Flannagan

New Member

Download miễn phí Khóa luận Phân tích tình hình tài chính Công ty xây lắp 665





Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay không khả quan cho phép ta có cái nhìn khái quát về thực trạng tài chính của công ty.
Dựa chủ yếu vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp làm tài liệu để phân tích, xem xét các mối quan hệ biến động của các chỉ tiêu. Để đơn giản ta quy ước đơn vị trong phân tích là nghìn đồng (1000 đồng).
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

iệm vụ thi công công trình cho các xí nghiệp, các đội trực thuộc. Giám đốc xí nghiệp hay đội trưởng các đội trực thuộc chịu trách nhiệm điều động nhân công để tiến hành sản xuất. Lực lượng lao động của công ty bao gồm cả công nhân trong biên chế và lao động thuê ngoài.
+ Về nguồn nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của quá trình xây lắp, tạo nên thực thể công trình. Trong các doanh nghiệp xây dựng nói chung và công ty xây lắp 665 nói riêng yếu tố nguyên vật liêụ bao gồm nhiều chủng loại phức tạp với khối lượng lớn. Do vậy tổ chức cung ứng kịp thời và quản lý chặt chẽ các yếu tố này có ý nghĩa kinh tế quan trọng đối với hiệu quả sản xuất.
Thông thường, khi nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất phát sinh, chủ nhiệm công trình báo cáo tình hình với giám đốc công ty và phòng kế hoạch. Trên cơ sở khả năng cung ứng của công ty, chủ nhiệm công trình có thể lĩnh nguyên vật liệu tại kho hay tiến hành xin tạm ứng và chủ động mua nguyên vật liệu tập kết tại chân công trình. Như vậy, một yêu cầu đặt ra là phải dự trữ đầy đủ và phải cung ứng kịp thời nguyên vật liệu cho sản xuất, tránh thiệt hại về ngừng sản xuất gây ra.
+ Về việc huy động máy thi công: Trên cơ sở biện pháp thi công đã được nêu ra trong luận chứng kinh tế kỹ thuật, chủ nhiệm công trình xác định chủng loại và số lượng máy thi công cần thiết. Khi nhu cầu sử dụng máy thi công phát sinh, chủ nhiệm công trình có thể thuê ngoài hay điều động máy thi công tại đội máy thi công công ty.
2.1.2.2. Đặc điểm về vốn
Tại thời điểm năm 2000 cơ cấu vốn của doanh nghiệp bao gồm 3 loại chính:
-Vốn ngân sách cấp, tổng cục hậu cần và tổng công ty cấp: 9.606 triệu đồng
-Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 2.224 triệu đồng
-Vốn vay : 14.676 triệu đồng
Tổng vốn kinh doanh là:26.506 triệu đồng
Hơn 4 năm hoạt động tổng vốn kinh doanh của doanh nghiệp đã tăng lên đáng kể , đã hình thành cơ chế quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.
2.1.2.3. Đặc điểm bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của công ty xây lắp 665 được xây dựng trên mô hình quản lý tập trung được áp dụng rộng rãi trong các công ty trực thuộc tổng công ty, kết hợp với điều kiện tổ chức sản xuất của đơn vị, bộ máy quản lý kinh doanh của công ty bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc, kế toán trưởng và các phòng quản lý nghiệp vụ: phòng kế hoạch, phòng tài chính, phòng dự án đấu thầu,phòng chính trị, văn phòng, các xí nghiệp và các đội trực thuộc công ty
Giám đốc công ty: Là người đứng đầu công ty, điều hành mọi hoạt động của công ty, quyết định và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trước pháp luật và trước tập thể công nhân viên về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Các phó giám đốc: Là người giúp việc cho giám đốc - điều hành một số lĩnh vực công tác và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật. Công ty có 4 phó giám đốc
- Phó giám đốc phụ trách kế hoạch
- Phó giám đốc phụ trách dự án đấu thầu
- Phó giám đốc quản lý kinh tế
- Phó giám đốc phụ trách chính trị
