no_mi172

New Member
Chia sẻ cho các bạn đồ án

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THIẾT KẾ, CẢI TẠO NÚT GIAO THÔNG 3
1.1. Khái niệm nút giao thông 3
1.2. Phân loại nút giao thông 3
1.2.1. Phân loại theo đặc điểm cao độ 3
1.2.2. Phân loại theo mức độ phức tạp của nút giao thông 3
1.2.3. Phân loại theo sơ đồ tổ chức giao thông 3
1.2.4. Phân loại theo vị trí nút 3
1.3. Yêu cầu và các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế tại nút giao đồng mức 3
1.3.1. Yêu cầu khi thiết kế nút giao thông 3
1.3.2. Các nguyên tắc khi thiết kế nút giao thông 3
1.4. Đặc điểm giao thông tại nút đồng mức 3
1.4.1. Đặc điểm dòng xe 3
1.4.2. Tầm nhìn tại nút giao thông 3
1.4.3. Bán kính bó vỉa. 3
1.5. Một số sơ đồ tổ chức giao thông trên nút. 3
1.5.1. Nút giao thông không có đèn điều khiển 3
1.5.2. Nút giao thông có điều khiển cưỡng bức (bằng đèn tín hiệu hay có thể bằng cảnh sát giao thông) 3
1.5.3. Nút giao thông tự điều chỉnh 3
1.5.4. Nút giao thông điều khiển cưỡng bức 3
1.5.5. Nút giao thông không cần điều khiển 3
1.5.6. Nút giao thông tổ hợp 3
1.6. Một số tiêu chuẩn khi lựa chọn biện pháp tổ chức giao thông và loại hình của nút giao thông. 3
1.7. Đánh giá nút giao thông 3
1.7.1. Khả năng thông hành 3
1.7.2. Độ phức tạp của nút giao thông 3
1.7.3. Độ nguy hiểm của nút giao thông 3
1.7.4. Hệ số tai nạn tương đối ( Ka ). 3
1.7.5. Kiểm tra năng lực phục vụ của nút giao thông 3
1.8. Giải pháp tổ chức giao thông tại nút bằng đèn tín hiệu. 3
1.8.1. Các đặc tính điều khiển 3
1.8.2. Tính toán thời gian cho đèn tín hiệu giao thông 3
CHƯƠNG II HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG NÚT GIAO ĐƯỜNG LÁNG – LÁNG HẠ 3
2.1. Khái quát giao thông vận tải khu vực TP Hà Nội 3
2.1.1. Khái quát hiện trạng giao thông đường bộ khu vực TP Hà Nội 3
2.1.2.Nhu cầu đi lại của dân cư thành phố Hà Nội 3
a) Phân bổ nhu cầu đi lại theo mục đích chuyến đi. 3
2.1.3. Hiện trạng cơ cấu phương tiện 3
2.1.4. Hiện trạng tổ chức giao thông của thành phố. 3
2.2. Hiện trạng nút giao đường Láng – Láng Hạ 3
2.2.1. Vị trí, đặc điểm hình học của nút giao đường Láng – Láng Hạ 3
2.2.2. Đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ tại nút 3
2.3. Hiện trạng và đánh giá hiện trạng tổ chức giao thông tại nút 3
2.3.1. Hiện trạng hiện trạng tổ chức giao thông tại nút Láng – Láng Hạ 3
2.3.2. Mức độ phức tạp 3
2.3.3. Mức độ nguy hiểm 3
2.3.4. Đánh giá hiện trạng tổ chức giao thông tại nút Láng – Láng Hạ. 3
2.4. Hiện trạng tham gia giao thông tại nút Láng – Láng Hạ. 3
2.4.1. Các xung đột chủ yếu tại nút. 3
2.4.2.Các chuyển động sai tại nút 3
2.4.3. Lưu Lượng tại nút trong các giờ cao điểm 3
2.4.4. Quy đổi dòng xe hỗn tạp ra dòng xe thuần nhất xe con 3
2.4.5. Quy đổi dòng xe rẽ phải, rẽ trái thành đi thẳng 3
CHƯƠNG III DỰ BÁO, ĐỀ XUẤT VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC GIAO THÔNG TẠI NÚT GIAO LÁNG – LÁNG HẠ 3
3.1. Các căn cứ pháp lý 3
3.2. Dự báo lưu lượng giao thông qua nút Láng – Láng Hạ 3
3.2.1. Lựa chọn phương pháp dự báo. 3
3.2.2. Dự báo lưu lượng qua nút Láng – Láng Hạ trong năm tương lai 2014 3
3.3. Xây dựng các biện pháp thiết kế cải tạo, tổ chức giao thông tại nút Láng – Láng Hạ 3
3.3.1 Giải pháp Kỹ thuật cải tạo cơ sở hạ tầng 3
3.3.2. Giải pháp tổ chức bằng đèn tín hiệu 3
3.4. Tổ chức phối hợp điều khiển với nút Lê Văn Lương – Nguyễn Ngọc Vũ 3
3.5. Đánh giá phương án 3
KẾT LUẬN 3
KIẾN NGHỊ 3
TÀI LIỆU THAM KHẢO 3

