bluemoon24681

New Member

Download miễn phí Khóa luận Các giải pháp xúc tiến xuất khẩu giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thành công trên thị trường Hoa Kỳ





Theo kết quả nghiên cứu của Dự án STAR thì hạn chế lớn nhất đối với việc mở rộng xuất khẩu sang thị trường Mỹ là năng lực sản xuất chứ không phải thiếu người mua hay phải cạnh tranh về giá vì những nhà nhập khẩu Hoa Kỳ thường đặt hàng nhiều hơn mức các doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng. Ngoài ra, còn là sự thiếu an tâm của các nhà xuất khẩu khi e sợ về các hình phạt thuế với sản phẩm của họ như hàng cá tra, ba sa. Và nguyên nhân nữa thuộc phạm vi đề cập chính của khoá luận này đó là do khả năng tiếp thị của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế.
 
Do dung lượng thị trường lớn với các đơn hàng lớn, giao nhanh nên để đáp ứng các đòi hỏi riêng của thị trường Mỹ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã nâng cao năng lực sản xuất của mình. Theo bản nghiên cứu của dự án STAR thì có thể mức tăng đầu tư này vẫn chưa theo kịp các đòi hỏi của thị trường Mỹ. Đúng là khả năng đáp ứng đơn hàng của doanh nghiệp nước ta còn bị hạn chế do năng lực sản xuất thấp, nhưng cũng lại có thực tế là nếu doanh nghiệp đầu tư ồ ạt khi mặt hàng của họ xuất sang Mỹ đã bị áp hạn ngạch (trường hợp hàng dệt may) thì kết quả của đầu tư có tác dụng ngược.
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ch ứng linh hoạt với các biến đổi môi trường kinh doanh tại Mỹ vì thay đổi ở quy mô nhỏ và vừa bao giờ cũng nhanh hơn so với doanh nghiệp lớn, dễ điều hành và tiết kiệm chi phí. Xét về khả năng khai thác những thị trường nhỏ của một vùng, một lĩnh vực nhất định tại Mỹ thì DNVVN cũng hoàn toàn có lợi thế.
2. Thực trạng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ
Tác động của Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ lên tình hình kinh doanh của DNVVN Việt Nam
Trước Hiệp định Thương mại song phương
Giai đoạn chiến tranh trước 1975, nước Mỹ đã viện trợ cho Sài Gòn nuôi sống nền kinh tế Nguỵ với số tiền khoảng 500 triệu USD hàng năm. Năm 1975, miền nam hoàn toàn giải phóng, quân Mỹ rút về nước và ngay sau đó Chính phủ Hoa Kỳ đã ban hành lệnh cấm vận đối với Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Giai đoạn 1975-1994, tác động của cấm vận đến nền kinh tế Việt Nam là lớn, nhưng giảm dần từ năm 1986 khi nước ta thực hiện công cuộc Đổi mới, mở cửa làm ngoại thương với nhiều nước trên thế giới và nhận được sự ủng hộ từ các quốc gia này. Năm 1994 khi Tổng thống thứ 42 của nước Mỹ, Ông Bill Clinton, tuyên bố huỷ bỏ cấm vận với Việt Nam và thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức năm 1995 thì tình hình thương mại của hai nước bắt đầu cải thiện.
Kể từ năm 1998, mỗi năm Việt Nam đều được hưởng sự miễn trừ không phải áp dụng Tu chính án Jackson-Vanik, là một điều kiện cần thiết để những nước Xã hội chủ nghĩa được tiếp cận các đảm bảo về đầu tư và tín dụng xuất khẩu do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ. Khi đó, nước Mỹ đã nhận thấy họ không có lợi gì nếu tiếp tục cấm vận Việt Nam, để trở nên lạc hậu trước các quốc gia đối thủ khác trong quan hệ thương mại, đầu tư với đất nước đông dân và đang tích cực đổi mới này.
Mặc dù tiến trình bình thường hoá diễn ra chậm, quan hệ thương mại giữa hai nước tăng lên đáng kể khi có nhiều công ty lớn của Mỹ như Microsoft, Coca Cola, Ford Motor đầu tư vào Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng từ 50,15 triệu USD năm 1994 lên 319 triệu năm 1996; 338,2 triệu năm 1997 với các mặt hàng chủ yếu là nông hải sản, giày dép, may mặc, cao su và nhựa, dầu thô.
2.1.2 Sau Hiệp định Thương mại song phương
Quan hệ thương mại bình thường giữa hai nước mà yếu tố then chốt là Quy chế tối huệ quốc (MFN) chỉ có được từ tháng 12/2001 khi Hiệp định Thương mại song phương bắt đầu có hiệu lực. Tuy Việt Nam mới bắt đầu khai thác thị trường Hoa Kỳ khổng lồ, tác động của Hiệp định đã thể hiện rất rõ ngay trong thời gian ngắn khi xuất khẩu của nước ta sang Mỹ sau khi thi hành Hiệp định được mô tả là một sự “bùng nổ”. “Đánh giá tác động của Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam-Hoa Kỳ” do Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM) và Dự án Hỗ trợ Thúc đẩy Thương mại (STAR Vietnam) phối hợp tổ chức.
Về kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng kim ngạch năm sau liên tục cao hơn nhiều so với năm trước. Năm 2002 tăng 128% so với năm 2001, phản ánh đúng ước tính của Bộ Thương mại Việt Nam là tăng trưởng xuất khẩu sang Mỹ sẽ đạt xấp xỉ 130%/năm.
Bảng 4 : Thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ 1996-2002
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
% thay đổi
2002
