Weallere

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành Điện lực giai đoạn 2001 - 2010





MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 4
Phần I: Sự cần thiết khách quan của chiến lược phát triển ngành điện lực 6
I- Đặc điểm và vai trò của ngành điện lực. 6
1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành điện. 6
2. Vai trò của ngành điện lực. 7
II- Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành điện lực 14
1. Chiến lược và phân loại chiến lược theo phạm vi. 14
1.1. Chiến lược. 14
1.2. Phân loại chiến lược theo phạm vi. 15
2. Yêu cầu của một bản chiến lược phát triển ngành. 18
3. Nội dung của chiến lược 19
3.1. Đánh giá thực trạng. 19
3.2. Các quan điểm cơ bản. 19
3.3. Các mục tiêu phát triển. 20
3.4. Hệ thống các giải pháp và chính sách. 20
4. Sự cần thiết của chiến lược phát triển ngành điện. 20
III- Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành điện 22
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình sản xuất điện 22
1.1. Nhân tố tài nguyên. 22
1.2. Vai trò của nhân tố nguồn vốn. 22
1.3. Vai trò của lao động và công nghệ 23
2. Nhân tố ảnh hưởng đến cầu sử dụng điện 24
Phần II: Thực trạng phát triển ngành điện lực Việt Nam giai đoạn 1991 - 2000 và chiến lược phát triển giai đoạn 2001 - 2010. 26
I- Đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện. 26
1. Tình hình sản xuất điện. 26
1.1. Nguồn điện phát ra từ thuỷ điện. 26
1.2. Nguồn nhiệt điện. 28
1.3. Nguồn điện Dizen. 28
1.4. Nguồn điện tua bin khí. 28
2. Thực trạng lưới điện. 29
3. Thực trạng vốn đầu tư và tình hình tài chính của ngành điện. 30
II- Thực trạng về các nguồn lực của ngành. 31
1. Cơ sở vật chất của ngành. 31
2. Số lượng và chất lượng nguồn lao động. 31
3. Ngành cơ khí điện. 32
III- Đánh giá về những thành tựu và hạn chế ngành điện thời gian qua. 33
1. Những thành tựu đã đạt được đối với sự phát triển ngành điện lực. 33
2. Những hạn chế và nguyên nhân. 36
IV- Một số chỉ tiêu chủ yếu trong Chiến lược phát triển ngành điện lực đến 2010. 37
1. Phát triển các công trình nguồn điện. 37
1.1. Các công trình thuỷ điện. 37
1.2. Nguồn nhiệt điện than. 38
1.3. Nguồn nhiệt điện sử dụng khí đốt . 40
2. Phát triển lưới điện. 41
3. Nhu cầu vốn đầu tư và cân đối tài chính. 43
3.1. Cân đối nhu cầu vốn đầu tư. 43
3.2. Cân đối tài chính. 44
4. Định hướng phát triển nguồn nhân lực và đổi mới mô hình tổ chức của ngành. 45
4.1. Định hướng phát triển nguồn nhân lực. 45
4.2. Đổi mới mô hình tổ chức của ngành. 45
Phần III: Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện giai đoạn từ nay đến 2010. 47
I- Tình hình thực hiện các mục tiêu chiến lược của ngành trong hai năm đầu 2001-2002. 47
II- Những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện chiến lược phát triển ngành điện từ 2003 - 2010. 48
1. Môi trường vĩ mô 48
1.1. Bối cảnh quốc tế. 48
1.2. Môi trường kinh tế trong nước. 49
2. Những thuận lợi trong thực hiện chiến lược ngành. 50
2.1. Tiềm năng về nguồn năng lượng sơ cấp cho phát triển ngành điện. 50
2.2. Tiềm năng tài chính của ngành điện. 52
2.3. Nhu cầu sử dụng điện trong thời gian tới. 52
3. Những khó khăn trong phát triển điện trong thời gian tới. 52
III- Một số giải pháp thực hiện chiến lược phát triển ngành điện từ 2003 -2010. 53
1. Giải pháp về tổ chức và quản lý. 53
1.1. Giải pháp về mô hình tổ chức. 53
1.2. Giải pháp về quản lý. 54
2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 55
2.1. Tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh. 55
2.2. Nâng cao hiệu quả trong đầu tư xây dựng cơ bản. 56
3. Giải pháp huy động vốn 58
3.1. Thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. 58
3.2. Thu hút và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi ODA của nước ngoài. 60
3.3. Giải pháp về giá điện 62
4. Cải cách dịch vụ khách hàng. 65
III- Một số kiến nghị 66
Kết luận 68
Tài liệu tham khảo 69
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hiếm trên 50% tổng lao động của ngành, lao động nữ chủ yếu thực hiện các công việc tại điện lực các tỉnh: ghi chỉ số công tơ, thu tiền điện v.v… So với các nước trong khu vực thì số nhân viên ngành điện phục vụ 1000 dân là trên 40 người còn ở mức cao, chất lượng nguồn lao động: chất lượng lao động ngành điện hiện nay còn thấp gần 80% lao động chưa qua đào tạo. Trên 10% lao động đạt trình độ đại học và trên đại học, năng suất lao động thấp nên số lượng lao động trong ngành điện cao làm cho chi phí tiền lương lớn.