Phòng kế hoạch tổng hợp: Tham mưu về công tác kê hoạch, lập - giao kế hoạch sản xuất cho các đơn vị, kiểm tra đôn đốc thực hiện kế hoạch sản xuất, tổng hợp báo cáo thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty cho ban giám đốc và tổng công ty, kiểm tra, quản lý chất lượng - kỹ thuật các công trình, quản lý hồ sơ và quyết toán công trình, quản lý lao động - tiền lương, đầu tư trang thiết bị xây dựng cơ bản.
Phòng dự án đấu thầu: Lập hồ sơ đấu thầu, quản lý hồ sơ đấu thầu và tham gia đấu thầu các công trình.
Phòng tài chính: Có nhiêm vụ tổ chức hạch toán quá trình sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, đảm bảo tài chính cho toàn công ty đồng thời thực hiện công tác kế toán thống nhất theo qui định hiện hành.
Sơ đồ cơ cấu bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán
thanh toán
Kế toán
giá thành
Kế toán
tổng hợp
Thủ quĩ kiêm kế toán ngân hàng
Kế toán
xí nghiệp 37
Kế toán
xí nghiệp 51
Kế toán
xí nghiệp 61
Phòng chính trị: Căn cứ vào nhiệm vụ sản xuât kinh doanh, chủ trương chính sách của Đảng – Nhà nước xác định cơ cấu tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng của đơn vị.
Văn phòng: Tiếp nhận các chủ trương, chính sách, nghị quyết, lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện; giám sát, quản lý về chuyên môn ở các bộ phận liên quan.Văn phòng có nhiệm vụ giao dịch- đối nội - đối ngoại, thực hiện công tác hành chính, văn thư, y tế và quản trị văn phòng.
2.2. Phân tích tình hình tài chính của công ty
2.2.1. Đánh giá khái quát tình hình tài chính
Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp giúp cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay không khả quan cho phép ta có cái nhìn khái quát về thực trạng tài chính của công ty.
Dựa chủ yếu vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp làm tài liệu để phân tích, xem xét các mối quan hệ biến động của các chỉ tiêu. Để đơn giản ta quy ước đơn vị trong phân tích là nghìn đồng (1000 đồng).
Qúa trình đánh giá khái quát thực hiện qua 3 bước:
2.2.1.1 Xem xét sự tăng trưởng về vốn kinh doanh đầu kỳ và cuối kỳ
Muốn xem xét được sự tăng trưởng về vốn kinh doanh ta tập trung phân tích ba mối quan hệ cân đối lớn trên bảng cân đối kế toán:
Mối quan hệ đầu tiên cần phân tích là mối quan hệ giữa tài sản và nguồn hình thành tài sản. Theo quan điểm luôn chuyển vốn, tài sản của doanh nghiệp bao gồm tài sản lưu động và tài sản cố định, mối quan hệ này được thể hiện ở cân đối 1.
- Cân đối 1:
[I(A)+IV(A)+I(B)] Tài sản= nguồn vốn
(Hay: Tiền + Hàng tồn kho + TSCĐ = Nguồn vốn chủ sở hữu)
Nghĩa là: Nguồn vốn chủ sở hữu phải đủ để bù đắp cho các loại tài sản chủ yếu của doanh nghiệp để doanh nghiệp không phải đi vay hay chiếm dụng vốn của đơn vị khác, cá nhân khác.
Tuy nhiên cân đối này chỉ tồn tại trên lý thuyết, thực tế xảy ra 2 trường hợp:
+ Trường hợp 1:
[I(A) + IV(A) + I(B)] Tài sản > Nguồn vốn
Phương trình này thể hiện doanh nghiệp đang trong tình trạng thiếu vốn để trang trải (hay nguồn vốn chủ sở hữu không đủ bù đắp cho các loại tài sản chủ yếu của doanh nghiệp ). Do vậy, để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được bình thường doanh nghiệp phải huy động thêm vốn từ bên ngoài thông qua các khoản vay hay đi chiếm dụng dưới các hình thức: Mua trả chậm hay thanh toán chậm hơn thời hạn thanh toán. Việc đi vay hay đi chiếm dụng ở mức độ vừa phải trong thời gian hợp lý theo quy định tín dụng thì được coi là hợp pháp.
+ Trường hợp 2:
[I(A) + IV(A) +I(B)] Tài sản < Nguồn vốn
Nguồn vốn chủ hữu trang trải không hết cho các loại tài sản của doanh nghiệp ( doanh nghiệp thừa vốn) nên bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng dưới các hình thức: Mua chịu hàng hoá, ứng trước cho bên bán, các khoản thế chấp, ký cược, các khoản nợ chưa thanh toán…
Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế toán năm 2000 của...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top