t.na99

New Member

Download miễn phí Đề tài Quan điểm giáo dục toàn diện và cách học tập toàn diện của sinh viên





MỤC LỤC
 
Nội dung Trang
Mở đầu 1
I. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện 2
1. Khái niệm 2
2. Nội dung của quan điểm toàn diện 4
II. Đường lối giáo dục của Đảng ta 5
III. Yêu cầu của toàn diện trong học tập của sinh viên 10
1. Tính tất yếu, khách quan 10
2. Thế nào là học toàn diện 11
3. Lợi ích của việc học toàn diện 12
IV. Những biểu hiện trong học tập của sinh viên hiện nay 13
1. Biểu hiện 13
2. Nguyên nhân 15
3. Phương hướng và giải pháp 16
Kết luận 21
Tài liệu tham khảo 22
Mục lục 23
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

tình cảm trong sáng. Cần hiểu rằng chỉ có thể tăng trưởng nguồn lực con người khi quá trình hiện đại hoá các ngành giáo dục, văn hoá văn nghệ, bảo vệ sức khỏe gắn liền với việc kế thừa và phát huy truyền thống, vừa phát triển, vừa hoà nhập chứ không hoà tan.
a. Trong những năm vừa qua, mặc dù có nhiều khó khăn nhưng ngành giáo dục - đào tạo đã đặt được những thành tựu khá rực rỡ.
Hệ thống giáo dục quốc dân từ mầm non đến đại học được xác lập, mạng lưới trường học phát triển rộng khẳp trong cả nước. Giáo dục mầm non đã từng bước được khôi phục sau sự tan rã của việc xuất hiện cơ chế thị trường, sách giáo khoa giáo dục phổ thông được thống nhất. Công tác phổ cập tiểu học có nhiều tiến bộ. Hệ thống trường chuyên lớp chọn tuy không còn duy trì, nhưng chất lượng đào tạo ở phổ thông vẫn tăng cao và toàn diện về mọi mặt.
Ngành dạy nghề đã trở thành một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân, bao gồm các trường dạy nghề chính quy và không chính quy. Ngành đại học và trung học chuyên nghiệp đã bắt đầu tổ chức lại quá trình đào tạo, đa dạng hoá cách đào tạo. Công tác sau đại học đẩy mạnh, công tác quản lý giáo dục đã và đang đổi mới và hoàn thiện. Kết cấu cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật được nâng cấp và phát triển đầy đủ.
Những kết quả đạt được trên đây của ngàh giáo dục - đào tạo thể hiện sự nổ lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, sự cố gắng của học sinh, sinh viên, sự lãnh đạo quản lý của các cấp uỷ đảng, chính quyền các đoàn thể và sự đóng góp to lớn của nhân dân.
b. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển của đất nước, nền giáo dục của ta còn nhiều yếu kém.
Nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài chưa được chú trọng đúng mức. Chất lượng và hiệu quả giáo dục còn thấp. Trình độ văn hoá, nghề nghiệp, năng lực thực hành, hiểu biết về xã hội, nhân văn của học sinh, sinh viên còn yếu, kể cả về chính trị, xã hội. Thể lực học sinh, sinh viên giảm sút. Số học sinh sinh viên khá, giỏi và xuất sắc có tăng lên, nhưng học sinh yếu kém, chất lượng thấp lại tăng nhanh hơn. Con người được đào tạo thường thiếu năng động, chậm thích nghi với nền kinh tế - xã hội đang đổi mới. Sinh viên tốt nghiệp thường khó tìm việc làm. “Quy mô giáo dục nhỏ bé, nhất là vùng sâu, vùng xa. Đại bộ phận đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo và bồi dưỡng tốt, bất cập với yêu cầu toàn diện của giáo dục. Đời sống giáo viên thiếu thốn, truyền thống tôn sư trọng đạo bị phai mòn. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân còn bất hợp lý. Cơ sở vật chất cho giáo dục còn cùng kiệt nàn lạc hậu ” ( Trần Hồng Quân - Thực trạng và giải pháp cho giáo dục và đào tạo - bài viết tại Đại hội TW4).
Công tác quản lý chưa hợp lý, chuyển biến chậm, sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành, các cấp chưa hợp lý, sử dụng nguồi vốn cho giáo dục thiếu hiệu quả.
c. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng yếu kém và giảm sút nói trên là:
- Bản thân ngành giáo dục chậm đổi mới về cơ cấu hệ thống, mục tiêu, nội dung và phương pháp, chưa làm tốt chức năng tham mưu và trách nhiệm quản lý của nhà nước.
- Các cấp uỷ đảng, các cơ quan nhà nước chưa quan tâm thực sự đến giáo dục. Kinh tế chậm phát triển, ngân sách nhà nước giành cho giáo dục còn có hạn, dân số tăng nhanh, gây nhiều khó khăn lớn cho sự phát triển giáo dục.
d. Chính vì vậy, để phát triển đường lối giáo dục toàn diện ở nước ta, Đảng và nhà nước ta đã đưa ra nhiều quan điểm biện pháp để chỉ đạo và thực hiện:
1. Cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đã được đại hội Đảng VIII xem là quốc sách hàng đầu. Đó là một động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản bảo đảm việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước. Phải coi đầu tư và phát triển cho giáo dục là đi trước một bước, xác định đầu tư cho giáo dục là đầu tư có lợi vô thời hạn. Huy động toàn bộ xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của nhà nước. Luật giáo dục được quốc hội thông qua năm 1999, tạo cơ sở cho việc đưa sự nghiệp giáo dục phát triển lên một bước mới.
2. Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo những con người có kiến thức văn hoá, khoa học, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghiã xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Phải mở rộng quy mô, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, gắn với học hành, tài với đức, xây dựng một đội ngũ cán bộ tương lai “vừa hồng, vừa chuyên”.
3. Giáo dục phải vừa gắn chặt với yêu cầu phát triển đất nước vừa phù hợp với xu thế tiến bộ của thời đại. Thực hiện một nền giáo dục thường xuyên cho mọi người, xác định học tập suốt đời là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân.
4. Đa dạng hoá các hình thức đào tạo. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục. Người đi học phải đóng học phí, người sử dụng lao động qua đào tạo phải đóng góp chi phí cho đào tạo, Nhà nước có chính sách đảm bảo cho người cùng kiệt và các đối tượng chính sách đều được đi học.
5. Mở rộng hợp lý và kết cấu quy mô giáo dục, đào tạo cho mọi cấp học. Phát triển giáo dục nghề nghiệp, từng bước hình thành nền giáo dục nghề nghiệp trong xã hội, đào tạo lực lượng công nhân làng nghề bậc cao.
6. Mở rộng hợp lý quy mô dào tạo đại học. Phát triển hệ cao học, đẩy mạnh đào tạo nghiên cứu sinh.
7. Xác định lại mục tiêu, thiết kế lại chương trình, kế hoạch nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo cụ thể của từng bậc học, ngành học.
8. Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ nghiên cứu những vấn đề về khoa học, giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển sự nghiệp giáo dục.
9. Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện.
10. Đồng thời đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, quán triệt sâu sắc nghị quyết này trong Đảng, trong các cấp. Nhằm phát huy toàn diện phục vụ cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Trong những năm qua, nước ta đã thực hiện đường lối giáo dục toàn diện, tuy gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cũng đạt được nhiều kết quả trong những biểu hiện cụ thể, những chính sách cụ thể đối với giáo dục - đào tạo, đặc biệt là giáo dục đại học.
Chính sách học bổng dành cho những sinh viên có điểm trung bình học kỳ cao, không có môn nào điểm dưới 5. Có thể nói đây là biện pháp tối ưu để khuyến khích người học: học đều các môn, chú trọng vào việc học của mình.
Việc cộng điểm cho những sinh viên, học sinh có đề tài nghiên cứu khoa học xuất sắc, thiết thực cũng là biện pháp cho người học đi sâu hơn vào chuyên ngành và l...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay Môn đại cương 0
S Quan điểm của John Dewey về dân chủ trong giáo dục Kinh tế chính trị 0
S Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay Kinh tế chính trị 0
M Quan điểm Hồ Chí Minh về phương pháp giáo dục với việc đổi mới phương pháp giáo dục đại học ở Việt N Văn hóa, Xã hội 0
H Quan điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục đạo đức cho thanh niên và vận dụng vào điều kiện hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
C Phát triển đội ngũ giáo viên tin học trường trung học phổ thông theo quan điểm chuẩn hóa và xã hội h Luận văn Sư phạm 0
F Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của sinh viên các trường đại học theo quan điểm tăng cư Luận văn Sư phạm 0
P Dạy học phần tổ hợp của sách giáo khoa đại số và giải tích 11 nâng cao theo quan điểm kiến tạo : Luậ Luận văn Sư phạm 0
L Xây dựng các bài tổng kết chương sinh học 11 theo quan điểm cấu trúc hệ thống : Luận văn ThS. Giáo d Luận văn Sư phạm 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top