Ardell

New Member
Download miễn phí Đề tài Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ô tô Việt Nam



Trong khi đó thì chính công nghiệp lắp ráp ô tô cũng chưa đuổi kịp công nghệ tiến tiến của các nước trên thế giới.Doanh nghiệp VN phần lớn cũng chỉ lắp ráp được những khâu đơn giản, còn những khâu khó khác như sơn tĩnh điện thì đi thuê. Lắp ráp ôtô trong nước lại giống các liên doanh ở chỗ có quá nhiều nhà đầu tư vào lĩnh vực này mà phần lớn đều giống nhau ở chỗ chủ yếu đi vào lắp ráp. Theo thống kê hiện nay có 7 đơn vị được phép sản xuất, lắp ráp ôtô nhưng trên thực tế phải có gần 15 nhà sản xuất (các Cty thành viên của các đơn vị được phép) và hầu hết các thành viên này đều có cách đầu tư gần giống nhau, nghĩa là lắp ráp, sơn, gò hàn, đóng thùng, chỉ khác nhau ở chỗ công nghệ, chủng loại xe. và gần như không tồn tại một nhà máy nào chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện. Nếu các nhà sản xuất con đều phải tập trung đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng cho mình nhằm nâng cao tỷ lệ Nhà Đầu Tư và hướng tới xuất khẩu thì quá tốn kém và không thể thực hiện. (Mỗi nhà sản xuất phải có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn DN sản xuất phụ tùng, linh kiện). Vả lại, nếu đầu tư tập trung cho sản xuất phụ tùng cũng quá khó vì hầu hết các DN này đều lắp ráp các loại xe khác nhau, công nghệ khác nhau, chất lượng khác nhau và khó có nhà sản xuất phụ tùng nào đáp ứng được những yêu cầu đó về công nghệ, chất lượng chứ chưa nói đến số vốn đầu tư. Một yếu tố khác cũng cần nói đến là tính độc lập cũng như bản quyền công nghệ. Các hãng sản xuất ôtô danh tiếng thường không cho phép nhập, lắp ráp vào sản phẩm của mình các linh kiện, phụ tùng do các nhà sản xuất ngoài hệ thống cung ứng. Với tình trạng như vậy việc đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô sẽ khó phát triển.

