Phelan

New Member

Download miễn phí Khóa luận Những biến động trong giá dầu thô trên thị trường thế giới thời gian vừa qua và tác động của nó đền nền kinh tế thế giới





Mỹ là nước sản xuất dầu mỏ lớn thứ hai thế giới sau Saudi Arabia, và cũng là nước tiêu thụ và nhập khẩu lớn nhất thế giới. Năm 2001, Mỹ phải nhập khẩu 55% lượng tiêu dùng trong nước, khoảng 10,9 triệu thùng/ngày. Năm 2002, nước này tiêu thụ khoảng 19,7 triệu thùng/ngày trong đó lượng nhập khẩu chiếm tới 58% tương đương 11,4 triệu thùng/ngày. Nhu cầu nhập khẩu của Mỹ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới do trữ lượng dầu mỏ của nước này ngày càng giảm đi còn nhu cầu lại tăng cao theo đà phát triển của kinh tế. Theo các nhà kinh tế đến năm 2025, Mỹ phải nhập khẩu 60–70% lượng tiêu dùng trong nước, tức là khoảng 22,5 triệu thùng/ngày. Do nhu cầu nhập khẩu dầu mỏ cao nên trong thời gian qua nền kinh tế Mỹ đã bị tác động mạnh bởi giá dầu tăng. Tốc độ tăng trưởng của nước này liên tục phải điều chỉnh sau các đợt giá dầu leo thang. Theo tổng kết của EIA thì trong 9 lần suy thoái kinh tế gần đây nhất của Mỹ có tới 8 lần là đi kèm với các đợt giá dầu leo thang.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iá dầu tháng 1/2003 đã nhảy lên cao hơn mức dự tính do nguy cơ chiến tranh ở Iraq, tình hình dự trữ chiến lược của Mỹ xuống thấp nhất và cuộc đình công chưa dứt ở Vênêzuêla. Giá dầu WTI WTI- West Texas Intermediate là Giá dầu trên thị trường Mỹ
giao sau vào tháng 1 đã nhảy lên 36 USD/thùng. Giá tháng 2 cao hơn tháng 1 là 3 USD/thùng. Giá WTi giao ngay là 35,83 USD/thùng sau đó nhảy lên 36,04 USD/thùng. Giá dầu Brent giao ngay cũng tăng từ 1,3- 1,6 USD/thùng vào tháng 2. Hôm 28/2, giá dầu thô nhẹ của Mỹ đã nhảy vọt lên mức 38,74 USD/thùng do nguy cơ chiến tranh Iraq đến rất gần. Đầu tháng 3, giá dầu vẫn duy trì ở mức cao nhưng có xu hướng giảm xuống mặc dù Mỹ chuẩn bị tấn công Iraq và có xảy ra đình công ở Nigiêria.Trước chiến tranh Iraq, giá dầu lại giảm đi 10% - vì đoán rằng chiến tranh sẽ kết thúc nhanh chóng và Iraq lại có thể xuất khẩu được dầu mỏ ngay sau đó. Giá dầu Brent giao tháng 5 đã giảm 3,08 USD/thùng xuống còn 29,88 USD/thùng trên thị trường London – tức là giảm 13% - mức giảm cao nhất kể từ tháng 12/2001. Vào 20/3/2003, ngày đầu tiên Mỹ tấn công Iraq, giá dầu WTi đã giảm 10 USD sau 12 tháng cao liên tiếp xuống còn 28 USD/thùng, và giá trên thị trường London giảm còn 26 USD/thùng. Các hợp đồng lớn của Mỹ đã mất hơn 1/4 giá trị với giá bán 39,39 USD/thùng. Trong 3 ngày liên tiếp 21, 22, 23 tháng 3, giá dầu đã giảm còn 27 USD/thùng ở thị trường Mỹ. Sau hơn một tuần giảm mạnh vì hy vọng cuộc chiến của Mỹ ở Iraq kết thúc nhanh thì giá dầu lại tăng lên 28,63 USD/thùng khi Mỹ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ của Iraq. Giá dầu được đoán trước khi Mỹ tấn công vào Iraq không còn chính xác nữa, mức giá giảm không nhiều và vẫn duy trì ở khung giá cao. Sau đây là bảng trích dẫn diễn biến giá dầu trong 9 tháng đầu năm 2003, và tỷ lệ % tăng giá so với đoán ban đầu và hệ số chuẩn:
Tóm lạI, trong suốt mấy thập kỷ qua, giá dầu luôn biến động theo chiều hướng tăng lên. Có thời điểm giá mặt hàng này có giảm xuống nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó giá lại được kéo lên khi tổ chức OPEC cắt giảm sản lượng. Để thấy rõ xu hướng biến động của giá dầu hai thập kỷ qua, chúng ta cùng theo dõi biểu đồ tổng kết giá sau:
Diễn biến giá dầu thô giai đoạn 1947 - 2003
Chương II: Tác động của giá dầu mỏ tăng trên thị trường trong giai đoạn 2000 - 2003 đến nền kinh tế toàn cầu
I. Tác động của giá dầu mỏ tăng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Trong 3 năm qua, trên thị trường dầu mỏ liên tục diễn ra các đợt leo thang về giá, chỉ trong một thời gian ngắn mà giá dầu đã nhảy vọt từ mức 11 USD/thùng vào tháng 1 năm 1999 lên mức trên 35 USD/thùng vào đầu tháng 12 năm 2000 và dao động ở mức cao từ 22- 28 USD trong suốt năm 2001, cuối năm 2002 - đầu 2003 lại xảy ra một đợt leo thang lên cao mức xấp xỉ 40 USD/ thùng. Trong khoảng thời gian đó, nền kinh tế thế giới đã chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực của các đợt leo thang khủng khiếp của giá mặt hàng này trên thị trường. Có rất nhiều lý do khiến các nhà kinh tế lo ngại về tác động của giá dầu đến nền kinh tế toàn cầu vốn đã yếu đi rất nhiều từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á 1997. Tình hình biến động của giá dầu mỏ thực sự là một vấn đề quan trọng đối với kinh tế thế giới hiện nay, vì nó là mặt hàng được giao dịch lớn nhất trên thị trường thế giới cả về số lượng lẫn giá trị. Thêm vào đó, giá của hầu hết các mặt hàng mà con người tiêu dùng trong thế giới hiện đại ngày nay đều có liên quan mật thiết theo cách này hay cách khác với giá dầu mỏ. Do vậy cũng thật dễ hiểu tại sao nền kinh tế thế giới lại nhạy cảm với từng biến động dù là nhỏ nhất của giá mặt hàng này. Theo như báo cáo mới nhất ngày 26/3/2003 của Uỷ Ban Kinh Tế Chung (Joint Economic Committee) của Thượng Viện Hoa Kỳ thì tiếp theo những đợt leo thang của giá dầu điển hình thường là những cuộc suy thoái kinh tế. Tổng kết trong 9 cuộc suy thoái kinh tế gần đây nhất thì có tới 8 cuộc là đi kèm với những đợt tăng giá của dầu mỏ. Tuy nhiên, sẽ là phóng đại khi cho rằng chỉ mình giá dầu gây nên các đợt suy thoái kinh tế. Thực tế, có rất nhiều nhân tố khác có thể làm kinh tế thế giới rơi vào suy thoái, trong đó có tác động của giá dầu tăng. Nhưng trong bài phân tích này, khi xem xét vấn đề tác động của giá dầu đến nền kinh tế thương mại thế giới thì các yếu tố khác được coi như cố định (All other thing equal) trong mối quan hệ tác động qua lại giữa giá dầu mỏ biến động theo chiều hướng tăng với các động thái của nền kinh tế thế giới.
Theo "The Impact of higher oil price on the global Economy, 2000" và "World Economic Outlook, 2003" của IMF đã đưa ra các nhận xét về tác động của giá dầu tăng đến nền kinh tế thế giới thông qua các kênh sau:
Giá dầu tăng gây ra hiện tượng di chuyển thu nhập từ người tiêu dùng sang các nhà sản xuất. Do xu hướng tiêu dùng năng lượng của người tiêu dùng lớn hơn xu huớng tiêu dùng mặt hàng này của các nhà sản xuất nên cầu về dầu mỏ giảm xuống. Trên phương diện quốc tế, hiện tượng di chuyển thu nhập này diễn ra từ các nước nhập khẩu sang các nước xuất khẩu.