Triệu USD
Việt Nam xuất khẩu
sang Hoa Kỳ
319,0
388,2
553,4
609,0
821,7
1.052,6
2.394,7
128
Việt Nam nhập khẩu
từ Hoa Kỳ
616,0
277,8
274,2
290,7
367,7
460,9
580,2
26
Cán cân thương mại
Việt-Mỹ
-297,0
110,4
297,2
318,3
453,9
591,7
1.814,5
206
Tỷ lệ
Xuất khẩu sang
Hoa Kỳ/tổng
4,4
4,2
5,9
5,3
5,7
7,0
14,1
Nhập khẩu từ
Hoa Kỳ/tổng
5,5
2,4
2,4
2,5
2,4
2,9
2,5
Nguồn: Số liệu thương mại của Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ, Bộ Thương mại Hoa Kỳ
Như bảng 4 cho thấy, từ năm 1996 đến 2001, xuất khẩu từ Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng trưởng bình quân 27% mỗi năm, trong khi tổng kim ngạch tăng ở mức 20%. Với kim ngạch khoảng một tỷ USD năm 2001, xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 0,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các nước đang phát triển. Năm 2002, năm đầu tiên sau Hiệp định thương mại, kim ngạch xuất khẩu tăng hơn gấp đôi (khoảng 128% trong năm 2002) trong khi tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ra thế giới tăng 10%.
Không chỉ là tăng trưởng về kim ngạch, vị trí của Hoa Kỳ trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam được cải thiện rõ. Nếu ở năm 2001, thị trường Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì chỉ một năm sau Hiệp định Thương mại, tỷ trọng của thị trường này đã tăng gấp đôi lên 14%, đứng thứ hai sau thị trường Nhật. Điểm đáng lưu ý là trong năm 2002, tăng trưởng hàng xuất khẩu sang Mỹ đóng góp khoảng 90% tăng trưởng tổng hàng hóa xuất khẩu ra thế giới của Việt Nam. (xem Hình 1)
Trong số 230 nước và vùng lãnh thổ có quan hệ buôn bán với Mỹ, Việt Nam đã trở thành bạn hàng lớn thứ 56 tính theo kim ngạch hai chiều và thứ 34 nếu tính riêng kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ.
Hình 1- Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2003
Tính đến tháng 8 năm 2003, Mỹ đã trở thành nhà nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam, vượt trên các thị trường truyền thống như EU, Nhật Bản với tổng giá trị là 3,195 tỷ USD so với 2,394 tỷ USD cả năm 2002. Xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam cũng tăng đáng kể, 8 tháng đầu năm đã xuất được 944 triệu USD so với con số cả năm 2002 là 580 triệu USD. Theo Thời báo Kinh tế Việt Nam, 13/11/2003
Về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ được coi là khác thường. Xuất khẩu của nhiều nước đang phát triển khác, đặc biệt là các nước châu á vào thị trường này chủ yếu là hàng công nghiệp chế tạo. Trong trường hợp của nước ta, hàng công nghiệp chế tạo chỉ chiếm dưới một phần tư tổng kim ngạch. Cho đến nay, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ chủ yếu là các sản phẩm chưa chế biến, đặc biệt là cá và thuỷ sản, cà phê và dầu thô.
Dĩ nhiên sự khác thường trong cơ cấu hàng xuất khẩu là di sản của mối quan hệ thương mại song phương căng thẳng giữa hai nước trước khi thực thi Hiệp định vào cuối năm 2001. Trước Hiệp định, nhiều hàng chế tạo xuất sang Mỹ phải chịu mức thuế suất cao hơn 5 đến 10 lần so với mứa Hoa Kỳ dành cho các nước hưởng MFN khác. So sánh cơ cấu hàng xuất sang Mỹ với cơ cấu sang EU, một thị trường có quy mô lợi thế so sánh tương đương, có thể thấy việc không tiếp cận được Mỹ theo quy chế MFN đã khiến xuất khẩu nước ta thiên về hàng chưa chế biến. ở châu Âu, nơi Việt Nam được hưởng MFN từ đầu thập niên 1990, cơ cấu hàng xuất khẩu tập trung nhiều vào hàng công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động. ở Mỹ, thị trường những mặt hàng này thực chất vẫn còn đóng cửa mãi cho đến khi Hiệp định Thương mại được ký kết.
Bảng 5: Cơ cấu hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ 1996-2002
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
% thay đổi
2002
Nghìn USD
Việt NamXK
sang Hoa Kỳ
319,0
388,2
553,4
609,0
821,7
1.052,6
2.394,7
128
Hàng chưa chế biến
274.042
251.736
390.457
399.352
92.733
819.813
994.284
21
Cá và hải sản
34.066
56.848
94.368
139.535
00.988
478.227
616.029
29
Rau quả
10.061
18.835
26.446
28.840
52.906
50.126
7...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Nghiên cứu những giải pháp nhằm tối ưu hóa chi phí logistics cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics Luận văn Kinh tế 0
D Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Long An Nông Lâm Thủy sản 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp sử dụng các dạng năng lượng mới trong tương lai Khoa học Tự nhiên 0
D Giải pháp để quản lý cầu dịch vụ ăn uống trong các nhà hàng bình dân trên địa bàn Hà Nội Luận văn Kinh tế 1
D Sáng kiến kinh nghiệm Các dạng bài tập và phương pháp giải bài tập Sinh học Luận văn Sư phạm 0
D Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện Khoa học Tự nhiên 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top