3. Ngành cơ khí điện.
Ngành cơ khí điện hoạt động với mục tiêu cung cấp các thiết bị cho ngành điện: máy biến áp, dây cột điện, công tơ điện, cáp điện, sứ điện…
Ngành cơ khí điện thời gian qua cũng được ngành điện quan tâm phát triển từ chỗ hầu hết các thiết bị điện phải nhập ngoại, đến nay các Công ty cơ khí điện đã sản xuất được máy biến áp 110 KV công suất đến 63 MVA; sản xuất được các vật tư chủ yếu cho các công trình đường dây điện: cột điện, cáp điện, sứ điện... việc phát triển cơ khí điện đã tiết kiệm đáng kể ngoại tệ cho đất nước.
Xuất phát từ vai trò của ngành cơ khí điện cùng với những gì cố gắng trong thời gian qua ngành cơ khí điện đã góp phần cung cấp vật tư cho phát triển nguồn và lưới điện. Hơn nữa để tiếp nhận khoa học kỹ thuật điều hành duy trình hoạt động phát và truyền tải điện năng thì trước hết phải xuất phát từ ngành cơ khí điện nắm bắt công nghệ hiện đại để sản xuất các thiết bị đòi hỏi trình độ cao.
III- Đánh giá về những thành tựu và hạn chế ngành điện thời gian qua.
1. Những thành tựu đã đạt được đối với sự phát triển ngành điện lực.
Từ năm 1991 - 2001, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên, ngành điện lực Việt Nam đã có chuyển biến tích cực. Mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, nhìn chung ngành điện lực đã được mục tiêu cơ bản được Đảng và Nhà nước ghi nhận. Nổi bật là:
+ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã từng bước khắc phục được tình trạng thiếu điện trầm trọng, nhất là khu vực miền Trung và miền Nam, trong những năm cuối thấp kỷ 80, từ việc phải cắt điện luân phiên đến nay về cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu điện cho sản xuất và tiêu dùng đời sống nhân dân sau hơn 10 năm, công suất các nhà máy điện tăng 2,8 lần từ 2650 MW năm 1990 lên 7604 MW năm 2001; khối lượng các đường dây và dung lượng trạm biến áp truyền tải và phân phối điện năng hơn 3,4 lần so với năm 1990, trong đó đường dây tăng từ 43 ngàn km lên 153 ngàn km năm 2001, công suất các trạm biến áp tăng từ 10 ngàn MVA năm 1990 lên 38,4 ngàn MVA năm 2001. Từ lưới điện riêng rẻ các miền: Bắc, Trung, Nam; với sự xuất hiện hệ thống 500 KV Bắc - Nam đã hình thành hệ thống điện hợp nhất toàn quốc. Hiệu quả vận hành được nâng cao, tỷ lệ tổn thất điện năng đã giảm từ 25,68% năm 1990 xuống còn 13,99% năm 2001 mỗi năm giảm 1,06%. Theo số liệu năm 1999 tỷ lệ tổn thất điện năng của Việt Nam so với một số nước trong khu vực ta thấy tỷ lệ tổn thất điện năng của ta còn cao so với Nhật là 5,4%, Thái Lan là 9% tuy nhiên so với Lào, Cămpuchia, Philipin thì tỷ lệ tổng thất của các nước này cao hơn (số liệu bảng).
Đến nay, 100% số huyện có điện lưới và điện tại chỗ 85% số xã, 77,4% số hộ nông thôn (khoảng 9,9/12,8 triệu hộ) có điện vượt17,4% so với nghị quyết đại hội Đảng VIII. Mức độ phủ điện lưới các hộ vùng sâu vùng xa đã cao hơn một số nước trong khu vực, như Indonexia mới đạt 55%, Philipin đạt 70%, Srilanca là 56%, Lào và Cămpuchia dưới 20%. Điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng vượt bậc của các địa phương và ngành điện. Hơn nữa, với sự nỗ lực của ngành điện đã đưa giá điện của Việt Nam xuống thấp hơn giá điện trung bình của một số nước trong khu vực năm 1999 giá điện của Việt Nam là 4,72 censt/kwh trong khi đó của Hàn Quốc: 6,27 censt/kwh, của Nhật: 18,2 censt/kwh (số liệu bảng).
+ Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã bảo toàn và phát triển khối lượng lớn vốn đầu tư và tài sản. Trong giai đoạn 1994 - 2001 đã đầu tư gần 55.000 tỷ đồng cho xây dựng nguồn và lưới điện, đạt tốc độ đầu tư hơn 36%/năm ước tính tài sản cố định năm 2001 là 48.000 tỷ đồng. Trong giai đoạn 1991 - 2001 tổng lợi nhuận ước đạt 12.922 tỷ đồng và tổng thu nộp ngân sách Nhà nước ước đạt 14.850 tỷ đồng.
+ Cùng với việc sản xuất kinh doanh điện, ngành cơ khí điện cũng đã được quan tâm phát triển. Từ chỗ hầu hết các vật tư thiết bị điện đều phải nhập ngoại, đến nay Công ty cơ khí điện đã sản xuất máy biến áp đến 110KV, công suất đến MVA; sản xuất được các vật tư chủ yếu cho các công trình đường dây điện: cáp điện, cột điện... việc phát triển cơ khí điện đã tiết kiệm đáng kể ngoại tệ cho đất nước.
+ Trong quan hệ với khách hàng ngành cố gắng đơn giản thủ tục cấp điện, gửi thư lấy ý kiến khách hàng, gặp thường xuyên các đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
+ Hiện nay cơ cấu ngành điện của Việt Nam, mức độ độc quyền có xu hướng giảm, Nhà nước khuyến khích khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tham gia vào khâu phát điện và đến năm 2001 khu vực tư nhân tham gia lắp đặt được 599,15 MW, còn việc truyền tải điện bằng đường dây cao thế, do Nhà nước làm, đường dây hạ thế Nhà nước có chính sách kết hợp Nhà nước và nhân dân cùng làm. Do vậy đã làm giảm bớt gánh nặng của Nhà nước về chi phí và đã huy động được mọi thành phần kinh tế và nhân dân vào việc phát triển ngành điện đáp ứng sản xuất và đời sống nhân dân.
Bảng 4: Giá điện trung bình của các nước trong khu vực
Đơn vị: cents/kwh
TT
Tên nước
Tại thời điểm
Trung bình
1
Lào
12/1999
1,39
2
Indonesia
12/1999
3,11
3
Việt Nam
1/2001
4,27
4
Thái Lan
9/1999
5,57
4a
PEA (Thái Lan)
9/1999
5,74
4b
MEA (Thái Lan)
9/1999
6,35
5
Malaysia
8/1999
6,25
6
Hàn Quốc
12/1999
6,27
7
Singapore
12/1999
6,57
8
Đài Loan
12/1999
6,69
9
Philipine
12/1999
10,17
10
Hồng Kông
12/1999
12,77
11
Brunei
1999
15,2
12
Campuchia
12/1999
15,92
13
Nhật Bản
3/1999
18,02
Nguồn: Tổng Công ty điện lực Việt Nam
Bảng 5: Tỷ lệ tổn thất các nước trong khu vực
TT
Tên nước
Tại thời điểm
Tổn thất
1
Nhật
1999
5,4
2
Thái Lan
1999
9
3
Malaysia
1999
11
4
Indonesia
1999
12
5
Việt Nam
1999
15,3
6
Lào
1999
16
7
Philipine
1999
17
8
Campuchia
1999
23
Nguồn: Tổng Công ty điện lực Việt Nam
+ Về công tác đào tạo thời gian qua ngành thành lập được 2 trường cơ khí điện để đáp ứng nhu cầu cán bộ và công nhân cho ngành và hàng năm cử 36 cán bộ đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài.
2. Những hạn chế và nguyên nhân.
+ Do địa hình nước ta phức tạp với chiều dài đất nước hơn 2000 km nên việc đưa điện tới các vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, đặc biệt các đồng bào dân tộc thiểu số ở trên núi cao, ở hải đảo dân cư thưa thớt, địa hình hiểm trở nên việc đưa điện đến đó gặp nhiều khó khăn. Do vậy nhiều xã vẫn chưa có điện. Hơn nữa, do
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top