mrright.shop

New Member

Download miễn phí Khóa luận Đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam: Thực trạng và giải pháp





MỤC LỤC
Trang
 
Lời mở đầu 3
Chương I. Lí Luận chung về khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam 6
I ) Sự cần thiết khách quan của việc nâng cao năng lực cạnh tranh 6
1. Khái niệm về cạnh tranh 6
2. Các tiêu chí chủ yếu đáng giá năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt nam 9
3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam 12
II. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh 14
1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 14
1.1 Khả năng tài chính của doanh nghiệp 15
1.2 Trình độ về công nghệ và tay nghề của người lao động 15
1.3 Trình độ quản lí của doanh nghiệp 16
1.4 Chính sách Marketing của doanh nhiệp 17
2. Các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp 21
2.1.Môi trường quốc tế 21
2.2. Môi trường trong nước 23
 
Chương II. Thực trạng về khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam 24
I. Khái quát về tình hình sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc 24
1. Tình hình sản xuất của ngành 24
1.1. Năng Lực sản xuất 24
1.2.Tình hình sản xuất của ngành 28
2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may 30
3. Tình hình tiêu thụ hàng dệt may trong nước 44
II. Đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam 45
1. Giá cả 46
2. Mẫu mã 49
3. Chất lượng 50
4. Khả năng cung cấp 51
5. Thương hiệu hàng hoá 51
Chương III :Một số giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh hàng dệt may của Việt nam 53
I . Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2010 53
1. Triển vọng của ngành 53
2. Chiến lược phát triển phát triển của ngành dệt may đến năm 2010 54
2.1.Chiến lược chung 55
2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể 56
II. Một số giải pháp góp phần tăng khả năng cạnh tranh hàng dệt may Việt nam 57
1. Các chính sách, giải pháp vĩ mô từ phía nhà nước 57
1.1. Chính sách về đầu tư phát triển cho ngành dệt may 57
1.2. Chính sách về nguyên liệu phục vụ cho ngành may 57
1.3. Chính sách về thị trường 59
1.4. Chính sách về sản phẩm 59
1.5. Chính sách về tổ chức quản lí 60
1.6. Chính sách về lao động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 61
1.7. Giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh của nghành 61
2. Các giải pháp vi mô nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt nam 64
2.1. Giải pháp về nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm 64
2.2. Giải pháp về tài chính ,vốn 66
2.3. Giải pháp về thị trường 67
2.4. Giải pháp về điều hành và quản lí nguồn nhân lực 68
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ược đưa ra thị trường .
Về khâu dệt vải: nhiều mặt hàng dệt thoi mới ,chất lượng cao bắt đầu được sản xuất . Đối với mặt hàng 100% sợi bông , các mặt hàng sợi đơn chải kĩ chỉ số cao phục vụ cho xuất khẩu , mặt hàng sợi bông dày được tăng cường công nghệ làm bóng ,phòng co cơ học đã được xuất khẩu sang EU và Nhật bản . Với mặt hàng sợi pha, mặt hàng katê đơn màu sợi 76,76 đơn hay sợi dọc 76/2 , các loại vải dày như gabadin ,kaki,simili ,hàng tissu pha len, pha cotton và petex,pe/co/petex tuy sản lượng chưa cao những đã bắt đầu được đưa vào sản xuất rộng rãi ở nhiều doanh nghiệp . Đối với mặt hàng 100% sợi tổng hợp ,nhờ được trang bị thêm các hệ thống xe săn sợi với tốc độ săn cao , thiết bị comfit , thiết bị giảm trọng lượng đã tạo ra nhiều mặt hàng tơ tằm ,giả len thích hợp với khí hậu nhiệt đới , bước đầu giành được uy tín trong và ngoài nước . Đối với mặt hàng dệt kim ,75-80% sản lượng hàng dệt kim từ sợi Pe/Co được xuất khẩu, tuy nhiên chủ yếu là mặt hàng thuộc nhóm giá thấp và trung bình 2,5-3,5USD/sản phẩm ,tỷ trọng các mặt hàng chất lượng cao còn thấp , chủ yếu vẫn phải nhập khẩu .