LỜI MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề.
Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tắc nghẽn giao thông ở các đô thị của Việt Nam là các giao lộ. Bởi vì, hầu hết các giao lộ của nước ta nói chung cũng như ở Hà Nội nói riêng là nút giao đồng mức. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tốc dộ dòng giao thông, gây ách tắc giao thông và tạo xung đột mất ATGT. Để từng bước khắc phục sự yếu kém của hệ thống GTĐT ở Việt Nam cũng như ở Hà Nội, Chính phủ và nghành GTVT đã có những chiến lược đầu tư thích đáng vào hệ thống GTVTĐT. Trong đó có công tác nghiên cứu, thực hiện tổ chức giao thông tại nút đồng mức. Tổ chức giao thông tại nút đồng mức không phải là vấn đề mới mẻ. Tuy nhiên, để nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả cho một nút giao thông cụ thể không phải là vấn đề đơn giản. Đặc biệt trong điều kiện của dòng giao thông đô thị Việt Nam là dòng hỗn hợp nhiều xe máy.
Nút giao thông Láng – Láng Hạ là giao nhau của trục đường hướng tâm vào khu trung tâm Thành phố (đường Lê Văn Lương) và đường vành đai II (đường Láng) nên thành phần phương tiện tham gia giao thông phức tạp, lưu lượng giao thông qua nút rất lớn và có sự chênh lệch nhau rất rõ rệt qua các giờ cao điểm. Tại khu vực nút, tình trạng ùn tắc xảy ra thường xuyên, nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở hạ tầng không đáp ứng đủ nhu cầu thông qua nút đồng thời việc bố trí pha đèn tại nút còn thiếu hợp lí.
Chính bởi những lý do trên, em đã chọn đề tài tốt nghiệp là “Tổ chức giao thông tại nút giao Láng – Láng Hạ“ nhằm nghiên cứu và đưa ra phương án cải tạo nút giao này, khắc phục những tồn tại đang xảy ra tại nút.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích quan trọng của đề tài này là xây dựng các giải pháp khả thi để tổ chức GT tại nút Láng – Láng Hạ an toàn và hiệu quả cho dòng giao thông qua nút. Điều này được cụ thể hoá ở những mục tiêu nghiên cứu sau:
- Xác định được hiện trạng của nút, lưu lượng giao thông và thành phần giao thông qua nút..
- Dự báo lưu lượng giao thông qua nút trong tương lai ( cụ thể dự báo cho năm thứ 5 ) để xác định được giải pháp cần thiết cho việc TCGT tại nút.
- Xây dựng các giải pháp và so sánh, phân tích lựa chọn giải pháp hợp lý để tổ chức giao thông tại nút có hiệu quả về mặt kinh tế kỹ thuật và ATGT.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu về việc xây dựng các giải pháp tổ chức giao thông để đảm bảo có hiệu quả về mặt kinh tế – kỹ thuật và ATGT cho dòng giao thông qua nút Láng – Láng Hạ.
- Đối tượng cụ thể của đề tài là tổ chức giao thông tại nút đồng mức Láng – Láng Hạ của Quận Đống Đa Thành phố Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
a) Nghiên cứu tài liệu
- Gồm các tài liệu lý thuyết nói về TCGT, cải tạo và thiết kế NGT.
- Các văn bản quy định về quy hoạch giao thông, trong đó có quy hoạch các nút giao thông của đô thị Hà Nội.
- Các số liệu và các đề tài liên quan đến nút mà đã được nghiên cứu trước đó.
b) Khảo sát thu thập số liệu hiện trường.l
- Xác định hiện trạng cơ sở hạ tầng của nút Láng – Láng Hạ, cách TCGT tại nút hiện nay.
- Xác định lưu lượng giao thông qua nút. Dự báo lưu lượng qua nút cho năm tương lai thứ 5.
c) Xử lý số liệu đã thu thập
- Bằng phần mềm Microsoft Excel.
.5. Nội dung của đề tài.
Căn cứ vào thực trạng của đề tài, ta có nội dung của đề tài được thể hiện ở các phần chính sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về nút giao thông và tổ chức giao thông tại nút đồng mức
Chương II: Hiện trạng giao thông nút giao đường Láng – Láng Hạ
Chương III: Dự Báo, đề xuất và lựa chọn phương án tổ chức giao thông tại nút giao Láng –Láng Hạ
Kết luận và kiến nghị.
Do thời gian nghiên cứu ngắn và kiến thức có hạn nên đề tài này còn tồn tại nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ dạy tuừ các thầy cô để em có thể hoàn thiện đề tài hơn nữa! Em xin gửi lời Thank sâu sắc đến:
Cô giáo, Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tú và Thầy Nguyễn Văn Trường những người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án, giúp đỡ em tháo gỡ mọi khó khăn, vướng mắc để có thể hoàn thành tốt đồ án này.
Và cuối cùng, Thank các bạn trong lớp Quy hoạch đã ủng hộ, chia sẻ tài liệu cũng như giúp đỡ thu thập các số liệu, phục vụ cho quá trình nghiên cứu thực hiện đồ án.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:



Nghiên cứu phương án cầu vượt tại nút giao Lê Văn Lương - Đường Láng
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top