Rusty

New Member

Download miễn phí Đề tài Giải pháp thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm của ngành dệt may





Thực chất của chính sách xúc tiến hỗn hợp là sử dụng các chính sách thích hợp như khuyếch trương, quảng cáo, khuyến mại. để thúc đẩy bán hàng.
- Quảng cáo: Là hình thức truyền thông không trực tiếp, phi cá nhân, được thực hiện thông qua các phương tiện truyền tin phải trả tiền và các chủ thể quảng cáo cho hàng hóa sản phẩm, dịch vụ hay cho uy tín hình ảnh của Công ty. Thông qua các phương tiện truyền tin quảng cáo đối tượng người nhận tin đó là khách hàng tương lai. Các doanh nghiệp phải lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp với sản phẩm của mình, phong tục tập quán của tường nơi để đạt được hiệu quả của quảng cáo cao nhất, đó là tăng khối lượng tiêu thụ.
- Xúc tiến bán: Là sử dụng hỗn hợp các công cụ để cổ động, kích thích khách hàng nhằm tăng nhanh nhu cầu về sản phẩm tại chỗ tức thì. Xúc tiến bán còn gọi là khuyến mại có tác động trực tiếp và tích cực đến việc tăng doanh thu. Hình thức này gần đây đã được hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng và bước đầu đã thu được những thành công
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

