Download miễn phí Đề tài Thiết kế mạch điều khiển thiết bị điện qua điện thoại di động





Trong quá trình thực hiện đề tài em đã tìm hiểu về điện thoại và tín hiệu DTMF. Một chiếc điện thoại di động hay để bàn thông thường sử dụng mười sáu cặp tín hiệu DTMF để biểu diễn các số bấm trên bàn phím bấm, nghĩa là một phím bấm được miêu tả bởi hai tín hiệu có tần số khác nhau. Do vậy em đã tìm hiểu khá kĩ về tín hiệu DTMF vì nó là cơ sở lý thuyết quan trọng trong đề tài này.
Về việc giải mã DTMF em sử dụng vi mạch MT8870, đây là vi mạch chuyên dụng để giải mã tín hiệu DTMF. Vi mạch MT8870 lấy tín hiệu DTMF từ đường điện thoại vào chân hai (IN-) còn tín hiệu được giải mã thành mã BCD 4 bit thì xuất ra bốn chân Q1,Q2,Q3,Q4, chân StD là chân báo khi có nhấn phím.
Em cũng đã tìm hiểu và làm chủ được vi điều khiển PIC 16F877A của hãng Microchip. Vi điều khiển PIC 16F887A được tích hợp khá nhiều module, thêm vào đó là có thể sử dụng khá nhiều ngôn ngữ lập trình. Khối hiển thị thông tin em sử dụng LCD 1602 (2 dòng, 16 kí tự). Em đã thực hiện được việc hiển thị lên màn hình LCD, lập trình hiển thị lên LCD khá đơn giản vì đã có hàm xây dựng sẵn trong thư viện của CCS.
Màn hình LCD được chia làm hai dòng, dòng đầu tiên có địa chỉ bắt đầu là 0x80 và địa chỉ kết thúc là 0x8f, còn dòng thứ hai có địa chỉ bắt đầu là 0xc0 và địa chỉ kết thúc là 0xcf. Lập trình cho PIC em sử dụng ngôn ngữ C chuẩn, viết bằng phần mềm CCS PIC C Compiler phiên bản 3.249. Phần mềm CCS hỗ trợ một thư viện với khá nhiều hàm con nên việc lập trình trở nên dễ dàng hơn. Giao diện của phần mềm khá đẹp và có thể sử dụng một cách dễ dàng. Thêm vào đó CCS cung cấp một trang web có nhiều code chuẩn để tham khảo: ccsinfo.com/forum . Em sử dụng phần mềm WinPic800 để nạp chương trình vào vi điều khiển PIC.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

c với bộ nhớ Stack sẽ hoàn toàn được điều khiển bởi CPU.
2.4 Các cổng xuất nhập của PIC16F877A
Cổng xuất nhập (I/O port) chính là phương tiện mà vi điều khiển dùng để tương tác với thế giới bên ngoài. Sự tương tác này rất đa dạng và thông qua quá trình tương tác đó, chức năng của vi điều khiển được thể hiện một cách rõ ràng.
Một cổng xuất nhập của vi điều khiển bao gồm nhiều chân (I/O pin), tùy theo cách bố trí và chức năng của vi điều khiển mà số lượng cổng xuất nhập và số lượng chân trong mỗi cổng có thể khác nhau. Bên cạnh đó, do vi điều khiển được tích hợp sẵn bên trong các đặc tính giao tiếp ngoại vi nên bên cạnh chức năng là cổng xuất nhập thông thường, một số chân xuất nhập còn có thêm các chức năng khác để thể hiện sự tác động của các đặc tính ngoại vi nêu trên đối với thế giới bên ngoài. Chức năng của từng chân xuất nhập trong mỗi cổng hoàn toàn có thể được xác lập và điều khiển được thông qua các thanh ghi SFR liên quan đến chân xuất nhập đó.
Vi điều khiển PIC16F877A có 5 cổng xuất nhập, bao gồm PORTA, PORTB, PORTC, PORTD và PORTE.