ÄXét về năng lực cạnh tranh quốc gia: theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế Thế giới (WEF), năm 1997 khi xem xét 52 nước thì Việt Nam xếp thứ 49 về năng lực cạnh tranh quốc gia; năm 1998 là: 39/53; năm 1999 : 48/53; năm 2000: 53/59; năm 2001 : 60/75 và năm 2002 là: 65/80. Như vậy cách xếp hạng trên. Việt Nam liên tục nằm trong số 15 quốc gia có năng lực cạnh tranh yếu nhất
ÄXét về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp: nhìn chung các doanh nghiệp Việt Nam có khoảng cách khá xa so với các doanh nghiệp trong khu vực trên các lĩnh vực cạnh tranh như giá cả, chất lượng, tổ chức tiêu thụ, cũng như uy tín của các doanh nghiệp... Theo đánh giá của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương thì chỉ có khoảng 20% doanh nghiệp Việt Nam đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại trong quá trình hội nhập. Dù rằng những năm qua các doanh nghiệp Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, song hầu hết các sản phẩm của các doanh nghiệp đều có giá cao hơn so với giá trung bình của các nước: giá sắt thép cao hơn 15%, giá xi măng cao hơn 36%... Nhiều mặt hàng từ trước tới nay vẫn được coi là có thế mạnh trong cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam như gạo, cà phê, giầy dép, dệt may thì cũng đang rơi vào nguy cơ giảm sút sức cạnh tranh; những lợi thế về sử dụng lao động rẻ cũng đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc; trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chưa có mặt hàng nào có hàm lượng công nghệ cao, giá trị lớn mà vẫn chủ yếu dựa vào những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh tuyệt đối, nhưng lợi thế này lại không còn ổn định và bền vững.
-Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về tổng thể thì 90% các doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ). Hơn nữa, có quá nhiều doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Tiềm lực về tài chính (đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân) hầu như rất hạn chế, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu động lại càng ít. Thiếu vốn dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp không có điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, đầu tư vào đổi mới các thiết bị, công nghệ kinh doanh.
Tạo lập thương hiệu sản phẩm, khả năng liên doanh, liên kết, phân tích môi trường kinh doanh, hay nguồn nhân lực của các doanh nghiệp Vn đều yếu dẫn đến năng lực cạnh tranh còn kém rất xa so với đối thủ trong khu vực và thế giới.
Tóm lại,nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại trên “sân khách” mà còn gánh chịu những hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”. Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì một trong những công việc mà doanh nghiệp cần làm là chủ động đánh giá thực lực kinh doanh của mình và tìm ra những điểm mạnh cơ bản để phát huy.
3. Đối tượng của nâng cao năng lực cạnh tranh
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
PHẦN II
Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ô tô Việt Nam
1. Tổng quan về ngành ôtô Việt Nam
Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam là một trong những ngành non trẻ.Mặc dù đã hơn 10 tuổi rồi nhưng so với thế giới ,họ đã có một trình độ sản xuất tiên tiến nhất với việc sử dụng máy móc tự động và robo thay cho con người ,thì chúng ta còn thua xa .
Vào thời điểm hiện nay, Việt Nam mới gia nhập WTO nên sức ép cạnh tranh ngày một lớn buộc những doanh nghiệp sản xuất trong nước phải nỗ lực hết mình để có được chỗ đứng trên thị trường. Nằm trong vòng anh hưởng đó,ngành công nghiệp ô tô trong nước cũng phải liên tục đổi mới công nghệ và xác định được chỗ đứng của mình trên thị trường nội địa,từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình mới có thể có chỗ đứng trên thị trường.
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ô tô VN hiện nay.
Công nghiệp ô tô là một ngành công nghiệp có lịch sử trên 100 năm trên thế giới.Trong một thời gian dài phát triển như vậy,nó đã đạt được những thành tựu về công nghệ sản xuất hết sức hiện đại ,những hệ thống phân phối toàn cầu…tất cả đó là những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của họ.Thi trường ô tô trên toàn thế giới đã do một số tập đoàn sở hữu phần lớn.Do đó,đối với những doanh nghiệp ô tô còn non trẻ của Việt Nam, để xác định được chỗ đứng của mình điều cốt lõi phải đặt ra trước mắt là vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh .
Theo khảo sát, thị trường Việt Nam được coi là một thì trường có dung lượng nhỏ. Dự báo đến năm 2010, tổng nhu cầu thị trường cũng chỉ khoảng 200.000 xe, và nhu cầu chủ yếu là các loại xe khách, xe tải, và các loại xe chuyên dùng. Nhưng không phải vì thế mà ngành công nghiệp ôtô Việt Nam không có khả năng phát triển. Thái Lan là một nước mà có điều kiện kinh tế xã hội gần tương đương với nước ta nhưng công nghiệp ôtô của nước này có thể nói là đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tính đến năm 2006, Thái Lan đã có trên 1200 doanh nghiệp sản xuất ôtô, trong đó đã có tới gần 1000 doanh nghiệp chuyên sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Nói về các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam, số doanh nghiệp sản xuất linh kiện hiện còn quá ít với con số trên dưới 60, chưa kể là các doanh nghiệp đó chỉ làm được một số loại sản phẩm như săm, lốp, dây điện…Với vẻn vẹn khoảng 60 doanh nghiệp phụ trợ, thì đã có đến 11 liên doanh chuyên lắp ráp ôtô, chưa kể nay đã có thêm 5 doanh nghiệp nước ngoài vừa được cấp phép, trong khi một số tên tuổi của công nghiệp ôtô Trung Quốc cũng đang lăm le tiến vào địa hạt lắp ráp ôtô. Hầu hết các doanh nghiệp có cách đầu tư gần giống nhau, nghĩa là lắp ráp, sơn, gò hàn, đóng thùng, chỉ khác nhau ở chỗ công nghệ, chủng loại xe... và gần như không tồn tại một nhà máy nào chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện. Còn riêng đối với các doanh nghiệp ôtô nội địa, hiện cũng đã có hơn 30 công ty chuyên lắp ráp và 10 công ty nữa đang trong quá trình xây dựng. Như vậy có thể nói các doanh nghiệp ôtô của VN chỉ chú trọng vào đầu tư vào phần lắp ráp chứ chưa có doanh nghiệp nào đầu tư một cách thích đáng vào ngành công nghiệp phụ trợ.
Hiện nay những doanh nghiệp ô tô lớn ngoài quốc doanh của chúng ta đáng kể phải nói tới : Samco, Xuân Kiên (Vinaxuki), Trường Hải (Thaco)… Tính đến thời điểm này, vốn đầu tư làm ôtô của Vinaxuki hay Thaco đã lên tới 300 tỷ đồng. Trong đó Thaco Trường Hải hoàn thiện đầu tư nhà máy thứ nhất trên diện...
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

jindo10294

New Member
Re: [Free] Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ô tô Việt Nam

mình xin tài liệu này với
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng khả năng tạo động lực của chính sách đãi ngộ tại công ty TNHH MTV Duyên Hải Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng kỹ năng thảo luận nhóm của học sinh ở trường THPT Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về sản lượng Biogas và thực trạng sử dụng năng lượng biogas tại khu vực Đan – Hoài – Hà Nội Khoa học Tự nhiên 0
D Thực trạng công tác và một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong dự thầu xây dựng tại Công ty Xây dựng và Trang trí nội thất Bạch Đằng Khoa học kỹ thuật 0
D Phát triển kinh tế biển tỉnh Bạc Liêu - Tiềm năng, thực trạng và giải pháp Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu thực trạng nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, lực lượng vũ trang và khả năng đáp ứng của lực lượng quân dân y trên một số đảo Y dược 0
D Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên khoa Marketing Luận văn Kinh tế 0
V Phân tích thực trạng nguồn khách và một số biện pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách đến khách Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tổ chức đấu thầu tại Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực Luận văn Kinh tế 0
C Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty của công ty dệt may Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top