ohle.com94

New Member

Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường của dự án xây dựng nhà vệ sinh nông thôn tại xã An Nội – huyện Bình Lục- tỉnh Hà Nam





MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
LỜI CẢM ƠN 4
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ- XÃ HỘI- MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆC XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH. 5
1.1 Nhà vệ sinh nông thôn 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Nguyên tắc xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn 5
1.1.3. Phân loại 6
1.1.4. Sự cần thiết phải xây dựng nhà vệ sinh nông thôn. 8
1.1.5. Thực trạng của xây dựng nhà vệ sinh trên thế giới và Việt Nam 10
1.1.5.1 Thế giới 10
1.1.5.2 Việt Nam 11
1.2. Những cơ sở lí luận của phương pháp đánh giá hiệu quả của dự án 14
1.2.1. Khái niệm về đánh giá hiệu quả 14
1.2.2. So sánh hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế 15
1.2.3. Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường 17
1.2.3.1.Hiệu quả kinh tế 17
1.2.3.2. Hiệu quả xã hội 17
1.2.3.3. Hiệu quả môi trường 18
1.2.4. Phương pháp phân tích chi phí lợi ích (CBA) 18
1.2.4.1. Khái niệm 18
1.2.4.2 Phương pháp CBA và phương pháp phân tích chi phí hiệu quả (CEA) 19
1.2.4.3 CBA là công cụ đo lường hiệu quả phân phối 19
1.2.4.4 Các bước cơ bản trong phân tích CBA 20
1.2.4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội 21
1.2.5. Phương pháp đánh giá tác động môi trường(ĐTM) 22
1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội – môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn. 25
1.3.1.Hiệu quả về mặt kinh tế 25
1.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội 28
1.3.3. Hiệu quả về mặt môi trường. 29
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN Ở XÃ AN NỘI- BÌNH LỤC- HÀ NAM 32
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội. 32
2.1.1.Điều kiện tự nhiên 32
2.1.1.1. Vị trí địa lí và địa hình 32
2.1.1.2. Điều kiện khí hậu 32
2.1.2 Tài nguyên thiên nhiên 32
2.1.3. Đặc điểm kinh tế- xã hội 33
2.1.3.1. Đặc điểm kinh tế 33
2.1.3.2. Đặc điểm xã hội. 34
2.2. Dự án xây dựng nhà vệ sinh ở xã An Nội, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam 36
2.2.1.Bối cảnh trước khi có dự án. 36
2.2.2.Mô tả khái quát về dự án 37
2.2.3. Đặc trưng của mô hình nhà vệ sinh 2 ngăn xây dựng tại xã An Nội. 39
2.2.4.Các kết quả do dự án mang lại 40
2.2.4.1.Về khía cạnh kinh tế 40
2.2.4.2.Về khía cạnh xã hội 42
2.2.4.3. Về khía cạnh môi trường. 43
CHƯƠNG III : ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA DỰ ÁN XÂY DỰNG NHÀ VỆ SINH NÔNG THÔN TẠI XÃ AN NỘI- HUYỆN BÌNH LỤC- TỈNH HÀ NAM 45
3.1. Đánh giá hiệu quả môi trường của việc xây dựng nhà vệ sinh nông thôn. 45
3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án. 48
3.2.1. Lựa chọn thông số để tính toán. 48
3.2.2. Xác định các chi phí và lợi ích của dự án 49
3.2.3. Đánh giá dự án 51
3.2.3.1. Chí phí của dự án xây dựng nhà vệ sinh : 51
3.2.3.2. Lợi ích của dự án thu được qua các năm: 52
KIẾN NGHỊ 67
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

việc tái sử dụng chất thải của con người
Nuôi trâu, bò
Nuôi gà, vịt
Chất thải của con người
Nuôi trùn
Tưới ruộng, vườn, trồng cỏ
Nuôi cá
Nuôi tảo
Thực phẩm
ủ phân compost
Nguồn: Sự tổng hợp của tác giả
Các chất thải của con người sau khi được thu gom, xử lí bằng phương pháp ủ tạo thành phân bón hữu cơ bón cho cây trồng . Nó có tác dụng cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất như: đạm, lân, kali, canxi, magne, lưu huỳnh, các nguyên tố vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin,... cho cây trồng làm nguồn dinh dưỡng trở nên dễ hữu dụng cho đất, tăng cường giữ phân cho đất. Việc cung cấp toàn diện các nguyên tố vi lượng, các vitamine từ phân hữu cơ có ý nghĩa trong việc gia tăng phẩm chất nông sản, làm trái cây ngon, ngọt hơn, ít sâu bệnh hơn...Ngoài ra, phân bón hữu cơ còn có tác dụng tăng cường hoạt động vi sinh vật trong đất giúp tăng “sức khoẻ” của đất. Vì phân hữu cơ là nguồn thực phẩm cần thiết cho hoạt động của các sinh vật đất: các quá trình chuyển hoá, tuần hoàn chất dinh dưỡng trong đất, sự cố định đạm, sự nitrat hoá, sự phân huỷ các tồn dư thuốc bảo vệ thực vật,… Tăng quần thể vi sinh vật có ích trong phân ủ và hạn chế vi sinh vật gây hại, từ đó có thể làm giảm lượng sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hóa học trong sản xuất nông nghiệp. Từ đó, có thể tiết kiệm chi phí sản xuất mà vẫn làm tăng năng suất cây trồng ; gia tăng sản lượng lúa, hoa màu, các loại cây ăn quả… => nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình.
