dosonlam

New Member

Download miễn phí Khóa luận Phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Việt nam trong giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn đến năm 2020





Hội nghị cấp cao không chính thức ASEAN diễn ra vào cuối tháng 11 năm 1999 tại Manila ( Philipines) đã đưa ra ý tưởng hình thành một khối liên kết kinh tế lớn gồm 10 nước ASEAN và 3 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc hay còn gọi là khối liên kết kinh tế Đông á. Với dân số khoảng 2 tỷ người, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) lớn hơn của Mỹ và EU, nếu trở thành hiện thực, khối liên kết kinh tế này có thể sánh vai với bất cứ khu vực kinh tế nào trên thế giới.
Nếu trở thành hiện thực hoạt động thương mại trong khối liên minh kinh tế sôi động hơn rất nhiều và thúc đẩy thêm sự phát triển thương mại của từng nước với nhau. Điều này sẽ góp phần duy trì tăng trưởng, hạn chế sự giảm sút thương mại của Việt Nam tới thị trường châu á trong kỳ dự báo.
Dự báo trong giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này tiếp tục tăng khoảng 12,5-13,5%/năm và giảm chút ít còn 10-12%/năm trong giai đoạn 2006-2010. Tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường này sẽ chiếm khoảng 50-60% trong tổng giá trị xuất khẩu cả nước vào năm 2005 và khoảng 45-52% vào năm 2010.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

