Download miễn phí Tiểu luận Phân tích tính nghề nghiệp của quản lý kinh doanh
CHỦ ĐỀ
Căn cứ thuyết quản lý, các nguyên tắc, các phương pháp quản lý và liên hệ thực tiễn doanh nghiệp (trong và ngoài nước) hãy phân tích, chứng minh tính nghề nghiệp của quản lý kinh doanh và đề xuất các giải pháp vận dụng hiệu quả vào các doanh nghiệp nước ta hiện nay.


BÀI PHÂN TÍCH
Tính nghề nghiệp của Quản lý kinh doanh Là một chức năng đặc biệt hình thành từ sự phân công chuyên môn hóa lao động xã hội, hoạt động quản lý kinh doanh phải do một số người được đào tạo, có chuyên môn và làm việc chuyên nghiệp thực hiện.
Người làm nghề quản lý kinh doanh cần có các điều kiện: năng khiếu quản lý, ý chí làm giàu (cho doanh nghiệp, cho đất nước, cho bản thân), có học vấn cơ bản, được đào tạo về quản lý (từ thấp đến cao), tích luỹ kinh nghiệm, có tác phong năng động và thận trọng, có đầu óc đổi mới, có phương pháp ứng xử tốt, có phẩm chất chính trị và nhân cách đúng mực, v.v..
I. CÁC KHÁI NIỆM.
1. Quản lý kinh doanh?
Quản lý kinh doanh là sự tác động của chủ thể quản lý một cách liên tục, có tổ chức tới đối tượng quản lý là tập thể những người lao động trong doanh nghiệp, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và cơ hội để tiến hành hoạt động kinh doanh đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp theo đúng pháp luật và thông lệ, trong điều kiện biến động của môi trường kinh doanh với hiệu quả tối ưu.
3. Tính nghề nghiệp?
Đó có thể coi là một hoạt động được hình thành từ sự phân công chuyên môn hóa do một số người được đào tạo đảm nhận.
Vậy tính nghề nghiệp của quản lý là: là một chức năng đặc biệt hình thành từ sự phân công chuyên môn hóa lao động xã hội, hoạt động quản lý kinh doanh phải do một số người đào tạo, có kinh nghiệm và làm việc chuyên nghiệp thực hiện.
II. TÍNH NGHỀ NGHIỆP TRONG QUẢN LÝ KINH DOANH
1. Năng khiếu quản lý và ý chí làm giàu.
Năng khiếu quản lý là khả năng bẩm sinh hay khi sống và tiếp xúc nhiều với môi trường kinh doanh thì con người dần có khẳ năng đó. Nhưng nếu là một nhà quản lý tốt thì đó là cả một quá trình phấn đấu lâu dài.

Ngoài năng khiếu quản lý vốn có hay được tô luyện và hình thành trong quá trình phấn đấu lâu dài của người quản lý thì ý chí làm giàu cũng rất quan trọng đối với một người quản lý kinh doanh. Có một điều chắc chắn rằng, con người ta ai cũng mong muốn, cũng hy vọng giàu sang. Song, mong muốn và hy vọng giàu sang với khát vọng làm giàu là hai phạm trù khác nhau.
Trước hết, mong muốn và hy vọng giàu sang, đó là nguyện vọng chính đáng, sẵn có ở tất cả mọi người. Nhưng khát vọng làm giàu thì không phải ai cũng có.
Khác với hy vọng, mong muốn, khát vọng là một thứ mong muốn đến cháy bỏng, là động lực nội tâm luôn luôn day dứt, thúc đẩy con người phải đạt tới. Những người có khát vọng làm giàu là những người không bao giờ chấp nhận và thỏa mãn với hiện tại, cho dù so với xung quanh họ đã khấm khá hơn.
Tóm lại, khát vọng làm giàu là một trong những tư chất cực kỳ quan trọng của người quản lý (hay ông chủ). Tất cả những ai mong nuốn trở thành ông chủ, không bao giờ được phép chôn mình trong nỗi cùng kiệt túng, thiếu thốn: không bao giờ được chấp nhận và thỏa mãn với những gì đã có, mà phải luôn vươn lên để giàu sang hơn. Và cái mong muốn đó, phải được coi như một mệnh lệnh của trái tim, phải theo đuổi đến cùng với tất cả năng lực, thiện chí, cố gắng. Đó là một thứ ám ảnh, day dứt cả đời người.
2. Phải có nền tảng kiến thức vững chắc
Ai cũng biết nhiệt tình cộng với ngu dốt là đại phá hoại, vì thế không một nghề nào trên đời lại không cần đến kiến thức. Là nhà quản lý lại cần có.
Kiến thức của người quản lý trước hết phải là kiến thức tổng quát ở tầm vĩ mô, để xác định đầu tư vào đâu, lĩnh vực nào, khi nào là thuận lợi, hiệu quả nhất. Điều này được thể hiện rất rõ qua các doanh nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Họ không thể không nghiên cứu chính sách mở cửa của Việt Nam. Họ cần biết tình hình kinh tế, chính trị, xã hội thế nào? Ngành nào, khu vực nào được ưu tiên, ưu đãi ở đâu năng động thoáng đãng, ở đâu có thể làm ăn yên ổn lâu dài.
Tuy nhiên ngoài kiến thức tổng quát người quản lý còn phải có kiến thức chuyên môn. Một nhà quản lý nếu không biết nghề của mình, công việc của mình thì chắc chắn không thể hoạch định được chiến lược hành động, không thể tổ chức, chỉ huy và kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp. Không thể nói có chuyên môn nghiệp vụ mà không gắn liền với bằng cấp. Tiêu chuẩn này yêu cầu các nhà quản lý phải tốt nghiệp ở một trường chuyên đào tạo giám đốc.
3. Tích lũy kinh nghiệm và tạo dựng ê-kíp giúp việc.
Kinh doanh là một lĩnh vực hoạt động phong phú, đa dạng và phức tạp nên nhà quản lý phải trang bị cho mình những kinh nghiệm cần thiết được rút ra từ những cách làm của các doanh nghiệp thành đạt và thất bại. Từ đó tự đặt cho mình một đường đi đúng đắn. Song song với điều đó, nhà quản lý phải xây dựng được một ê-kíp giúp việc tâm đầu ý hợp. Đây là ý nghĩa sống còn đối với mọi ông chủ. Về nguyên tắc, để xây dựng được một ê-kíp giúp việc có hiệu quả thì những thành viên của nó phải thực sự cùng làm việc với nhau để cùng thực hiện một công việc chung. Song điều đó không có nghĩa là chọn các thành viên có cùng cá tính, cùng nhận thức, cùng quan điểm vào một ê-kíp, vì nếu như vậy thì mọi người sẽ dễ có cách nghĩ, cách hành động giống nhau và điều đó sẽ làm mất đi tính tích cực sáng tạo của ê-kíp, cũng như khả năng bổ sung kiến thức và kinh nghiệm cho nhau giữa các thành viên.