2.4.1 PORTA
PORTA (RPA) bao gồm 6 I/O pin. Đây là các chân “hai chiều” (bidirectional pin), nghĩa là có thể xuất và nhập được. Chức năng I/O này được điều khiển bởi thanh ghi TRISA (địa chỉ 85h). Muốn xác lập chức năng của một chân trong PORTA là input, ta “set” bit điều khiển tương ứng với chân đó trong thanh ghi TRISA và ngược lại, muốn xác lập chức năng của một chân trong PORTA là output, ta “clear” bit điều khiển tương ứng với chân đó trong thanh ghi TRISA. Thao tác này hoàn toàn tương tự đối với các PORT và các thanh ghi điều khiển tương ứng TRIS (đối với PORTA là TRISA, đối với PORTB là TRISB, đối với PORTC là TRISC, đối với PORTD là TRISD và đối với PORTE là TRISE). Bên cạnh đó PORTA còn là ngõ ra của bộ ADC, bộ so sánh, ngõ vào analog ngõ vào xung clock của Timer0 và ngõ vào của bộ giao tiếp MSSP (Master Synchronous Serial Port).
Các thanh ghi SFR liên quan đến PORTA bao gồm:
PORTA (địa chỉ 05h): chứa giá trị các pin trong PORTA.
TRISA (địa chỉ 85h): điều khiển xuất nhập.
CMCON (địa chỉ 9Ch): thanh ghi điều khiển bộ so sánh.
CVRCON (địa chỉ 9Dh): thanh ghi điều khiển bộ so sánh điện áp.
ADCON1 (địa chỉ 9Fh): thanh ghi điều khiển bộ ADC.
2.4.2 PORTB
PORTB (RPB) gồm 8 pin I/O. Thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là TRISB. Bên cạnh đó một số chân của PORTB còn được sử dụng trong quá trình nạp chương trình cho vi điều khiển với các chế độ nạp khác nhau. PORTB còn liên quan đến ngắt ngoại vi và bộ Timer0. PORTB còn được tích hợp chức năng điện trở kéo lên được điều khiển bởi chương trình.
Các thanh ghi SFR liên quan đến PORTB bao gồm:
PORTB (địa chỉ 06h,106h): chứa giá trị các pin trong PORTB.
TRISB (địa chỉ 86h,186h): điều khiển xuất nhập.
OPTION_REG (địa chỉ 81h,181h): điều khiển ngắt ngoại vi và bộ Timer0.
2.4.3 PORTC
PORTC (RPC) gồm 8 pin I/O. Thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là TRISC. Bên cạnh đó PORTC còn chứa các chân chức năng của bộ so sánh, bộ Timer1, bộ PWM và các chuẩn giao tiếp nối tiếp I2C, SPI, SSP, USART.
Các thanh ghi điều khiển liên quan đến PORTC:
PORTC (địa chỉ 07h): chứa giá trị các pin trong PORTC.
TRISC (địa chỉ 87h): điều khiển xuất nhập.
2.4.4 PORTD
PORTD (RPD) gồm 8 chân I/O, thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là TRISD. PORTD còn là cổng xuất dữ liệu của chuẩn giao tiếp PSP (Parallel Slave Port).
Các thanh ghi liên quan đến PORTD bao gồm:
Thanh ghi PORTD: chứa giá trị các pin trong PORTD.
Thanh ghi TRISD: điều khiển xuất nhập.
Thanh ghi TRISE: điều khiển xuất nhập PORTE và chuẩn giao tiếp PSP.
2.4.5 PORTE
PORTE (RPE) gồm 3 chân I/O. Thanh ghi điều khiển xuất nhập tương ứng là TRISE. Các chân của PORTE có ngõ vào analog. Bên cạnh đó PORTE còn là các chân điều khiển của chuẩn giao tiếp PSP.
Các thanh ghi liên quan đến PORTE bao gồm:
PORTE: chứa giá trị các chân trong PORTE.
TRISE: điều khiển xuất nhập và xác lập các thông số cho chuẩn PSP.
ADCON: thanh ghi điều khiển khối ADC.
2.5 Các bộ định thời
2.5.1 TIMER 0
Đây là một trong ba bộ đếm hay bộ định thời của vi điều khiển PIC16F877A. Timer0 là bộ đếm 8 bit được kết nối với bộ chia tần số (prescaler) 8 bit. Cấu trúc của Timer0 cho phép ta lựa chọn xung clock tác động và cạnh tích cực của xung clock. Ngắt Timer0 sẽ xuất hiện khi Timer0 bị tràn. Bit TMR0IE (INTCON) là bit điều khiển của Timer0.