các thành phần kinh tế và các chủ thể kinh doanh, các tổ chức Chính phủ và phi Chính phủ; khuyến khích tất cả mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài; khuyến khích tất cả Việt kiều ở nước ngoài tham gia vào việc mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam với nhiều con đường, mức độ, quy mô và hình thức khác nhau.
Qua đánh giá thành tích xuất khẩu của nước ta trong thời kỳ trước cho thấy sự đóng góp của doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào kim ngạch xuất khẩu của nước ta ngày càng tăng. Điều đó đã chứng minh rằng, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng từ Đại hội VI đến nay là hoàn toàn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam và xu thế tự do hoá thương mại.
Với sự ra đời của Nghị định 57/1998 và luật doanh nghiệp năm 2000 là hai sự kiện quan trọng nhất đánh dấu những bước chuyển biến mạnh mẽ theo hướng tự do hoá quyền kinh doanh nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất của các thành phần kinh tế.
Để tiếp tục thực hiện chủ trương trên, trong những năm tới, Chính phủ, các Bộ và các cơ quan chức năng đang cần cụ thể hoá những nội dung của Luật doanh nghiệp, loại bỏ những quy định đang cản trở quá trình thực hiện các điều khoản theo tình thần của Luật này. Đồng thời, phải làm rõ vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực XNK. Vai trò của kinh tế quốc doanh cần được thể hiện qua “chất lượng” hơn là “số lượng”, vị trí then chốt xuất hiện ở những thời điểm cần thiết nhằm cung ứng hàng hoá và dịch vụ cơ bản cho nền kinh tế, tạo ra những bước đột phá cho hoạt động XNK. Cần quán triệt quan điểm, xem tất cả các thành phần kinh tế là những bộ phận quan trọng cấu thành nền kinh tế quốc dân, được đối xử như nhau, cùng tồn tại và phát triển lâu dài theo định hướng XHCN.
Quan điểm 3: phát triển thị trường xuất khẩu cần chú trọng xử lý tốt mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội, giữa thị trường trong nước với thị trường ngoài nước, giữa xuất khẩu với nhập khẩu nhằm từng bước xác lập thế cân bằng thương mại vào năm 2010 và chuyển sang xuất siêu sau năm 2015; kết hợp chặt chẽ giữa tăng mặt hàng, tăng khối lượng và tăng kim ngạch xuất khẩu, kết hợp giữa phát triển thị trường xuất khẩu hàng hoá với thị trường xuất khẩu dịch vụ nhằm từng bước tạo lập cơ cấu đồng bộ của thị trường xuất khẩu của Việt Nam để các phân hệ của thị trường xuất khẩu bổ sung lẫn nhau, làm cơ sở cho nhau, tạo thế phát triển ổn định và vững chắc.
Quan điểm 4: gắn phát triển thị trường xuất khẩu với thị trường nhập khẩu vật tư, thiết bị, và công nghệ phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và các ngành công nghiệp sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, qua đó, vừa tăng cường sức mạnh trong đàm phán quốc tế, vừa góp phần chuyển dần hoạt động nhập khẩu từ các thị trường hiện đang nhập siêu (châu á) sang các thị trường đang xuất siêu.
Quan điểm 5: gắn kết thị trường trong nước với thị trường ngoài nước, vừa chú trọng thị trường trong nước vừa ra sức mở rộng và đa dạng hoá các thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Mở rộng thị trường, đẩy mạnh XNK là để tạo tăng trưởng GDP tăng nguồn thu ngoại tệ và nhập khẩu máy móc, nguyên vật liệu cho sản xuất và tiêu dùng trong nước. Ngược lại, sản xuất trong nước là tiền đề để tạo nguồn hàng cho xuất khẩu và tạo nhu cầu cho nhập khẩu. Ngày nay, trong xu thế tự do hoá thương mại, nếu mặt hàng nào chiến lĩnh thị trường trong nước, đẩy lùi sự thâm nhập của hàng nhập khẩu thì cũng có nghĩa là mặt hàng đó đã có năng lực cạnh tranh quốc tế. Thực tiễn những năm qua, nhiều mặt hàng của nước ta như may mặc, cơ khí đã bị các mặt hàng cùng loại của Trung Quốc chiếm chỗ, làm cho các ngành sản xuất này bị đình đốn. Từ những lý do trên, để đẩy mạnh xuất khẩu việc coi trọng thị trường trong nước cần được quán triệt đầy đủ trong chiến lược phát triển trong thời kỳ tới. Mặt khác, để tránh lệ thuộc vào một vài bạn hàng và ảnh hưởng bất lợi của những biến động bên ngoài, việc mở rộng thị trường cần được thực hiện theo phương châm đa phương hoá. Tuy nhiên, đa phương hoá không có nghĩa là dàn đều tỷ trọng buôn bán với các nước, mà đối với từng giai đoạn cụ thể, đối với từng khu vực địa lý riêng biệt, phải xác định được các thị trường trọng điểm để hướng hoạt động XNK vào thị trường này.
3. Một số phương hướng lớn để phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2010 và tầm nhìn đến 2020.
Mục tiêu của phát triển thị trường xuất khẩu là mở rộng và đa dạng hoá thị trường theo các quan điểm sau đây:
Tích cực, chủ động tranh thủ mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đa phương và đa dạng hoá quan hệ với đối tác, phòng ngừa chấn động đột ngột.
Mở rộng tối đa về diện trọng điểm là các thị trường có sức mua lớn, tiếp cận công nghệ nguồn.
Tìm kiếm thị trường mới ở Mỹ Latinh và châu Phi.
Để thực hiện mục tiêu trên đây, phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020 được xác định như sau:
Thứ nhất, chủ động thâm nhập thị trường quốc tế. Đây là phương hướng cơ bản của hoạt động thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu của nước ta. Phương hướng này, trong một chừng mực nào đó, là hệ quả tương thích của tiến trình nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nếu sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu được xác định và hoàn thiện theo hướng “chủ động” thì khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá xuất khẩu, tức là thâm nhập thị trường quốc tế, cũng mặc nhiên có tính chủ động. Điều đó có ý nghĩa rằng, để nâng cao tính chủ động thâm nhập thị trường quốc tế phải xác định sản xuất hướng về xuất khẩu mặt hàng gì, như thế nào, số lượng là bao nhiêu, bán cho thị trường nào, bán bằng cách nào, cần giải quyết vấn đề gì trong quan hệ song phương… để thúc đẩy xuất khẩu theo con đường ngắn nhất, tạo thế chủ động trong xuất khẩu.
Mặt khác, việc tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra thị trường nước ngoài (xuất khẩu vốn), để tránh các hàng rào thuế và phi thuế do nước nhập khẩu đặt ra, xoá bỏ thủ tục cấp phép thành lập văn phòng thay mặt của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài và đơn giản hoá thủ tục mở tài khoản để phục vụ giao dịch trên thị trường ngoài nước… cũng là một nội dung quan trọng để tạo lập thế chủ động thâm nhập thị trường quốc tế của Việt Nam.
Thứ hai, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối tác và các thị trường xuất khẩu của Việt Nam:
Tăng cường mở rộng thị trường các nước phát triển. Hoạt động XNK của nước ta trong 10 năm đầu của thế kỷ XXI sẽ vẫn dựa vào thương mại liên ngành là chủ yếu. Do đó, với quan hệ kinh tế cởi mở của Việt Nam đối với tất cả các nước như hiện na...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
Y Phương hướng phát triển nguồn nhân lực của công ty 20 Luận văn Kinh tế 0
H Một số phương hướng biện pháp nhằm phát triển đa dạng hóa sản phẩm ở công ty Cơ Khí Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
C Tình hình phát triển và các phương hướng, giải pháp nhằm phát triển toàn diện ngành du lịch huyện Tị Kiến trúc, xây dựng 0
K Phương hướng và những giải pháp để phát triển kinh tế HTX nông nghiệp Kiến trúc, xây dựng 0
T Phương hướng tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để nhằm thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát tr Kiến trúc, xây dựng 0
U Phương hướng và giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách đối với phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Vi Kiến trúc, xây dựng 0
P Đề án Thị trường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam và phương hướng phát triển Luận văn Kinh tế 0
K Phương hướng và giải pháp phát triển các KCN tập trung trên địa bàn Hà Nội đến năm 2010 Luận văn Kinh tế 0
J Phương hướng và giải pháp phát triển ngành du lịch Việt Nam từ nay đến năm 2008 Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng, phương hướng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực con người ở Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top