Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong điều kiện hội nhập WTO, khả năng cạnh tranh với các doanh
nghiệp trong và ngoài nước ngày càng mở rộng, các doanh nghiệp luôn có
sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Thực tế đã cho thấy doanh nghiệp nào
có cách nhìn nhận mới, có cách kinh doanh linh hoạt sẽ tồn tại, phát
triển và ngược lại. Do đó việc nắm bắt, thu thập và xử lý thông tin để đánh
giá kết qủa sản xuất kinh doanh là rất quan trọng và rất cần thiết đối với mỗi
doanh nghiệp.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện năng lực hoạt động
trong quá tình sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính, đánh dấu sự phát
triển của doanh nghiệp qua mỗi kỳ kinh doanh. Do vậy kết quả kinh doanh
rất quan trọng với các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch cho tương lai và
khắc phục tồn tại cũng như thiếu sót của doanh nghiệp.
Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để thấy được
các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố. Từ
đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa kết quả đạt được.
Trước yêu cầu đó, các doanh nghiệp nói chung và các công ty TNHH
Điện Hoá Hà Sơn nói riêng cần định kỳ phân tích, đánh giá nhằm tìm ra biện
pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả
cao, nắm bắt thời cơ phát triển không ngừng đồng thời góp phần tích cực
vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá kết quả sản xuất kinh
doanh trong doanh nghiệp, tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết
quả sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Điện Hoá Hà Sơn”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đề ra
phương hướng và biện pháp cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đạt hiệu quả.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về động sản xuất kinh doanh công ty.
- Đánh giá thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến
kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua.
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh cho
công ty trong thời gian tới.
1.2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng đến
hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phạm vi nghiên cứu
* Không gian: Tiến hành thu thập thông tin tại công ty, kết hợp
với điều tra khảo sát thị trường tiêu thụ sản phẩm tại một số địa phương để
đánh giá thực trạng và tiềm năng của công ty trong thời gian tới.
* Thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ ngày
10/01/2009 đến ngày 25/5/2009.
Số liệu phản ánh tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
TNHH Điện Hoá Hà Sơn được dùng để nghiên cứu đề tài chủ yếu trong 3
năm từ 2006 đến 2008.
1.3 Kết quả nghiên cứu dự kiến PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1 Tổng quan tài liệu
2.1.1 Cơ sở lý luận
2.1.1.1 Khái niệm về sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm
 Khái niệm sản xuất
* Sản xuất hay sản xuất của cải vật chất là hoạt động chủ yếu trong
các hoạt động kinh tế của con người. Sản xuất là quá trình làm ra sản phẩm
để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại. Quyết định sản xuất tập trung
vào những vấn đề chính sau: sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, giá thành
sản xuất và làm thế nào để tối ưu hóa việc sử dụng và khai thác các nguồn
lực cần thiết để làm ra sản phẩm.
* Liên hiệp quốc khi xây dựng phương pháp thống kê tài khoản quốc
gia đã đưa ra định nghĩa sau về sản xuất: Sản xuất là quá trình sử dụng lao
động và máy móc thiết bị của các đơn vị thể chế (một chủ thể kinh tế có
quyền sở hữu tích sản, phát sinh tiêu sản và thực hiện các hoạt động, các
giao dịch kinh tế với những thực thể kinh tế khác) để chuyển những chi phí
là vật chất và dịch vụ thành sản phẩm là vật chất và dịch vụ khác. Tất cả
những hàng hóa và dịch vụ được sản xuất ra phải có khả năng bán trên thị
trường hay ít ra cũng có khả năng cung cấp cho một đơn vị thể chế khác có
thu tiền hay không thu tiền.  Khái niệm kinh doanh
Kinh doanh có thể được hiểu là quá trình đầu tư vốn, cơ sở vật chất kỹ
thuật, cũng như kỹ năng quản lý vào các hoạt động kinh tế để tìm kiếm lợi
nhuận. Hay kinh doanh còn có thể hiểu là việc sử dụng một cách tối ưu nhất
những nguồn lực để thực hiện quá trình sản xuất, phân phối, tiêu thụ... một
cách có hiệu quả nhất phù hợp với văn hóa xã hội của dân tộc.
 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm
Có thể hiểu tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất
kinh doanh, thực hiện giá trị và giá trị sử dung đối với sản phẩm hàng hoá
thông qua quan hệ trao đổi mua bán. Trong quan hệ này, doanh nghiệp
chuyển nhượng cho người mua sản phẩm hàng hoá đồng thời được người
mua thanh toán hay chấp nhận thanh toán số tiền hàng tương ứng với giá trị
số sản phẩm hàng hoá đó.
Hay nói cách khác tiêu thụ sản phẩm là việc con người sử dụng sản
phẩm hàng hoá vào mục đích riêng của từng người để thoả mãn nhu cầu của
họ. Tiêu thụ sản phẩm là khâu quyết định mở rộng sản xuất đối với người
sản xuất.