TMR0IE=1 cho phép ngắt Timer0 tác động, TMR0IF= 0 không cho phép ngắt Timer0 tác động. Sơ đồ khối của Timer0 như sau:
Hình 2.5: Sơ đồ khối của Timer 0
Muốn Timer0 hoạt động ở chế độ Timer ta clear bit TOSC (OPTION_REG), khi đó giá trị thanh ghi TMR0 sẽ tăng theo từng chu kì xung đồng hồ (tần số vào Timer0 bằng ¼ tần số oscillator). Khi giá trị thanh ghi TMR0 từ FFh trở về 00h, ngắt Timer0 sẽ xuất hiện. Thanh ghi TMR0 cho phép ghi và xóa được giúp ta ấn định thời điểm ngắt Timer0 xuất hiện một cách linh động.
Muốn Timer0 hoạt động ở chế độ counter ta set bit TOSC (OPTION_REG). Khi đó xung tác động lên bộ đếm được lấy từ chân RA4/TOCK1. Bit TOSE (OPTION_REG) cho phép lựa chọn cạnh tác động vào bộ đếm. Cạnh tác động sẽ là cạnh lên nếu TOSE=0 và cạnh tác động sẽ là cạnh xuống nếu TOSE=1.
Khi thanh ghi TMR0 bị tràn, bit TMR0IF (INTCON) sẽ được set. Đây chính là cờ ngắt của Timer0. Cờ ngắt này phải được xóa bằng chương trình trước khi bộ đếm bắt đầu thực hiện lại quá trình đếm. Ngắt Timer0 không thể “đánh thức” vi điều khiển từ chế độ sleep.
Bộ chia tần số (prescaler) được chia sẻ giữa Timer0 và WDT (Watchdog Timer). Điều đó có nghĩa là nếu prescaler được sử dụng cho Timer0 thì WDT sẽ không có được hỗ trợ của prescaler và ngược lại. Prescaler được điều khiển bởi thanh ghi OPTION_REG. Bit PSA (OPTION_REG) xác định đối tượng tác động của prescaler. Các bit PS2:pS0 (OPTION_REG) xác định tỉ số chia tần số của prescaler. Xem lại thanh ghi OPTION_REG để xác định lại một cách chi tiết về các bit điều khiển trên.
Các lệnh tác động lên giá trị thanh ghi TMR0 sẽ xóa chế độ hoạt động của prescaler. Khi đối tượng tác động là Timer0, tác động lên giá trị thanh ghi TMR0 sẽ xóa prescaler nhưng không làm thay đổi đối tượng tác động của prescaler. Khi đối tượng tác động là WDT, lệnh CLRWDT sẽ xóa prescaler, đồng thời prescaler sẽ ngưng tác vụ hỗ trợ cho WDT.
Các thanh ghi điều khiển liên quan đến Timer0 bao gồm:
TMR0 (địa chỉ 01h, 101h): chứa giá trị đếm của Timer0.
INTCON (địa chỉ 0Bh, 8Bh, 10Bh, 18Bh): cho phép ngắt hoạt động (GIE và PEIE).
OPTION_REG (địa chỉ 81h, 181h): điều khiển prescaler.
2.5.2 TIMER 1
Timer1 là bộ định thời 16 bit, giá trị của Timer1 sẽ được lưu trong hai thanh ghi (TMR1H:TMR1L). Cờ ngắt của Timer1 là bit TMR1IF (PIR1). Bit điều khiển của Timer1 sẽ là TMR1IE (PIE).
Tương tự như Timer0, Timer1 cũng có hai chế độ hoạt động: chế độ định thời (timer) với xung kích là xung clock của oscillator (tần số của timer bằng ¼ tần số của oscillator) và chế độ đếm (counter) với xung kích là xung phản ánh các sự kiện cần đếm lấy từ bên ngoài thông qua chân RC0/T1OSO/T1CKI (cạnh tác động là cạnh lên).
Việc lựa chọn xung tác đ
 
Top