chất nhiều nhà quản trị học cho rằng dịch vụ cũng thuộc phạm trù vật phẩm tiêu dùng.
Trong nghiên cứu thị trường nói chung và nghiên cứu cầu nói riêng chú ý nghiên cứu sản phẩm thay thế.
Việc thường xuyên nghiên cứu thị trường nhằm xác định những thay đổi của cầu do tác động của các nhân tố mốt, sự ưa thích, sản phẩm thay thế, thu nhập và mức sống của người tiêu dùng. Đồng thời nghiên cứu thị trường cũng phải phản ứng cụ thể của người tiêu dùng trước các biện pháp quảng cáo, các phản ứng của đối thủ cạnh tranh trước những chính sách bán hàng mới của doanh nghiệp .
Nghiên cứu thị trường không chỉ có nhiệm vụ tạo ra các cơ sở dữ liệu về thị trường mà hơn thế còn phải tìm các khả năng có thể ảnh hưởng tới cầu. Chẳng hạn: giá cả sản phẩm, giá cả sản phẩm thay thế, thu nhập người tiêu dùng, các biện pháp quảng cáo cũng như có giãn của cầu đối với từng nhân tố tác động đến nó...
1.2. Nghiên cứu cung
Nghiên cứu cung để hiểu rõ đối thủ cạnh tranh hiện tại trong tương lai. Sự thay đổi trong tương lai gắn với khả năng mở rộng hay thu hẹp quy mô của các doanh nghiệp cũng như sự thâm nhập mới hay rút khỏi thị trường của các doanh nghiệp hiện có. Nghiên cứu cung phải xác định được số lượng đối thủ như thị phần, chương trình sản xuất, đặc biệt là chính sách chất lượng và sự khác biệt hóa sản phẩm... Mặt khác, phải làm rõ khả năng phản ứng của đối thủ trước các biện pháp về giá cả, quảng cáo, xúc tiến bán hàng... của doanh nghiệp. Trong thực tế, trước hết phải quan tâm nghiên cứu đối thủ mạnh, chiếm thị phần cao trong thị trường. Cần chú ý không phải mọi doanh nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm đều trở thành đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp vì khả năng cạnh tranh còn phụ thuộc vào yếu tố khu vực, điều kiện giao thông cũng như các yếu tố gắn với khả năng giao lưu thương mại khác.
Nghiên cứu cung không chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh mà còn phải quan tâm đến các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm thay thế cũng như ảnh hưởng này đến thị trường tương lai của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của sản phẩm thay thế gắn với việc xác định hệ số có giãn chéo của cầu.
1.3. Nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ
Tốc độ tiêu thụ không những phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu mà còn tùy thuộc rất lớn vào việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ. Việc tổ chức mạng lưới tiêu thụ cụ thể thường phụ thuộc vào các đặc điểm kinh tế-kỹ thuật, chiến lược kinh doanh, chính sách và kế hoạch tiêu thụ... của doanh nghiệp. Khi nghiêc cứu mạng lưới tiêu thụ phải chỉ rõ các ưu nhược điểm của từng kênh tiêu thụ của doanh nghiệp và của đối thủ cạnh tranh; phải biết lượng hàng hóa mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả tiêu thụ cũng như phân tích các hình thức tổ chức bán hàng cụ thể của doanh nghiệp cũng như của các đối thủ cạnh tranh và từ đó tìm ra cách tiêu thụ có lợi cho doanh nghiệp về chi phí cũng như khả năng bán hàng.
2. Kế hoạch hóa khâu tiêu thụ
2.1. Kế hoạch hóa bán hàng
Dựa vào kinh nghiệm thời kỳ trước và nghiên cứu, thăm dò thị trường để xác định chính sách giá cả và kế hoạch hóa tiêu thụ. Để xây dựng kế hoạch tiêu thụ cần dựa trên các nguyên tắc cụ thể: doanh thu tiêu thụ ở các thời kỳ trước, các kết quả nghiên cứu thị trường cụ thể, năng lực sản xuất và chi phí kinh doanh tiêu thụ của doanh nghiệp. Tốt nhất là phải có số liệu thống kê cụ thể về doanh thu từng loại, nhóm loại sản phẩm trên từng thị trường tiêu thụ trong từng khoảng thời gian ngắn. Mặt khác, phải dự báo những thay đổi về các nhân tố liên quan đến hoạt động tiêu thụ. Sẽ là rất tốt nếu kế hoạch hàng năm dựa trên cơ sở các hợp đồng đã ký kết hay dự kiến ký với khách hàng và các dự kiến tiêu thụ cho nhóm khách hàng theo từng loại, nhóm loại sản phẩm, trên từng khu vực thị trường cụ thể.
Để xác định các chỉ tiêu tiêu thụ cần tính toán năng lực sản xuất (đối với doanh nghiệp sản xuất) hay năng lực bán hàng (đối với doanh nghiệp thương mại) hay cả năng lực sản xuất và năng lực phục vụ khách hàng (các doanh nghiệp dịch vụ). Giữa năng lực sản xuất và kế hoạch tiêu thụ có quan hệ biên chứng.
Vì thế khi kê hoạch hóa tiêu thụ phải tính toán, cần nhắc kỹ lượng đến kế hoạch sản xuất, đưa ra nhiều phương án kết hợp khác nhau và giải quyết với sự trợ giúp của vi tính nhằm tìm ra được phương án thỏa mãn nhất các mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tăng khả năng cạnh tranh, tận dụng năng lực sản xuất, giảm chi phí kinh doanh và giá thành sản phẩm.
Hơn nữa trong kế hoạch tiêu thụ phải chỉ ra các chính sách cũng như giải pháp tiêu thụ sản phẩm thích hợp. Việc xác định các giải pháp và chính sách tiêu thụ phải dựa vào kết qủa phân tích các chính sách, giải pháp đang áp dụng vào các dự báo liên quan đến sự thay đổi của khách hàng và đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Những biện pháp mới luôn có tác dụng rất tốt đối với kết quả tiêu thụ sản phẩm.
2.2. Kế hoạch hóa marketing
Mục đích của kế hoạch marketing là tạo ra sự hài hòa giữa kế hoạch tiêu thụ sản phẩm với kế hoạch hóa các giải pháp cần thiết (khuyến mại, quảng cáo, tổ chức mạng lưới, giá cả...) cũng như bốn khâu cơ bản là sản xuất, địa điểm, giá cả, và khuyến mại.
Để xây dựng kế hoạch marketing phải phân tích và đưa ra các dự báo liên quan đến thị trường, điểm mạnh, điểm yếu của bản thân doanh nghiệp, các mục tiêu của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, ngân quỹ có thể dành cho hoạt động marketing...
Nội dung chủ yếu của kế hoạch marketing gắn với lập kế hoạch sản phẩm nhằm xác định sản phẩm mới được bổ sung, sản phẩm cũ nào phải chấm dứt, sản phẩm cần được đổi mới, đối với mỗi lại sản phẩm phải xác định rõ thời gian không gian đưa ra thị trường, các nguồn lực, phương tiện để thực hiện các mục tiêu đặt ra, các kết quả có thể đạt được ở từng khoảng thời gian và không gian cũng như cách đánh giá cụ thể.
2.3. Kế hoạch hóa quảng cáo
Để kế hoạch hóa quảng cáo cần phân biệt thời kỳ ngắn hạn hay dài hạn. Mục tiêu của quảng cáo là mở rộng tiêu thụ sản phẩm đối với một bộ phận hay toàn bộ các loại sản phẩm. Doanh nghiệp phải đưa ra và lựa chon các phương án quảng cáo cụ thể và đưa ra kế hoạch.
Nội dung chủ yếu của kế hoạch quảng có thường đề cập đến việc xác định hình thức quảng cáo cụ thể, quy mô của mỗi hình thức quảng cáo trong đó xác định thời gian và địa điểm cụ thể và xác định các phương tiện sử dụng cũng như xác định ngân quỹ quảng cáo tối ưu cho kỳ kế hoạch. Để xác định ngân quỹ tối ưu cho quảng cáo phải giải quyết hai vấn đề: mức chi phí tuyệt đối quảng cáo ở kỳ kế hoạch và ngân sách có dành cho quảng cáo. Có thể sử dụng hai phương pháp kế hoạch hóa đồng thời hay từng bước. Về mặt phương pháp luật, chỉ có trên cơ sở kế hoạch hóa đồng thời mới có thể giả quyết mọi ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Nhật Bản Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại công ty cổ phần Everpia Việt Nam Marketing 0
D giải pháp thúc đẩy dịch vụ hỗ trợ vận tải biển việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Luận văn Kinh tế 1
T Thực trạng và một số giải pháp nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn huyện Gia Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp thúc đẩy tiêu thụ thép trên thị trường nội địa của công ty TNHH Công Nghiệp Quang M Luận văn Kinh tế 0
S Một số giải pháp để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm gạo của công ty cổ phần vận tải xây dựng và chế biến Luận văn Kinh tế 0
H Giải pháp thúc đẩy hoạt động tín dụng nhằm phát triển kinh tế ngoài quốc doanh tại Chi nhánh Ngân hà Luận văn Kinh tế 0
A Giải pháp để thúc đẩy quá trình CPH NHTMNN Luận văn Kinh tế 0
A Thực trạng và giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh bất động sản tại Công ty xây dựng số 4 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top