Devery

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tìm hiểu về môn kinh tế vi mô và ứng dụng của môn học này trong thực tế ở các doanh nghiệp





Trong nền sản xuất hàng hóa có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và sự vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với cạnh tranh.Muốn thắng trong cạnh tranh, một vấn đề quan trọng nà bất cứ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế nào cũng đều phải quan tâm là giảm chi phí sản xuất, vì giảm 1 đồng chi phí có nghĩa là tăng 1 đồng lợi nhuận (trong điều kiện các yếu tố khác không đổi)
Hơn nữa,các doanh nghiệp sẽ quyết định mức sản xuất và tiêu thụ một hàng hóa nào đó tùy theo chi phí và giá bán hàng hóa đó. Vấn đề chi phí không chỉ là sự quan tâm của người tiêu dùng, của cả xã hội nói chung.
Trong môn kinh tế vi mô, chi phí sản xuất giữ một vị trí quan trọng và có quan hệ với nhiều vấn đề khác của doanh nghiệp.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

I/Lời mở đầu:
Kinh tế học là một môn khoa học xã hội nghiên cứu hành vi con người và các phúc lợi xã hội như là một mối quan hệ giữa 1 bên là các nhu cầu không giới hạn của xã hội với bên kia là sự hạn chế của các nguồn cung vốn có các cách sử dụng khác nhau (Lionel Robbins, 1935). (Đây không phải là định nghĩa duy nhất về kinh tế học, nhưng là định nghĩa phổ biến nhất). Tương quan mà nói, kinh tế học được biết đến như là việc tận dụng tối đa các nguồn lực và phân phối chúng cho các cá nhân với mục tiêu đem lại các phúc lợi xã hội cho họ.
Kinh tế học có hai bộ phận quan trọng, đó là: Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.Kinh tế vi mô là một môn khoa học quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích, lựa chọn các vấn đề kinh tế cụ thể của các thành viên kinh tế trong một nên kinh tế. Trong khi đó, kinh tế vĩ mô quan tâm đến mục tiêu kinh tế của cả nền kinh tế hay của cả một quốc gia.
Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về môn kinh tế vi mô và ứng dụng của môn học này trong thực tế ở các doanh nghiệp qua phần bài tập.
II/Lý thuyết:
1.Giới thiệu chung về môn học vi mô:
Kinh tế học vi mô là một môn khoa học kinh tế,một môn khoa học cơ bản cung cấp kiến thức lý luận và phương pháp luận kinh tế.Nó là khoa học về sự lựa chọn của các thành viên kinh tế.
Một trong những mục tiêu nghiên cứu của kinh tế vi mô là phân tích cơ chế thị trường thiết lập ra giá cả tương đối giữa các mặt hàng và dịch vụ và sự phân phối các nguồn tài nguyên giới hạn giữa nhiều cách sử dụng khác nhau. Kinh tế vi mô phân tích thất bại của thị trường, khi thị trường không vận hành hiệu quả, cũng như miêu tả những điều kiện cần có trong lý thuyết cho việc cạnh tranh hoàn hảo. Những ngành quan trọng trong kinh tế vi mô bao gồm thị trường dưới thông tin bất đối xứng, chọn lựa với sự không chắc chắn và các áp dụng trong kinh tế của lý thuyết trò chơi.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu tính quy luật ,xu thế vận động tất yếu của các hoạt động kinh tế vi mô,những khuyết tật của kinh tế thị trường và vai trò điều tiết của Chính phủ.Do đó, tuy khác với các môn khoa học về kinh tế học vĩ mô, kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhưng nó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các môn khoa học quản lý kinh tế và quản lý doanh nghiệp được xây dựng cụ thể dựa trên những cơ sở lý luận và phương pháp luận có tính khách quan của kinh tế học vi mô.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu các hành vi cụ thể của từng cá nhân, từng doanh nghiệp trong việc lựa chọn và quyết định ba vấn đề cơ bản cho mình là: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Phân phối thu nhập ra sao? để có thể đứng vững, phát triển và cạnh tranh trên thị trường. Nói một cách cụ thể, kinh tế học vi mô nghiên cứu xem họ đạt được mục đích của họ với nguồn tài nguyên hạn chế bằng cách nào và sự tác động của họ đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân ra sao.
