Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của cảng Khuyến Lương





Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức kế hoạch đề ra. Tuy nhiên xu hướng không ổn định của các chỉ tiêu cho thấy mặc dù hoàn thành tốt kế hoạch song cảng lại không tạo được sự ổn định trong sản xuất kinh doanh dẫn tới có những năm điển hình là năm 99 các chỉ tiêu tăng vượt trội sau đó lại giảm. Bên cạnh những mặt hàng bốc xếp chính là than, thức ăn gia súc bốc dỡ qua cảng tăng về sản lượng vẫn còn một số mặt hàng như xi măng, cát vàng đều giảm. Năm 97 lượng xi măng qua cảng là 99.487 tấn, năm 98 giảm xuống 91.471 tấn thì đến năm 99 chỉ còn 36.639 tấn. Nguyên nhân chính là do các đại lý cấp I của các nhà máy xi măng Hoàng Thạch, Chinfon,. đã thay đổi cách vận tải từ vận chuyển bằng xà lan sang vận chuyển bằng ôtô cho nên dẫn tới tình trạng số lượng mặt hàng này giảm hẳn
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ố doanh nghiệp phát triển lên quy mô lớn, thu hút nhiều lao động và kinh doanh có hiệu quả trong đó phải kể đến các doanh nghiệp như cảng Hà nội, cảng Phà đen, công ty vận tải Sông Hồng, công ty vận tải Thăng Long là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với cảng Khuyến Lương. Hầu hết các cảng do tư nhân quản lý chỉ có số lao động dưới 100 người được huy động từ những người ngoại tỉnh về Hà nội tìm việc làm, thiết bị bốc dỡ thô sơ dựa trên sức lao động là chính cho nên cước phí rất thấp, thu hút được các chủ hàng có quy mô nhỏ, vốn ít. Còn lại các cảng nhà nước do phải thực hiện các nghĩa vụ với nhà nước, khấu hao tài sản cố định, phân bổ chi phí quản lý nên giá cước phí cao không có lợi trong cạnh tranh. Đây là vấn đề nan giải cần có sự quản lý chặt chẽ hơn từ phía các cơ quan nhà nước.
Thị trường vận tải và kinh doanh vật liệu đối với cảng Khuyến Lương được trải rộng trên nhiều địa bàn phía Bắc như Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh,...trong đó lớn nhất phải kể đến là Hà Nội. Riêng tại Hà Nội một số công trình lớn sắp được xây dựng như cầu Thanh Trì, các khu nhà ở phía Nam Thành Công,...thu hút rất nhiều đối với lĩnh vực vận chuyển, kinh doanh vật liệu. Bởi vậy triển vọng mở rộng quy mô sản xuất là rất lớn đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó cảng Khuyến Lương cũng có những lợi thế lớn là cảng duy nhất bốc dỡ các mặt hàng, mã hàng siêu trường, siêu trọng có trọng tải hơn 30 tấn như container... Khả năng tăng lĩnh vực này rất lớn nguyên nhân là do nhà nước đang đầu tư, xây dựng mới nhiều công trình như nhà máy thuỷ điện Yaly, nhà máy điện Nga sơn,..hầu hết các thiết bị đều nhập khẩu qua cảng Hải phòng và được đưa về Hà nội và chuyển đến chân công trình. Hiện nay cảng đang có kế hoạch mở rộng quy mô đón nhận các tầu có trọng tải từ 300 đến 1000 tấn ra vào cảng cho nên cơ hội kinh doanh mở ra rất lớn song khó khăn vẫn còn nhiều cụ thể là phải đầu tư, tân trang lại thiết bị công nghệ,... để làm giảm giá thành bốc dỡ có như thế thì mới có thể nâng cao được hiệu quả kinh doanh và khai thác triệt để các thị trường hiện tại, mở rộng thị trường tiềm năng.
3.Đặc điểm về tài sản cố định và máy móc thiết bị.
Tài sản cố định được đánh giá theo hai cách: phân theo nguồn vốn và phân theo tiêu thức. Nếu theo nguồn vốn tổng giá trị tài sản bao gồm tài sản cố định ngân sách cấp, TSCĐ vay ngân hàng và TSCĐ do các nguồn vốn khác hay tự bổ xung và được phản ánh ở bảng sau
Biểu 4: TSCĐ phân phối theo nguồn vốn
đvị tính: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm 2000
Nguyên
Giá
Đã khấu
hao
Còn lại
Nguyên
Giá
Đã khấu
hao
Còn lại
TSCĐ ngân sách cấp
7.083,087
1.543,206
5.539,881
7.156,617
1.977,001
5.177,517
TSCĐ vay ngân hàng
852,348
752,864
991,843
1.170,168
664,177
505,991
TSCĐ tự bổ sung
2.174,655
493,935
1.608,72
3.797,817
749,346
3.051,085
Tổng
10.110,09
2.790,025
7.320,085
12.124,622
3.390,574
8.734,647
Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính
Từ biểu 4 ta thấy trong tổng giá trị tài sản tỷ trọng của TSCĐ ngân sách cấp chiếm đa số, TSCĐ từ nguồn vốn tự bổ sung chỉ chiếm khoảng 1/5, nếu so sánh với mặt bằng chung thì con số trên mới chỉ ở mức rất khiêm tốn. Nếu xem xét về TSCĐ phân theo tiêu thức thì tổng giá trị TSCĐ bao gồm nhà cửa vật kiến trúc, máy móc thiết bị công tác, phương tiện vận tải truyền dẫn và thiết bị công cụ văn phòng được cho trong bảng sau.