- Có thể tận dụng chất thải của con người, xây dựng hầm biogas tạo ra khí đốt phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất trong các hộ gia đình đặc biệt là các hộ gia đình chăn nuôi gia súc , gia cầm với khối lượng lớn. Khí gas từ hầm Biogas thành phần chủ yếu gồm khí Metal (CH4) và hơi nước, lượng khí này dùng cho đun nấu rất tốt, nếu sử dụng đúng cách thì không hề ảnh hưởng gì tới sức khỏe con người. Nước thải của hệ thống đã được diệt hết 99% trứng giun sán, có thể tận dụng làm phân vi sinh hay tưới cho rau sạch, mang lại nguồn phân bón an toàn cho canh tác, hạn chế côn trùng phát triển, qua đó giúp giảm dịch hại từ 70-90%, bảo vệ sức khỏe người nông dân. Ngoài ra, khi biogas có thể dùng làm khí đốt thay thế các nhiên liệu khác trong gia đình như có thể dùng để đun nấu, thắp sáng, chạy máy nước nóng…
- Xây dựng nhà vệ sinh hợp vệ sinh là việc làm giảm bớt phạm vi ảnh hưởng của bệnh dịch, và nhiều lợi ích về sức khoẻ liên quan. Các khu vệ sinh cùng kiệt nàn và các thói quen vệ sinh hằng ngày gây ra nhiều bệnh như: bệnh tiêu chảy, bệnh lỵ, bệnh tả, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan A, bệnh đau mắt hột và một số bệnh kí sinh trùng như: bệnh giun đũa, giun kim… Bệnh tật và cùng kiệt đói có mối liên kết trong vong luẩn quẩn và vì vậy giảm bệnh tật có thể đưa người dân thoát khỏi cùng kiệt đói, hay giúp họ không bị rơi vào tình trạng đói nghèo. Bệnh càng ít thì chi phí chữa trị càng ít cũng như tăng tuổi thọ, dẫn đến có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động rảnh rỗi khác., nó cũng đóng góp cho việc tăng trưởng kinh tế và giảm đói nghèo. Giảm bệnh tật cũng dẫn đến tiết kiệm chi phí cho xã hội, như chi phí chăm sóc sức khoẻ.
- Khi có nhà vệ sinh riêng cho từng hộ gia đình sẽ tiết kiệm được thời gian phải đi đến các nhà vệ sinh công cộng ở xa nhà, và tiết kiệm được thời gian phải chờ đợi, dành thời gian cho sản xuất góp phần nâng cao điều kiện kinh tế cho gia đình.
- Việc xây dựng nhà vệ sinh sẽ giúp cho môi trường cảnh quan sạch đẹp hơn, tạo điều kiện để thu hút khách du lịch hay các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài. Vì, khách du lịch thường thì sẽ không chọn những điểm đến mà không sạch sẽ hay những nơi mà có rủi ro về bệnh tật cao. Một số địa điểm du lịch thường bị mất đi một lượng doanh thu du lịch do môi trường ở đó bị ô nhiễm, suy thoái. Và các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư ở một địa điểm nào đó họ cũng cân nhắc về điều kiện môi trường xung quanh đó, cũng như tình trạng của lực lượng lao động địa phương để ra quyết định là có đầu tư hay không.
- Ở tầm vĩ mô, việc xây dựng nhà vệ sinh sẽ làm gia tăng tổng sản phẩm quốc nội(GDP); tăng sản lượng lương thực, thực phẩm… của một địa phương, một vùng, một nước.
