luungoclong_2

New Member

Download miễn phí Luận văn Lập, kiểm tra và phân tích các chỉ tiêu tài chính chủ yếu trên báo cáo tài chính với việc tăng cường quản lý doanh nghiệp tại Công Ty TNHH xuất nhập khẩu Nam Kỳ





Công ty TNHH XNK Nam Kỳ là một công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu.
Công ty được thành lập vào ngày 30 tháng10 năm 1998. theo quyết định số 0102006802/Sở kế hoạch và Đầu tư.
Trụ sở của công ty đóng tại 221B Phố Trần đăng Ninh Quận Cầu Giấy TP Hà Nội
Trong những năm đầu mới thành lập Công ty TNHH XNK Nam Kỳ tổ chức hoạt động với một số ngành kinh doanh chủ yếu là các sản phẩm về giấy. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng và phát triển công ty đã không ngừng tìm tòi và mở rộng hoạt động kinh doanh với nhiều đôi tác mới. Công ty tuy mới thành lập so với nhiều Công ty khác cơ sở vật chất chưa thật sự đầi đủ,bên cạnh đó còn gặp phải sự cạnh tranh của các Công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực và có bề dầy thành tích hơn . Song Công ty vẫn vượt qua những khó khăn khách quan cũng như chủ quan do sự chỉ đạo sát sao của Giám Đốc và sự nhiệt tình của tập thể công nhân viên Công ty TNHH Nam Kỳ đã không ngừng phấn đấu lao động cận lực để đưa Công ty từng bước khắc phục những khó khăn và phát triển, hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó Công ty thường xuyên kiện toàn bộ máy tổ chức kinh doanh để đáp ứng những yêu cầu về tiến bộ ngày một cao,tích luỹ và đầu tư vào những mặt hàng có chất lượng cao để cạnh tranh với một số nhà máy và các công ty giấy khác.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ủ doanh nghiệp mà còn cả đối tượng liên quan đến doanh nghiệp.
Nội dung của phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp có rất nhiều. Song, trong sự hạn hẹp về dung lượng và thời gian của luận văn nên em chỉ chọn một số nội dung chủ yếu, có tính chất thay mặt sau đây để phân tích
a.Phân tích khái quát tình hình tài chính
b.Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn
c. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
d. Phân tích hiệu quả sản xuất và khả năng sinh lời của vốn kinh doanh
a. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp
* Đánh giá khái quát quy mô và cơ cấu vốn của doanh nghiệp (1)
Tiến hành so sánh tổng tài sản (Ts) hay tổng số nguồn vốn (Nv) giữa cuối kỳ với đầu năm để chỉ ra một số chênh lệch DTs (hay DNv).
DTs = tổng Ts cuối kỳ - tổng Ts đầu năm
Nếu DTs > 0 có thể kết luận quy mô sử dụng vốn tăng nên
Nếu DTs < 0 ta biết ngay quy mô sử dụng vốn giảm đi
* Để xem việc bố chí cơ cấu vốn của doanh nghiệp là hợp lý hay chưa ta xét các chỉ tiêu “ tỷ trọng tài sản cố định”, “ tỷ trọng TSLĐ” trong đó :Tỷ trọng TSCĐ (hay TSLĐ) tính bằng cách lấy giá trị TSCĐ (hay TSLĐ) chia cho tổng tài sản rồi nhân với 100%.
Với doanh nghiệp sản xuất thì TSCĐ tăng cao là hợp lý còn với các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ thì đây là điều không hợp lý ( trừ những doanh nghiệp mới bước vào hoạt động hay những doanh nghiệp cần đôỉ mới toàn bộ trang thiết bị hay những doanh nghiệp cần đổi mới toàn bộ trang thiết bị , xây dựng lại trang thiết bị vật chất...)
* Đánh giá mức độ độc lập và khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính (2)
Ta cần tính toán và so sánh các chỉ tiêu “Tỷ xuất tự tài trợ” (Tt) giữa cuối kỳ với đầu năm để chỉ ra chênh lệch tỷ xuất tự tài trợ. “
=
Tỷ xuất tự tài trợ
Nguồn vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
Xét chênh lệch D Tt :
- nếu DTt > 0 tức là mức độ độc lập về mặt tài chính tăng lên và như vậy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng khả quan hơn.
- Nếu D Tt < 0 thì mức độ độc lập hay khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính cũng giảm xuống, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn khi vay vốn hay khi trang trải các khoản nợ đến hạn trả
* Đánh giá tỷ xuất lợi nhuận (3)
Lợi nhuận thực hiện sau một quá trình sản xuất kinh doanh là một trong những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận tuyệt đối thường không phản ánh đúng mức độ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh vì chỉ tiêu này không chỉ chịu sự tác động của bản thân chất lượng công tác của doanh nghiệp mà còn chịu qui mô sản xuất của doanh nghiệp. Vì vậy, để đánh giá đúng đắn kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ta cần phân tích “ Tỷ suất lợi nhuận”.
Để đánh giá khái quát tỷ suất lợi nhuận ta sử dụng chỉ tiêu “ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu” và chỉ tiêu “Tỷ suất lợi nhuận trên vốn” Chỉ tiêu nay càng lớn hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng cao.
= x 100
Tỷ xuất lợi nhuận trên doanh thu
Lợi nhuận thuần
Doanh thu thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chia cho vốn chủ sở hữu rồi nhân với 100.
Chỉ tiêu này cho biết nếu doanh nghiệp bỏ ra 100 đồng vốn chủ sở hữu thì thu được bao nhiêu tiền lãi từ hoạt động kinh doanh.
