Download miễn phí Đề án Giải pháp xử lí bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam





Mục lục
Nội dung Trang
Chương I: Cơ sở lí thuyết 3
1. Ngân sách nhà nước và vấn đề bội chi ngân sách nhà nước 3
1.1.Khái niệm ngân sách nhà nước: căn cứ luật ngân sách năm 2002 3
1.2 Đăc điểm của NSNN 3
1.3. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước. 4
1.4 Phân loại thâm hụt ngân sách 5
1.5 Nguyên nhân của bội chi ngân sách. 5
2. Lạm phát. 6
2.1 Khái niệm lạm phát. 6
2.2 Các loại lạm phát. 6
2.3 Cách tính lạm phát 7
2.4 Nguyên nhân lạm phát 8
3. Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát 9
Chương II: Thực tiễn ở Việt Nam từ năm 2005-2010 11
1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ 2005-2010 11
2. Thực trạng bội chi ngân sách ở Việt Nam từ 2005-2010. 13
3. Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát. 17
III) Giải pháp xử lí bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. 19
1. Những vấn đề đặt ra về xử lí bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát ở Việt Nam. 19
2. Giải pháp xử lý bội chi ngân sách nhằm kiềm chế lạm phát. 21
2.1 Tập trung các khoản vay do Trung ương đảm nhận. 22
2.2 Giải quyết tốt mối quan hệ giữa chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên, nhất là ngân sách các địa phương. 23
2.3 Nếu chấp nhận bội chi ngân sách địa phương thì cần quản lý và giám sát chặt chẽ việc vay vốn.23
2.4 Tăng thu giảm chi 23
2.5 Biện pháp vay nợ 27
2.6 Tăng cường vai trò quản lí của nhà nước. 30
 
 
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ượt quá mức hấp thụ của nó, nghĩa là vượt quá khả năng cung ứng giá trị của nền kinh tế́. Có thể do ngân hàng trung ương lưu thông lượng tiền quá lớn trong nền kinh tế bằng các nghiệp vụ thị trường mở hay chính sách tiền tệ lới lỏng. Khi lượng tiền lưu thông quá lớn, ví dụ trong tay bạn có nhiều hơn 100 triệu..., thì sự tiêu dùng theo đó mà tăng rất lớn theo xã hội. ÁP lực cung hạn chế dẫn tới tăng giá trên thị trường, và do đó sức ép lạm phát tăng lên.
2.4.4. Nguyên nhân khác gây lạm phát.
Chính sách tiền tệ: Nếu điều tiết lạm phát ở mức độ ổn định và hợp lý sẽ có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, hay nói cách khác là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, điều kiện cần là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ thuật..... Nghiên cứu bước đầu của IFM (2006) về mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam á cũng đã chỉ ra răng, mức lạm lạm phát tối ưu cho tăng trưởng kinh tế ở các nước vùng Đông Nam á, trong đó có Việt Nam khoảng 3.6% trong khi các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng trưởng.
Lạm phát cơ cấu: Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh vì điều đó.
Lạm phát đẻ lạm phát: Khi nhận thấy có lạm phát, cá nhân với dự tính duy lý đó là tâm lý dự trữ, giá tăng lên người dân tự phán đoán, tự suy nghĩ là đồng tiền không ổn định thì giá cả sẽ tăng cao tạo nên tâm lý dự trữ đẩy mạnh tiêu dùng hiện tại tổng cầu trở nên cao hơn tổng cung hàng hóa sẽ càng trở nên khan hiếm kích thích giá lên => gây ra lạm phát.
…………….
3. Mối quan hệ giữa bội chi ngân sách và lạm phát.
Thậm hụt ngân sách và lạm phát có mối quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau: Bội chi ngân sách cao sẽ dẫn đến lạm phát và ngược lại.
Chi ngân sách là một trong những công cụ chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội. Khi sản lượng của nền kinh tế thấp dưới mức sản lượng tiềm năng, thì Chính phủ có thể tăng mức chi ngân sách, chấp nhận bội chi để thúc đẩy hoạt động kinh tế. Vì vậy, bội chi ngân sách không chỉ diễn ra phổ biến đối với các nước nghèo, kém phát triển mà xảy ra ngay cả đối với những nước thuộc nhóm các nền kinh tế phát triển nhất (nhóm OECD). Đối với các nước đang phát triển, bội chi ngân sách thường để đáp ứng nhu cầu rất lớn về đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu như: Giao thông, điện, nước... Nhiều nước phát triển và đang phát triển trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á cũng vẫn bội chi ngân sách. Tuy nhiên chính mức tăng chi tiêu của Chính phủ sẽ kéo theo hiệu ứng tăng giá ở một số các lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ do gia tăng cầu dẫn đến tình trạng lạm phát do cầu kéo, song song với việc giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng cũng sẽ kéo theo các chi phí sản xuất tăng dẫn đến lạm phát do chi phí đẩy.
Mặt khác khi các nhu cầu về đầu tư cơ sở hạ tầng tăng cao mà ngân sách nhà nước lại thiếu hụt dẫn đến không đủ nguồn vốn đối ứng để đầu tư cho phát triển. Để bù đắp phần thiếu hụt, Nhà nước có thể sử dụng chính sách phát hành thêm tiền và đưa ra lưu thông. Tuy nhiên việc tăng chi tiêu của Chính phủ trong trường hợp này sẽ gây "tăng trưởng nóng" và không cân đối với khả năng tài chính của quốc gia. Nếu nhà nước phát hành thêm quá nhiều tiền để bù đắp bội chi NSNN thì sẽ gây ra tình trạng lạm phát tiền tệ.
