tiên tiến hay trực tiếp thông qua thành lập các liên doanh với đối tác nước ngoài hay gián tiếp thông qua phổ biến và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI mặc dù không muốn tiết lộ bí quyết công nghệ cho đối thủ trong nước nhưng cũng sẵn sàng bắt tay với đối tác trong nước để thành lập liên doanh, qua đó diễn ra quá trình rò rỉ công nghệ. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu các điều kiện trong nước có đủ để đón nhận phổ biến và chuyển giao công nghệ hay không. Kết quả từ nhiều mô hình lí thuyết cũng rút ra là mức độ phổ biến và chuyển giao công nghệ c...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top