Tương tự như chỉ tiêu trên,tỷ suất này càng cao thì tình hình tài chính của doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
b. Phân tích cơ cấu của tài sản và nguồn vốn
* Phân tích cơ cấu tài sản (4)
Mục đích của việc phân tích này là xem xét sự biến động của tài sản về mặt cơ cấu và trên cơ sở đó,đánh giá về sự hợp lý hay không hợp lý của cơ cấu tài sản.
Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp thì cơ cấu tài sản hợp lý được thể hiện ở sự tăng tỷ trọng của TSCĐ và sự giảm tỷ trọng của TSCĐ theo một tỷ lệ nhất định tùy thuộc vào ngành nghề doanh nghiệp hoạt động.
Thông thường ,tỷ trọng tài sản cố định tăng lên chứng tỏ năng lực sản xuất của doanh nghiệp cũng tăng lên theo.
Để phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp ,ta tiến hành so sanh giữa số thực hiện kỳ này với số thục hiện kỳ trước để xem xét sự biến động của tài sản đồng thời đánh giá tỷ trọng các khoản mục của phần tài sản đã được bố trí hợp lý chưa.Ngoài ra, “tỷ xuất đầu tư” cũng là một chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, đó là thương số giữa TSCĐ với tổng tài sản.
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn (5)
Mục đích của việc phân tích cơ cấu nguồn vốn là nhằm đánh giá sự biến động của cơ cấu nguồn vốn và trên cơ sở đó ,đánh giá tính hợp lý hay chưa hợp lý về cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp.
Để tiến hành phân tích ,tương tự như phân tích cơ cấu tài sản ta tiến hành đánh giá sự biến động cơ cấu nguồn vốn bằng cách so sánh tỷ trọng các yếu tố hợp thành nguồn vốn giữa kỳ và đầu năm .Nếu nguồn vốn chủ sở hữu (CSH) chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập cuả doanh nghiệp với chủ nợ (Ngân hàng ,nhà cung cấp ,...)là cao.Ngoài ra ,sự tăng lên của các khoản mục trong phần vốn chủ sở hữu và giảm đi của các khoản nợ phải trả cũng là một biểu hiện tốt ,cho biết rằng tình hình tài chính của các nhà máy là lành mạnh và khả quan.
Ngược lại, nếu công nợ chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn (cả về tuyệt đối lẫn số tương đối)thì khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp và như vậy ,tình hình tài chính của doanh nghiệp là có vấn đề.
c. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán ( bao gồm nhiều chỉ tiêu) :
Phân tích chỉ tiêu này là phân tích tình hình công nợ, tổng số nợ ra sao; bị chiếm dụng hay đi chiếm dụng? Bị ai chiếm dụng vốn và chiếm dụng vốn của những ai? Mức độ chiếm dụng và bị chiếm dụng có hợp lý hay không ? Đã đến hạn thanh toán chưa ? Khả năng giải quyết như thế nào ? Khả năng thanh toán ngắn hạn thanh toán nhanh ra sao? Cân đối gữa nhu cầu và khả năng thanh toán.
* Cơ sở để phân tích
Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta nấy số liệu các khoản nợ phải thu các khoản nợ phải trả .... trên bảng cân đối kế toán để lập Bảng phân tích tình hình thanh toán như sau
Bảng phân tích tình hình thanh toán
Khoản thu
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
Các khoản phải trả
Đầu năm
Cuối năm
Chênh lệch
1. Phải thu khách hàng
1. Nợ ngắn hạn
2. Phải thu nội bộ
- Phải trả người bán
3. Phải thu khác
- Phải nộp nhà nước
....
- Phải trả CBCNV
-Phải trả nội bộ
- Phải trả khác
2. Nợ dài hạn
............
Cộng
Cộng
* Nội dung phân tích
Trên cơ sở số liệu từ bảng phân tích tình hình thanh toán (các khoản phải thu, các khoản phải trả) chúng ta phân tích đánh giá tính hợp lý về sự biến động các khoản phải thu, phải trả (chênh lệch tăng hay giảm)
*Phân tích khả năng thanh toán.
Phân tích các khoản phải thu trên tổng nguồn vốn :(6)
Để phân tích chỉ tiêu này chúng ta phải tính t
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
M Lập, kiểm tra và phân tích Báo cáo tài chính tại Tổng công ty Chè Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
C Quy trình soạn thảo, lập bộ chứng từ và kiểm tra chứng từ trong thanh toán xuất khẩu tại Cty TNHH Tỷ Luận văn Kinh tế 0
T Kiểm tra chất lượng kiểm toán của kiểm toán độc lập, thực trạng và giải pháp hoàn thiện Kế toán & Kiểm toán 0
N [Free] Đề án Bàn về nội dung phương pháp lập, trình bày, kiểm tra và phân tích bảng cân đối kế toán Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Vai trò của kiểm toán độc lập trong việc kiểm tra,kiểm soát các doanh nghiệp Việt Nam hiện na Tài liệu chưa phân loại 0
R Kiểm tra tính mẫn cảm, tính kháng thuốc của vi khuẩn E.coli và Salmonella sp phân lập từ phân lợn co Nông Lâm Thủy sản 0
T Nghiên cứu thiết lập chất chuẩn emodin từ đại hoàng phục vụ công tác kiểm tra chất lượng thuốc Tài liệu chưa phân loại 2
L Đề án: vai trò của kiếm toán độc lập trong việc kiểm tra, kiểm soát các DNVN hiện nay Luận văn Kinh tế 0
N Đề án: phương pháp lập và kiểm tra các chỉ tiêu trên hệ thống báo cáo kế toán tài chính của doanh ng Luận văn Kinh tế 0
O Ứng dụng thực tế của UCP 600 và ISBP 681 trong việc tạo lập và kiểm tra bộ chứng từ thanh toán theo Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top