nhatkycuatoi_14

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Tỷ giá VND hiện nay có kích thích xuất khẩu không? hãy bình luận bằng số liệu thực tiến





 
MỤC LỤC
PHẦN 1: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM 1
1. Lý luận chung về tỷ giá. 1
2. Chính sách tỷ giá của Việt Nam. 2
Chính sách tỷ giá VND qua các thời kỳ: 2
PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 3
1. Sự tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất khẩu qua các thời kỳ. 3
2. Đánh giá về tác động của tỷ giá VND hiện nay đối với hoạt động xuất khẩu. 4
Kết luận 8
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TIỂU LUẬN
TÀI CHÍNH - QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI: TỶ GIÁ VND HIỆN NAY CÓ KÍCH THÍCH XUẤT KHẨU KHÔNG? HÃY BÌNH LUẬN BẰNG SỐ LIỆU THỰC TIẾN
Học viên: Lê Thị Tuyết
Lớp : CH 801
GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Chiến
Hà Nội
Tháng 11/2007
HỌC
PHẦN 1: CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM
1. Lý luận chung về tỷ giá.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có đồng tiền riêng. Thương mại, đầu tư và cac quan hệ tài chính quốc tế ……đòi hỏi các quốc gia phải thanh toán với nhau. Thanh toán giữa các quốc gia dẫn đến việc mua bán các đồng tiền khác nhau, đồng tiền này lấy đồng tiền kia. Hai đồng tiền được mua bán với nhau theo một tỷ lệ nhất định, tỷ lệ ngày gọi là tỷ giá. Như vậy, chúng ta có thể hiểu tỷ giá là giá cả của một đồng tiền được biểu hiện thông qua đồng tiền khác.
Trong tỷ giá có hai đồng tiền, một đồng tiền đóng vai trò là đồng tiền yết giá, còn đồng tiền kia đóng vai trò là đồng tiền yết giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền có số đơn vị cố định và bằng 1 đơn vị, đồng tiền định giá là đồng tiền có số đơn vị thay đổi và phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
Bất kỳ một quốc gia nào cũng có một cơ chế để điều hành chính sách tỷ giá, cơ chế điều hành chính sách tỷ giá bao gồm:
- Tỷ giá chính thức: là tỷ giá do ngân hàng TW công bố, nó phản ánh chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá chính thức được áp dụng để tính thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động liên quan đến tỷ giá chính thức. Ngoài ra, ở Việt Nam tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các Ngân hàng thương mại xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.
Hiện nay, ở Việt Nam không còn áp dụng tỷ chính thức nữa mà là tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng.
- Tỷ giá chợ đen: là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng nhà nước, do quan hệ cung cầu trên thị trường chợ đen quyết định
- Tỷ giá cố định: là tỷ giá do NHTW công bố cố địnhtrong một biên độ giao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường để duy trì tỷ giá cố định, buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc gia thay đổi.
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết: là tỷ giá được thả nổi, nhưng NHTW có can thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
2. Chính sách tỷ giá của Việt Nam.
Có thể nói, điểm mốc đầu tiên đánh dấu cải cách tỷ giá của Việt Nam là cuối năm 1998, khi Việt Nam tiến hành công bố tỷ giá chính thức gần với tỷ giá thị trường tự do, đồng thời chấm dứt chế độ đa tỷ giá ( tỷ giá mậu dịch, phi mậu dịch, kết toán nội bộ và kiều hối) chuyển sang chế độ đơn tỷ giá.
Tiếp theo, vào cuối năm 1991, việc công bố tỷ giá chính thức dựa vào tỷ giá hình thành tại hai Trung tâm giao dịch ngoại tệ là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đã đánh dấu lần đầu tiên về việc tỷ giá của VND được hình thành có căn cứ chính thức vào các yếu tố thị trường. Mặc dù tỷ giá hình thành tại hai Trung tâm chứa đựng yếu tố cung cầu ngoại tệ nhưng chưa phản ánh được cân đối cung cầu ngoại tệ của cả nền kinh tế như một tổng thể, do đó tỷ giá vẫn mang nặng tính chất chỉ đạo. Tuy nhiên, đây được xem là bước cải cách có tính đột phá theo hướng thị trường sâu sắc.
Tháng 10 năm 1994, NHNN đã thành lập thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong cơ chế xác định tỷ giá và hình thành thị trường ngoại hối có tổ chức ở Việt Nam.
Tháng 2 năm 1999, NHNN bãi bỏ việc công bố tỷ giá chính thức và thay vào đó là chỉ “thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.
Chính sách tỷ giá VND qua các thời kỳ:
Căn cứ vào cơ chế xác định và cơ chế can thiệp lên tỷ giá, chính sách tỷ giá của Việt Nam được chia thành bốn thời kỳ như sau:
a. Thời kỳ thứ nhất: 1955-1989: Đặc trưng của thời kỳ này là Nhà nước độc quyền về ngoại thương và ngoại hối, do đó, tỷ giá cũng do Nhà nước độc quyền xác định, không tính đến yếu tố cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Đây là thời kỳ chế độ tỷ giá cố định, đa tỷ giá với tính chất phi thị trường sâu sắc.
b. Thời kỳ thứ hai: 1989-1991: Đặc trưng của thời kỳ này là bãi bỏ chế độ đa tỷ giá, chuyển sang áp dụng chế độ đơn tỷ giá ( tỷ giá chính thức) và được điều chỉnh mạnh theo tín hiệu thị trường. Chính vì vậy, nhiều người coi thời kỳ này là thời kỳ “thả nổi” tỷ giá, Nhà nước không có khả năng kiểm soát.
c. Thời kỳ thứ ba: 1992-tháng 2/1999: Đặc trưng của thời kỳ này là tỷ giá chính thức được ấn định trên cơ sở:
Đấu thầu tại Trung tâm giao dịch ngoại tệ từ 10/1991 đến 31/12/1994. Do đó, nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng từ 1/1995 đến 2/1999. Chính vì vâỵ, nội dung tỷ giá đã hàm chứa yếu tố cung cầu ngoại tệ toàn diện và khách quan hơn so với trước.
Ngoài ra, trong giai đoạn này đã nổ ra cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Nam Á 1997-1998.
d. Thời kỳ thứ tư: Từ 3/1999 đến nay. Đặc trưng cơ bản của thời kỳ này là thay vì ấn định và công bố tỷ giá chính thức, NHNN bây giờ chỉ “ thông báo” tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng. Đây là thời điểm chuyển từ chế độ tỷ giá cố định ( tỷ giá chính thức) sang chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết.
PHẦN 2: TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
1. Sự tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất khẩu qua các thời kỳ.
Tỷ giá chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan như: lãi suất, lạm phát… nhưng đồng thời nó cũng tác động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là tới hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư tín dụng quốc tê. Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉ quan tâm tới sự tác động của tỷ giá tới hoạt động xuất khẩu.
Sự biến động của tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương thông qua kênh giá cả. Dựa trên tỷ giá, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập khẩu của một loại hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một nước khác. Vì vậy, tỷ giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Chúng ta hãy cùng xem xét tình huống sau. Chẳng hạn khi tỷ giá tăng, đồng nội tệ mất giá. Sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất khẩu vì giá xuất khẩu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối trên thị trường nước ngoài, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch vụ đó giữ ở mức ổn định trên thị trường nội địa. Do đó, sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của nước đó. Khi tỷ giá tăng, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt lên tương đối trên thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định. Chính vì vậy mà một số nước sử dụng chính sách phá giá đồng nội t
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top