Kinh tế học vi mô nghiên cứu những vấn đề tiêu dùng cá nhân, cung, cầu, sản xuất, chi phí, giá cả thị trường, lợi nhuận, cạnh tranh của từng tế bào kinh tế.
2.Giới thiệu chung về lý thuyết sản xuất:
2.1,Công nghệ và hàm sản xuất:
Sản xuất là hoạt động của các doanh nghiệp.Ở đây, sản xuất được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả lĩnh vực lưu thông và dọc vụ…
Các doanh nghiệp chuyển hóa những đầu vào(còn được gọi là các yếu tố sản xuất) thành các đầu ra (còn gọi là sản phẩm)
*Các yếu tố sản xuất gồm:lao động(L), vật liệu, máy móc, nhà xưởng, kho tàng… (K).Các yếu tố này kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm goi là Q.
*Hàm sản xuất: thể hiện mối quan hệ đầu ra đầu vào của quá trình sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp. Hàm sản xuất chỉ rõ số lượng tối đa có thể thu được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào (lao động, vốn…) với một trình độ công nghệ nhất định
+Sử dụng nguồn đầu vào:
Q=f( x1, x2,…, xn)
Q: sản lượng đầu ra
x1, x2,…, xn:các yếu tố đầu vào
+Sử dụng 2 đầu :{ K: vốn ,L: nguồn lao động }
Q=f (K, L) = A.Kα .L β
A:hằng số tùy thuộc vào những đơn vị đo lường các đầu vào và đầu ra
α,β:là những hằng số cho biết tầm quan trọng tương đối của K và L
2.2,Sản xuất với một đầu vào biến đổi:
a,Năng suất bình quân và năng suất cận biên:
-Năng suất bình quân lao động (APL) là số đầu ra tính theo một đơn
vị đầu vào là lao động và được xác định bằng công thức:
APL=
-Năng suất cận biên của lao động (MPL ) là số đầu ra được sản xuất thêm khi số lao động đầu vào tăng thêm 1 đơn vị.
Số thay đổi đầu ra ΔQ
MPL= =
Số thay đổi của lao động ΔL
b,Quy luật năng suất cận biên giảm dần:
Năng suất cận biên của bất cứ yếu tố sản xuất nào cũng sẽ bắt đầu giảm xuống tại một điểm nào đó khi mà ngày càng có nhiều yếu tố đó được sử dụng trong quá trình sản xuất đã có.
2.3,Sản xuất với hai đầu vào biến đổi:
a,Đường động lượng: là biểu thị cả những sự kết hợp đầu vào khác nhau để sản xuất ra một lượng đầu ra nhất định.
b,Sự thay thế các đầu vào_ tỷ suất thay thế kỹ thuật cận biên(MRTS): Độ dốc của mỗi đường động lượng cho thấy có thể dung một số lượng đầu vào này thay thế cho một số lượng đầu vào khác, trong khi đầu ra vẫn không thay đổi.Muốn giảm đi một đơn vị lao động (L) thì cần có bao nhiêu đơn vị vốn (K) với điều kiện Q không đổi và ngược lại,muốn giảm đi một đơn vị vốn (K) thì cần có bao nhiêu đơn vị lao động (L) với điều kiện Q không đổi.
Mối quan hệ MRTS và MPL, MPK :Vì đầu ra không đổi bằng cách di chuyển dọc theo đường đồng lượng do đó sự thay đổi trong tổng sản phẩm bằng 0
MPL.ΔL + MPK.ΔQ = 0
-ΔK MPL
MRTS = =
ΔL MPK
c,Hai trường hợp đặc biệt của hàm sản xuất:
TH1: Các đầu vào hoàn toàn thay thế cho nhau: là đường thẳng nghĩa là cùng 1 đầu ra có thể sử dụng sản xuất bằng lao động, bằng vốn hay bằng sự kết hợp giữa lao động và vốn
K
Q3
Q2
Q1
0 L
TH2: Các đầu vào không thể thay thế cho nhau khi các đường động lượng là hình chữ L,khối đầu ra đòi hỏi sự kết hợp riêng của lao động và vốn, những điểm A,B,C là những điểm kết hợp có hiệu quả cao của các đầu vào
K
C Q3
B Q2
A Q1
L
3.Giới thiệu chung về lý thuyết lợi nhuận và quyết định cung cấp:
3.1,Lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận:
Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Lợi nhuận được định nghĩa một cách khái quát là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí.Còn tối đa hóa lợi nhuận hay cực tiểu hóa chi phí sản xuất là hành vi và hoạt động làm tăng lợi nhuận hay giảm chi phí sản xuất, tức là phải làm gì để đạt được lợi nhuận cực đại cho doanh nghiệp.
Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh toàn bộ kết quả và hiệu quả của quá trình kinh doanh kể từ lúc bắt đầu tìm kiếm nhu cầu thị trường, chuẩn bị và tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, đến khâu tổ chức bán hàng và dich vụ cho thị trường. Nó phản ánh cả về mặt...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top