Ngược lại, khi lạm phát cao, nhà nước phải cung tiền để kích cầu đảm bảo quan hệ cân bằng tiền-hàng ổn định giá cả, kinh tế vĩ mô. Điều này sẽ dẫn đến chi nhiều hơn thu trong bẳng cân đối kế toán và sẽ dẫn tới thâm hụt ngân sách.
Chương II: Thực tiễn ở Việt Nam từ năm 2005-2010
1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam từ 2005-2010
Nguồn HSBC
Nhìn vào số liệu cho thấy tình hình lạm phát tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng cao từ giữa cuối năm 2007 và đạt đỉnh cao vào tháng 8/2008 với mức tăng CPI là hơn 30%. Tính trung bình tỷ lệ lạm phát năm 2007 là 8.86% và năm 2008 là 22,97%. Đây có thể nói là mức tăng cao nhất kể từ năm 2004. Đến 2009-2010 tình hình phát có xu hướng giảm và trở về mức trên 10 %.
Năm 2005 tuy CPI cuối kỳ giảm so với năm 2004 nhưng tính chung cả năm 2005, CPI bình quân ở mức 8,3%, cao hơn mức 7,7% của năm 2004.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Lạm phát năm 2006 có xu hướng giảm, lạm phát cuối kỳ giảm từ mức 8.4% năm 2005 xuống 6.6% năm 2006; lạm phát bình quân giảm từ 8.3% xuống 7.4% do tác động của các nhân tố làm giảm lạm phát mạnh hơn các nhân tố làm tăng lạm phát.
Lạm phát năm 2007 có mức tăng đột biến, tăng 12,63%, cao hơn mức 6.6% của năm 2006, đồng thời lạm phát bình quân cũng tăng từ mức 7,45% lên mức 8,3%.
Năm 2008 là 1 năm đáng nhớ đối với kinh vĩ mô cũng như tình hình lạm phát ở Việt Nam. Chỉ số CPI đã liên tục tăng cao từ đầu năm.Nỗi lo lạm phát thực sự đã xuất hiện vào thời điểm Tổng cục Thống kê công bố chỉ số giá tiêu dùng tháng 2/2008 đạt mức tăng 3,56% so với tháng trướctháng Năm đạt đỉnh tăng của năm 2008 với 3,91%.
Nguồn:Tổng cục thống kê
Sau chiều hướng giảm dần CPI ở những tháng cuối năm 2008, sang đầu năm 2009, chỉ số giá đã được điều chỉnh. Lạm phát bình quân cả năm tăng 6.88 so với năm 2008.
Con số lạm phát năm 2010 là 11,75%vượt xa chỉ tiêu lạm phát Quốc hội giao cho Chính phủ hồi đầu năm (không quá 7%), chỉ tiêu được điều chỉnh (không quá 8%) và yêu cầucuối cùng của Chính phủ: không tới mức 2 con số.
2. Thực trạng bội chi ngân sách ở Việt Nam từ 2005-2010.
Do việc xem xét là căn cứ thực tế tại Việt Nam, do đó các số liệu về bội chi ngân sách được nghiên cứu ở đây là lấy số liệu được tính theo cách tính riêng của Việt Nam và công bố trong nước, không sử dụng số liệu công bố quốc tế ( số liệu của Bộ tài chính công bố tại website: .
Nguồn: Tổng cục thống kê, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và đầu tư
Từ năm 2005-2010, tình hình bội chi NSNN tăng lên qua các năm và về cơ bản đuợc cân đối ở mức 5% GDP và thực hiện ở mức 4,9%-5,5% GDP và nằm trong mức mà quốc hội đã thông qua từ đầu năm. Tuy nhiên nếu chỉ xem xét bội chi NSNN so với GDP thì chưa thấy hết sự tăng lên của nó trong những năm gần đây; đặc biệt những năm gần đây, ngoài NSNN được cân đối, đã có một lượng vốn lớn được đưa ra đầu tư các công trình giao thông và thuỷ lợi thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ không cân đối vào NSNN. Ngoài ra, phải kể đến lượng công trái giáo dục được phát hành để thu hút tiền cho đầu tư kiên cố hoá trường lớp học cũng là một lượng tiền lớn cân đối ngoài NSNN. Nếu cộng cả hai loại trên vào cân đối NSNN, bội chi NSNN trong những năm qua không phải chỉ 5% GDP mà cao hơn (khoảng 5,8-6,2% GDP).
Tốc độ tăng bội chi NSNN là khá cao, trung bình ở mức 18%/ năm trong các năm 2005- 2006...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tài liệu ôn thi agribank 2019 đề thi và đáp án giải chi tiết Ôn thi Đại học - Cao đẳng 0
D Thực trạng và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng thi công công trình xây dựng, áp dụng cho dự án đầu tư xây dựng bệnh viện sản nhi Quảng Ninh Y dược 0
D Đề thi + đáp án thi công chức tiếng anh tỉnh quảng ngãi 2017 (full + giải thích chi tiết) Ngoại ngữ 0
C Đồ án Nghiên cứu đề xuất giải pháp xử lý rác thải cho một huyện ngoại thành quy mô 300 tấn/ngày Kiến trúc, xây dựng 2
V Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong đi Luận văn Kinh tế 0
C Đề án Thực trạng và giải pháp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
N Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển TTCK Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
H Đề án Giải pháp để giải quyết những khó khăn đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế t Luận văn Kinh tế 0
B Đề án Hạch toán khấu hao tài sản cố định - Thực trạng và giải pháp Luận văn Kinh tế 0
G Đề án Các giải pháp Marketing nhằm nâng cao doanh số bán hàng của công ty gạch ốp lát Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top