Chi phí sản xuất hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế tăng vì chi phí đầu vào tăng, làm lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm xuống. Do mức độ phụ thuộc của sản xuất vào dầu mỏ ở các nước công nghiệp phát triển đã giảm xuống đáng kể trong 3 thập kỷ qua nên nhìn chung tác động của giá dầu cao đến các nước này ít trầm trọng hơn những năm trước. Trong khi đó các nước đang phát triển lại chịu tác động năng nề hơn vì các nước này mới trong giai đoạn đầu của thời kì phát triển công nghiệp hoá, cần nhiều năng lượng. Về tốc độ phát triển kinh tế bị kìm hãm do giá dầu tăng ở các nước đang phát triển cao gấp 2 lần so với các nước phát triển.
Chỉ số giá tiêu dùng và lạm phát cũng tăng lên. Mức độ tăng của hai chỉ số này phụ thuộc vào mức độ lỏng hay chặt của chính sách tiền tệ và mức độ tăng thêm của tiền lương để bù cho chi tiêu năng lượng tăng. Những phản ứng trước việc giá dầu tăng đã gây ra phản ứng xoáy chôn ốc của tiền lương.
Thị trường tài chính tiền tệ cũng bị tác động trực tiếp và gián tiếp.Thực tế các thay đổi trong tình hình hoạt động kinh tế, tình trạng doanh thu của các doanh nghiệp, lạm phát và chính sách tiền tệ đã gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến các chứng khoán và tỷ giá hối đoái của các đồng tiền.
Theo ước tính của các chuyên gia kinh tế IMF, giá dầu tăng 5 USD/thùng sẽ ảnh hưởng đến các nước xuất nhập khẩu xem phụ lục 2.
Còn theo "The Impact of Higher Oil Price on the World Economy, 2003 – 2004" của Standing Group on Long - Term Co - operation thì đưa ra nhận xét: Giá dầu có quan hệ rất mật thiết với các chỉ số kinh tế vĩ mô khác của nền kinh tế_ thương mại một nước nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Giá dầu mỏ tăng làm nền kinh tế thế giới chịu các bất lợi sau:
Khi giá dầu mỏ tăng làm cơ cấu đầu tư thay đổi theo hướng tiêu cực do chi phí năng lượng dành cho sản xuất cao lên nhiều, số tiền còn lại để đầu tư cho các hạng mục khá...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Tình hình biến động giá thành và những nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá thành sản phẩm của Công t Luận văn Kinh tế 0
N Những nhân tố ảnh hưởng tới cầu mặt hàng xăng trên thị trường Hà Nội và biến động của những nhân tố Luận văn Kinh tế 0
K Nghiên cứu ứng dụng công nghệ viễn thám để giám sát và cảnh báo những tác động của biến đổi khí hậu Luận văn Sư phạm 3
T Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (Qua trường hợp làng Phú Văn hóa, Xã hội 0
N Chính sách Trung Cận Đông của Mỹ dưới tác động của những biến động chính trị trong khu vực từ cuối n Kinh tế quốc tế 3
H Những chuyển biến của kinh tế Việt Nam Cộng hòa dưới tác động của viện trợ Hoa Kỳ (1965-1975) Lịch sử Việt Nam 7
H Những nhân tố tác động đến sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
C Hoạt động phổ biến pháp luật trên địa bàn thành phố Hà Nội - những vấn đề lý luận và thực tiễn : Luậ Luận văn Luật 0
S [Free] Những biến động trên thị trường dầu mỏ thế giới và ảnh hưởng của nó tới hoạt động xuất khẩu d Tài liệu chưa phân loại 0
L Những giải pháp kiêm soát ảnh hưởng sự biến động xăng dầu thế giới đối với các doanh nghiệp Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top