 Khái niệm về kết quả sản xuất kinh doanh
Kết quả sản xuất kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản
xuất kinh doanh và hoạt động khác của doanh nghiệp sau một thời kỳ nhất
định, biểu hiện bằng tiền lỗ hay lãi. Đây là tiêu chí quan trọng giúp đánh giá
hiệu qảu quá trình sản xuất kinh doanh cũng như quyết định trong các vấn đề
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.1.2 Bản chất và chức năng của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp
2.1.1.2.1 Bản chất của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp Đánh giá kết qủa sản xuất kinh doanh:
- Là việc phân chia, diễn giải các hiện tượng , quá trình và kết qủa sản xuất
kinh doanh thành nhiều bộ phận cấu thành rồi dùng các phương pháp liên
hệ, so sánh, đối chiếu và tổng hợp nhằm rút ra qui luật và xu hướng vận
động phát triển của hiện tượng nghiên cứu. Đánh giá gắn liền với mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh của các đơn vị, chủ thể hoạt động kinh tế.
- Là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh và các tiềm năng cần được khai thác từ đó đề ra các
phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu như trước đây, trong điều kiện sản xuất kinh doanh còn đơn giản, nhỏ
hẹp, yêu cầu thông tin cho nhà quản trị chưa nhiều và phức tạp thì việc đánh
giá cũng sẽ đơn giản hơn. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, yêu cầu đòi
hỏi thông tin cho người quản lý ngày càng nhiều, đa dạng, phức tạp. Từ đó
phân tích kinh doanh bắt đầu hình thành và phát triển như một môn khoa học
độc lập để đáp ứng nhu cầu thông tin cho các nhà quản trị.
- Đánh giá kết qủa sản xuất kinh doanh cho phép doanh nghiệp nắm bắt
được khả năng tài chính, cũng như khả năng nguồn vốn, tài sản của doanh
nghiệp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp sẽ xác định được mục tiêu, chiến lược
kinh doanh sao cho có hiệu quả.
2.1.1.2.2 Chức năng của đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh
Sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh, con người thường xuyên phải
đánh giá kết qủa để từ đó rút ra những sai lầm, thiếu sót, tìm ra những
nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả, vạch rõ tiềm năng chưa được sử dụng
và đề ra các biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời, hợp lý để không ngừng
nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh. Kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh là một chỉ tiêu tổng hợp chịu
tác động của nhiều nhân tố. Mỗi biến động của từng nhân tố có thể xác định
xu hướng và mức độ ảnh hưởng đến kết qủa hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Vậy chức năng của phân tích kết qủa hoạt động sản xuất
kinh doanh là cụ thể hoá bản chất kết quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
Có nhiều quan điểm khác nhau khi bàn về chức năng của phân tích kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng chung nhất thì phân tích kết qủa
hoạt động sản xuất kinh doanh có 3 chức năng sau:
- Chức năng kiểm tra
- Chức năng quản trị
- Chức năng dự báo
* Chức năng kiểm tra
Kiểm tra là thông qua phân tích kết qủa các hoạt động sản xuất kinh
doanh mà quản lý và sử dụng sao cho hợp lý. Thể hiện qua các giai đoạn
sau:
- Kiểm tra quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất như:
nguyên vật liệu, lao động, đất đai…
- Kiểm tra quá trình sản xuất ra sản phẩm như: năng suất, chất lượng sản
phẩm, chất lượng lao động…
- Kiểm tra hoạt động ngoài sản xuất như: thiết lập và sử dụng nguồn tài
chính, các hoạt động khác…
* Chức năng quản trị
Các doanh nghiệp muốn đạt được kết qủa cao trong hoạt động sản
xuất kinh doanh đều phải xây dựng cho mình phương hướng, mục tiêu trong
đầu tư và biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về nguồn nhân lực, vật lực.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Ba tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá kết quả và hiệu quả tuyển dụng và đào tạo đại lý tại công ty BHNT Prudential Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Liên hệ thực tiễn công tác đánh giá kết quả đào tạo và phát triển nhân lực tại FPT Telecom Luận văn Kinh tế 0
D ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ GÃY KÍN MẮT CÁ SAU BẰNG NẸP VÍT Y dược 0
D Đánh giá tác dụng điều trị bệnh vảy nến thể thông thường của bài thuốc tiêu phong tán kết hợp kem dưỡng ẩm Y dược 0
D Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Melia Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
A Nghiên cứu phương pháp phẫu thuật và bước đầu đánh giá kết quả của phẫu thuật bảo tồn trong điều trị ung thư vú nữ tại bệnh viện k Y dược 0
D Đánh giá hiệu quả giảm sóng của kết cấu bến dạng phao nổi trụ neo Kiến trúc, xây dựng 0
D Xây dựng kế hoạch, triển khai và đánh giá kết quả thực hiện 5S tại xưởng In Offset - Công ty cổ phần Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật cột đường rò gian cơ thắt (lift) trong điều trị rò hậu môn xuyên cơ Y dược 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top