Cơ cấu sản phẩm may công nghiệp đã có những thay đổi đáng kể ,từ chỗ chỉ may được những loại quần áo bảo hộ lao động , quần áo thường ở nhà, đồng phục học sinh đến nay ngành may đã có những sản phẩm chất lượng cao từng bước đáp ứng được các yêu cầu của nhà nhập khẩu khó tính về quần áo thể thao ,quần áo jean . Bên cạnh đó,do thiết bị chuyên dùng hiện đại còn ít, phải dùng nhiều thao tác thủ công nên năng suất của ngành may Việt nam khá thấp so với các nước. Thêm vào đó,hệ số sử dụng năng lực thiết bị trong ngành dệt may rất thấp, chỉ đạt 40-60% năng lực thiết bị hiện có . Do năng suất thấp đã góp phần khiến cho năng lực cạnh tranh của hàng dệt may không cao.
2. Tình hình xuất khẩu hàng dệt may
Trong xu thế chung của mậu dịch hàng dệt may thế giới , Việt nam chủ yếu là xuất khẩu hàng dệt may và nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu để sản xuất hàng dệt may xuất khẩu .
2.1. Kim ngạch xuất khẩu : Ngành dệt may của Việt nam đã có những thay đổi đáng kể theo hướng sản xuất hàng xuất khẩu kể từ khi Hiệp định về hợp tác sản xuất và xuất khẩu dệt may giữa chính phủ Việt nam và Liên xô cũ được kí kết ngày 19/5/1987 , nhưng chủ yếu vẫn là xuất khẩu sang các nước trong khối hội đồng tương trợ kinh tế . Vì vậy ,trong những năm 1990 -1991 do tác động của những thay đổi về chính trị ,xã hội ở các nước này ,xuất khẩu hàng dệt may của Việt nam bị suy giảm nghiêm trọng . Tuy nhiên ngành dệt may Việt nam đã có những nỗ lực vượt bậc , vượt qua giai đoạn đặc biệt khó khăn này để bước vào giai đoạn phát triển mới từ năm 1992 , từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trong khu vực và trên thế giới . Từ sau hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt nam và EU kí ngày 15/12/1992 có hiệu lực từ ngày 1/1/1993 ,dệt may trở thành nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu chỉ đứng thứ hai sau dầu thô trong giai đoạn hiện nay.
Với tốc độ tăng trưởng bình quân là 43,5% /năm trong những năm 1991-1997 so với tốc độ tăng trưởng bình quân 27,5% của tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, kim ngạch xuất khẩu dệt may (XKDM) chiếm một tỉ trọng ngày cành lớn trong tổng kim ngạch xuất khâủ .
Bảng 4 : Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt nam
Năm
Xuất khẩu dệt may
Xuất khẩu cả nước
Kim ngạch
(triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước(%)
Kim ngạch
(triệu USD)
Tốc độ tăng trưởng so với năm trước(%)
1991
158
-
2086
-
1992
221
39
2580
23
1993
335
51
2985
15
1994
554
65
3893
30
1995
847
52
5449
40
1996
1150
35
7256
33
1997
1502
30
9185
26
1998
1450
-3.5
9361
02
1999
1747
20
11541
23
2000
1892
08
14454
25
2001
1975
04
15027
04
2002
2700
36
16210
07
Nguồn : Bộ Kế hoạch và đầu tư
So với tăng trưởng xuất khẩu cả nước thì xuất khẩu hàng dệt may có tốc độ tăng trưởng cao hơn rất nhiều , chứng tỏ dệt may là một ngành xuất khẩu rất quan trọng trong cơ cấu xuất khẩu theo ngành của Việt nam trong giai đoạn hiện nay . Tốc độ tăng trưởng của dệt may liên tục tăng trong vòng một thập kỉ qua, trừ năm 1998 tốc độ tăng trưởng âm so với năm trước do ảnh hưởng cuả cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Tuy nhiên ,sau đó tốc độ tăng trưởng được phục hồi và tăng mạnh .Năm 2002 đã đạt mức tăng trưởng về kim ngạch vượt bậc là 2700 triệu USD . Tuy nhiên ,hiện hàng dệt may của Việt nam chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới . Nguyên nhân chủ yếu là do trang thiết bị lạc hậu , chủng loại mặt hàng còn cùng kiệt nàn ,đặc