Biểu 5: TSCĐ phân theo tiêu thức
đvị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
1999
2000
Ngiá
Đã k.hao
Còn lại
Ngiá
Đã k.hao
Còn lại
Nhà cửa vật KT
7202,766
700,654
6502,112
8430,219
1053,741
7376,487
Máy móc t.bị
1737,947
1294,850
488,097
2504,328
1820,915
683,413
Phương tiện v.tải
960,630
696,231
264,319
964,254
364,324
617,930
Thiết bị d.cụ vp
208,748
144,789
63,959
95,859
42,428
57,431
Tổng
10110,091
2791,524
7318,567
12124,622
3390,574
8734,647
Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính
Nhận xét chung: máy móc thiết bị của cảng hiện nay hầu hết đều đã quá cũ nát do sử dụng từ khi bắt đầu thành lập cuối những năm 80 đầu những năm 90, hỏng hóc phải sửa chữa lớn rất nhiều, các máy xúc, máy cẩu đều là của Liên Xô cũ được điều chuyển từ XNLH về, và đã sắp hết khấu hao do vậy năng suất rất thấp làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Nếu cảng muốn tạo uy tín đối với khách hàng dựa trên thời gian và tốc độ phục vụ thì cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư mua sắm thiết bị dùng cho sản xuất, có như vậy mới nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác.
Đặc điểm về vốn.
Biểu 6 cho ta thấy nguồn vốn vay của cảng ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng. Năm 1998 nợ vay chỉ chiếm 29,76% tổng vốn kinh doanh, năm 1999 chiếm 38,74% tăng hơn so với 1998 xấp xỉ 10% đến năm 2000 đã tăng lên 49,77%. Sở dĩ có hiện tượng trên vì tốc độ tăng của tổng nguồn vốn chậm hơn tốc độ tăng của nợ vay.
Biểu 6: cơ cấu nguồn vốn
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
Lượng (tr.đồng)
%
Lượng (tr.đồng)
%
Lượng (tr.đồng)
%
+Nợ phải trả
3028,636
29,76
4416,050
38,74
6903,372
49,77
-Nợ ngắn hạn
2756,886
27,09
3513,200
30,82
5637,852
40,64
-Nợ dài hạn
755,400
6,63
1205,370
8,69
-Nợ khác
271,750
2,67
147,450
1,29
60,150
0,44
+Vốn chủ sở hữu
7148,096
70,24
6982,977
61,26
6967,176
50,23
Tổng cộng
10176,732
11399,027
13870,548
Nguồn: bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính.
Cũng theo đó mà tỷ trọng của vốn chủ sở hữu ngày càng có xu hướng giảm. Điều này cho thấy khả năng độc lập về vốn ngày càng kém đi, lãi suất vay sẽ trở thành một sức đè đối với tăng trưởng của hiệu quả kinh doanh. Trong cơ cấu vốn vay nợ ngắn hạn ngày càng chiếm đa số, điều này có lợi cho hiệu vì chi phí vốn vay ngắn hạn thấp hơn vốn vay dài hạn nhưng đây lại là nguồn vốn không ổn định.
Riêng đối với nguồn vốn chủ sở hữu sự thay đổi qua các năm được thể hiện trong bảng sau đây:(biểu 7)
Từ biểu 7 ta nhận thấy nguồn vốn kinh doanh có tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng rất chậm, năm 1999 chỉ tăng so với 1998 là 72,141 triệu đồng năm 2000 tăng hơn so với năm 1999 là 208,035 triệu đồng, con số này không đáng kể so với số tăng của nợ vay như đã nêu trên. Bởi vậy cảng cần có những biện pháp hữu hiệu để làm thay đổi tình hình, giữ vai trò tự chủ về vốn.
Biểu 7: Tình hình thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu
đvị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
I.NV kinh doanh
6836,285
6516,477
6724,512
1.NSNN cấp
6308,027
6102,803
6130,803
2.Tự bổ sung
538,258
395,674
593,709
3.Vốn liên doanh
4.Điều chuyển nội bộ
II. Các quỹ
114,377
78,210
88,061
1.Quỹ phát triển kd
85,102
77,961
77,961
2.Quỹ dự phòng
3. Quỹ khen thưởng, phúc lợi
29,225
10,249
10,1
III.NV đầu tư XDCB
198,035
198,034
198,035
Tổng
6756,147
6802,721
6812,572
Nguồn : thuyết minh báo cáo tài chính.
Đặc điểm về lao động.
Số lượng lao động của cảng được phân bổ như sau:
Biểu 9: Bảng phân bổ lao động
Chỉ tiêu
Nhu cầu LĐ
Số lao động thực tế
Tổng
Khai thác cảng
KD cát
Vận tải
XDCB
KD khác
LĐ trực t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Hoạt Động Marketing Tại Công Ty TNHH Midea Consumer Electric Marketing 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm đóng tàu của Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống kênh phân phối tại công ty tnhh hàn việt hana Luận văn Kinh tế 0
D Phân tích tình hình tiêu thụ và một số giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở công ty may xuất khẩu Luận văn Kinh tế 0
D một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã Văn hóa, Xã hội 0
D Một số Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Thắng Lợi Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt và đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng nước trên địa bàn Huyện Mê Linh Nông Lâm Thủy sản 0
D nghiên cứu giải pháp công nghệ sản xuất một số loại rau ăn lá trái vụ bằng phương pháp thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top