4. Là người có nhân cách và phẩm chất tốt.
Đây có lẽ được coi là yếu tố quyết định ai là một nhà quản lý thực sự hoàn thiện. Yếu tố đó gắn liền với ba chữ: “trí”, “tín”, “tâm”.
Trí: là trình độ chuyên môn và sự giao tiếp của người quản lý. Nó bao gồm các yếu tố như sự am hiểu các lĩnh vực, sự nhạy bén với những điều kiện, môi trường sản xuất kinh doanh. Nắm chắc tình hình tài chính, giá cả, sự biến động…
Tín: trước hết là đối với những người lao động dưới quyền, đồng thời tín với bạn hàng trong nước và thế giới. Ngày nay đã đến lúc các doanh nghiệp phải tự mình thành thật với bạn hàng và ngay cả với chính mình, không thể làm bừa, làm ẩu, làm gian dối, báo cáo sai. Lỡ hợp đồng, mất tín nhiệm về phẩm chất, quy cách sản phẩm …sẽ dẫn đến mất khách, đặc biệt khách hàng nước ngoài, đó là con đường tự sát trong cạnh tranh.
Tâm: có nghĩa là tấm lòng, sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp, là sự thương yêu, bao dung, độ lượng với đồng nghiệp và cấp dưới. Tâm còn có nghĩa là sự tận tụy với công việc, với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, không tham ô, lãng phí, thực hiện dân chủ và công bằng xã hội trong tổ chức.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phần Mềm Plaxis 2D Phân Tích Động Trong Tính Toán Thiết Kế Các Công Tình Xây Dựng Kiến trúc, xây dựng 0
D Tìm hiểu bài tập hóa học phân tích định tính ở các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia, quốc tế Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Phân tích tính tất yếu khách quan, đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Tính toán phân tích độ tin cậy của hệ thống cung cấp điện và đánh giá hiệu quả của các thiết bị phân đoạn Khoa học kỹ thuật 0
Q Phân tích tính hiệu quả sử dụng vốn và biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Nhà máy đóng tầ Công nghệ thông tin 0
D Phân tích độc tính trên gan ở bệnh nhân nhiễm HIV sử dụng phác đồ dự phòng lao bằng isoniazid tại ph Y dược 0
D Phân tích cơ sở khoa học của đặc điểm tâm lý( tính khí cá nhân) và chứng minh hiệu quả của việc ứng Luận văn Kinh tế 0
H Nghiên cứu chế tạo điện cực than mềm biến tính oxit thủy ngân và ứng dụng trong phân tích von-ampe h Luận văn Sư phạm 0
N Phân tích tính đa hình di truyền hệ IZOZYM của các nhóm mối gây hại (Đê điều, nhà cửa, cây trồng ... Luận văn Sư phạm 0
C Ứng dụng phần mềm máy tính trong giảng dạy và nghiên cứu hóa phân tích Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top