1.3.2. Hiệu quả về mặt xã hội
Xây dựng nhà vệ sinh cải thiện điều kiện sức khỏe cho người dân nông thôn ở đó như giảm các bệnh liên quan đến nguồn nước bị ô nhiễm do nhà vệ sinh cùng kiệt nàn như :
+ Các bệnh do uống nước bị nhiễm phân do nước thải ở nhà vệ sinh không được xử lí như : bệnh dịch tả, bệnh kiết lị do que khuẩn, bệnh tiêu chảy, bệnh thương hàn, bệnh viêm gan siêu vi..
+ Các bệnh do tiếp xúc với nước bẩn ở da , mắt như : bệnh đau mắt hột, bệnh ghẻ ngứa, mụn cóc, nấm da….
+ Các bệnh do côn trùng sinh sản trong nước ( muỗi, ruồi, bướm, sâu bọ…) chích hút như : bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, sốt vàng da, giun chỉ, bệnh sán máng, giun lãi, giun móc, sán, sán dây…
Việc xây dựng nhà vệ sinh sạch sẽ cùng với thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày còn giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em, giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em và người lớn.
Xây dựng nhà vệ sinh giảm các khó khăn cho người dân : nhờ có nhà vệ sinh người dân bớt vất vả, đặc biệt mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ và trẻ em , nhất là những vùng nông thôn có điều kiện tự nhiên không thuận tiện như thiếu nguồn nước , vùng mùa lũ, hay hạn hán; hạn chế việc đi ra đồng trong mùa mưa gió, đêm tối.
Xây dựng nhà vệ sinh sẽ làm gia tăng số trẻ em đến trường đặc biệt là các em bé gái.
Xây dựng nhà vệ sinh giúp người dân ở nông thôn có cơ hội hưởng thêm được các tiện nghi cuộc sống, phần nào có tính sạch sẽ, vệ sinh, tăng cường mối quan hệ cộng đồng.
Xây dựng nhà vệ sinh ở nông thôn đã dần dần xóa bỏ phong tục tập , tập quán lạc hậu,những thói quen xấu, thay đổi hành vi làm tổn hại đến môi trường, hình thành nếp sống văn minh, hợp vệ sinh , thu hẹp dần sự chênh lệch về điều kiện sinh hoạt giữa nông thôn và đô thị; góp phần ổn định dân cư; hạn chế tình trạng mất vệ sinh.
1.3.3. Hiệu quả về mặt môi trường.
Nhà vệ sinh được xây dựng đúng cách hợp vệ sinh sẽ khắc phục được cơ bản ô nhiễm môi trường ở nông thôn.
- Giảm tình trạng ô nhiễm nước : Trong phân và nước tiểu của người chứa nhiều kim loại nặng (như Ca, Mg ) , các chất hữu cơ N, K, P, với hàm lượng cao và nhiều vi khuẩn gây bệnh. Việc đi vệ sinh bừa bãi gần ao, hồ, kênh, mương đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước mặt, , hay việc sử dụng phân tươi đổ trực tiếp ra ao , hồ, mương lạch làm nguồn thức ăn để nuôi cá cũng gây ô nhiễm đến môi trường nước mặt, nguồn nước bị nhiễm phân , nhiễm trùng. Đồng thời có nguy cơ gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm . Việc xây dựng nhà vệ sinh, với việc đi vệ sinh đúng chỗ, các chất thải như phân và nước tiểu được tập trung ở một chỗ và được xử lý làm giảm tình trạng ô nhiễm ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận biết thương hiệu của khách hàng đối với Công ty TNHH On Home Asia Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Xây dựng Công nghiệp Mỏ Luận văn Kinh tế 0
D Đánh Giá Hiệu Quả Của Composite Ủ Từ Xơ Dừa Và Phân Bò Bổ Sung Chế Phẩm BIO F Trên Cây Cà Chua Khoa học kỹ thuật 0
D thiết kế, lắp đặt và đánh giá hiệu quả sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời hịa lưới áp mái Khoa học kỹ thuật 0
D Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng mô hình DEA Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thạc sĩ kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Ứng dụng mô hình DEA đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá kết quả và hiệu quả tuyển dụng và đào tạo đại lý tại công ty BHNT Prudential Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá hiệu quả của kỹ thuật PCR phát hiện trực tiếp Mycobacterium Tuberculosis trong mẫu bệnh phẩm Y dược 0
D đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án đầu tư xây dựng kênh phước xuyên Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top