biệt là yếu kém trong thu thập và xử lí thông tin mặt hàng ,bạn hàng . Hàng dệt Việt nam cũng không đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu cho may . Việt nam hiện nay chủ yếu phải nhập vải để may gia công cũng như may xuất khẩu . Chỉ tính riêng giá trị vải nhập để sản xuất gia công hàng may mặc đã chiếm tới 50% kim nghạch xuất khẩu hàng dệt may chưa kể đến các loại phụ liệu may khác mà Việt nam cũng phải nhập khẩu phần lớn từ các nước thuê gia công. Việc gia công cho nước ngoài không những có giá trị gia tăng thấp mà còn đặt ngành dệt may vào thế không ổn định, phụ thuộc vào giá gia công , bị động vào nguồn cung cấp nguyên liệu cũng như vào các đơn hàng gia công
Ta nhận thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may tăng đều trong thời gia vừa qua ,trừ năm 1998 ,kim nghạch xuất khẩu dệt may có giảm nhẹ , nhưng theo thống kê thì dệt may lại là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong năm 1998 ,tại sao lại có hiện tượng này? . Nguyên nhân chính khiến kim ngạch xuất khẩu dệt may giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực . Năm 1997, kim ngạch chỉ đạt 1,502 tỉ USD so với dự tính là 1,6 đến 1,7 tỉ USD . Tình hình còn tồi tệ hơn khi bước sang năm 1998,kim ngạch thậm chí đã giảm nhẹ đạt 1,45 tỉ USD ,giảm 3,5% so với năm trước . Có thể giải thích suy giảm đó bằng sự ảnh hưởng cuả cuộc khủng hoảng tài chính khu vực : thứ nhất bởi vì đồng nội tệ của nhiều nước trong khu vực mất giá khiến Việt nam mất lợi thế về giá nhân công ,các khách hàng thuê gia công chuyển hợp đồng sang các nước này để hưởng đơn giá thấp hơn . Thứ hai , do các doanh nghiệp Việt nam đã phải giảm giá gia công cũng như giá xuất khẩu từ 20% tới 30% để cạnh tranh nên hiệu quả thực tế giảm mạnh . Thứ ba : như ta đã biết 75-80% nguyên phụ liệu hàng dệt may của Việt nam là nhập khẩu ,nên những bất ổn của nền kinh tế đã làm nguồn cung cấp nguyên liệu từ các nước trong khu vực như Hong Kong , Đài Loan rất không ổn định . Trị giá nhập khẩu nguyên liệu lại cao hơn do sự biến động của tỉ giá giữa đồng Việt nam và đồng USD . Cuối cùng,do nhập khẩu hàng dệt may của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc ,Đài Loan-là những thị trường xuất khẩu không hạn ngạch của Việt nam giảm mạnh .
Trong thời gian qua , ngành dệt may Việt nam tuy có nhiều bước thăng trầm nhưng đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình .Trong nhiều năm liền ,dệt ma...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Đánh Giá Khả Năng Xử Lý Nước Thải Sinh Hoạt Bằng Công Nghệ Aao Trong Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Nhà Máy Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển và năng suất của một số giống đậu tương tại trại thực nghiệm nông nghiệp khoa nông lâm ngư đại học vinh Nông Lâm Thủy sản 0
D ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH ĐÃI NGỘ CỦA CÔNG TY SÁCH ALPHA Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá khả năng tạo động lực lao động của chính sách đãi ngộ nhân sự tại công ty Cổ phần Bưu chính Luận văn Kinh tế 0
D đánh giá khả năng định tính nhóm beta agonist trong thịt bằng kit betaagonist elisa của hãng randox Nông Lâm Thủy sản 0
D đánh giá khả năng phát hiện βagonists trong thịt lợn bằng kit elisa Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá tác dụng bảo vệ tế bào thần kinh và cải thiện khả năng học tập nhận thức của phân đoạn N-bu Y dược 0
F Đánh giá chung về thực trạng khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D đánh giá sinh trưởng, phát triển, khả năng chống chịu của một số giống cà chua và cây ghép của chúng Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top