Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề định giá đất giải phóng mặt bằng qua dự án nâng cấp, cải tạo, xây dựng Học viện Quốc phòng ở Quận Cầu Giấy - Thành phố Hà Nội





Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận về định giá đất
bồi thường giải phóng mặt bằng 4
I. Tính tất yếu của định giá đất bồi thường 4
1. Khái niện về định giá và định giá đất bồi thường 4
2. Sự cần thiết phải định giá bồi thường 4
II. Cơ sở khoa học và thực tiễn của việc định giá đất bồi thường
giải phóng mặt bằng 7
A. Cơ sở khoa học của công tác định giá đất bồi thường 7
1. Vấn đề giá đất và các nhân tố ảnh hưởng 7
2. Các nguyên tắc và phương pháp định giá đất cơ bản 11
2.1 Nguyên tắc định giá đất 11
2.2 Phương pháp định giá đất bồi thường 12
3. Phương pháp xác định hệ số K để định giá bồi thường thiệt hại 15
3.1 Phạm vi và đối tượng áp dụng, căn cứ xác định hệ số K 15
3.2 Phương pháp xác định hệ số K 17
B. Cơ sở pháp lý của công tác định giá đất bồi thường 18
1. Thực chất giá cả đền bù 18
2. Cơ sở của việc định giá đất đền bù 19
3. Cơ sở pháp lý 20
III. Những quy định của Nhà nước về định giá đất bồi thường GPMB 23
A. Những quy định chung 23
1. Phạm vi áp dụng 23
2. Đối tượng được bồi thường 23
B. Những quy định cụ thể về định giá đất bồi thường GPMB 25
1. Phân loại các loại đất cần định giá 25
2. Căn cứ định giá đất GPMB 25
3. Quá trình định giá đất GPMB 32
chươngII: Thực trạng công tác định giá đất để GPMB
ở dự án nâng cấp cải tạo và xây dựng
Học viện Quốc Phòng 39
I. Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
của quận Cầu Giấy – Hà Nội 39
II. Tổng quan sử dụng đất trên địa bàn quận Cầu Giấy 41
1. Thực trạng sử dụng đất 41
2. Chính sách và các phương án đền bù GPMB 45
III. Thực trạng định giá đất và thực hiện định giá đất bồi thường khi
Nhà nước thu hồi đất tại Học viện Quốc Phòng 49
1. Đặc điểm công tác GPMB ở Học viện Quốc Phòng 49
2. Tổ chức thực hiện công tác bồi thường GPMB Học viện Quốc Phòng 50
3. Tổ chức quản lý đất và xác định giá đất GPMB ở Học viện Quốc Phòng 53
IV. Đánh giá tình hình thực hiện công tác đền bù GPMB
trên địa bàn quận Cầu Giấy 60
1. Kết quả đạt được 60
2. Những thuận lợi và khó khăn khi triển khai công tác đền bù GPMB 61
3. Nguyên nhân tồn tại và vướng mắc 62
4. Một số bài học rút ra qua công tác GPMB 64
chươngIII: Phương hướng và một số giải pháp
hoàn thiện công tác định giá bồi thường GPMB 67
I. Chủ trương của Đảng và Nhà nước 67
II. Triển khải chủ trương của Đảng và Nhà nước
đối với thành phố Hà Nội 69
III. Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện công tác
định giá bồi thường GPMB quận Cầu Giấy 70
1. Mục tiêu và phương hướng 70
2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác định giá
bồi thường GPMB quận Cầu Giấy 72
2.1 Thu thập thông tin 72
2.2 Về công tác tổ chức 73
2.3 Về tổ chức thực hiện 74
2.4 Về tổ chức cán bộ 75
2.5 Về phương pháp định giá đất và khung giá đất đền bù 75
2.6 Về các chính sách đền bù của chính phủ 78
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo 82
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

không sử dụng vốn ngân sách mà diện tích đất thu hồi không phải là đất ở, các chủ dự án được thực hiện bằng nguồn vốn đóng góp, huy động của nhân dân.
Uỷ ban nhân dân thành phố uỷ quyền cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quận quyết định phê duyệt các phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư sau khi có văn bản thoả thuận của Hội đồng thẩm định thành phố (do Sở Tài Chính Vật giá thay mặt) đối với các trường hợp: Dự án được thực hiện bằng vốn ngân sách T.Ư và Thành phố, vốn tín dụng Nhà nước bảo lãnh, vốn vay tín dụng dự án phát triển của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ tướng các Bộ ngành T.Ư, Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định phê duyệt, các dự án có di dân, tái định cư, các dự án thực hiện theo Luật Dân sự đầu tư nước ngoài.
Nếu có sự không thống nhất giữa Hội đồng Giải phóng mặt bằng và Hội đồng thẩm định thành phố thì Thường trực Ban chỉ đạo Giải phóng mặt bằng tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân thành phố quyết định.
- Sau khi phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư, Uỷ ban nhân dân quận chỉ đạo Hội đồng Giải phóng mặt bằng phối hợp với Uỷ ban nhân dân phường và các tổ chức đoàn thể vận động, giải thích để các chủ đang sử dụng đất thực hiện .
* Trường hợp hai bên không đạt được sự thống nhất về phương án bồi thường thiệt hại, tái định cư.
- Về công tác kê khai: Sau khi đã vận động, thuyết phục nhưng chủ đang sử dụng đất không tự giác chấp hành kê khai, không cho tổ công tác điều tra đất đai, tài sản trong phạm vi giải phóng mặt bằng, để đảm bảo tính pháp lý và khách quan, chủ dự án và UBND phường báo cáo UBND quận để chỉ định một Tổ tư vấn bao gồm thay mặt các cơ quan chuyên môn và bảo vệ pháp luật của cấp quận, Uỷ ban nhân dân phường và thay mặt chủ dự án tiến hành một trong 2 biện pháp sau.
Sử dụng tài liệu hồ sơ quản lý tại phường về địa chính nhà đất, hộ khẩu để lập phương án bồi thương thiệt hại và tái định cư.
Thực hiện biện pháp cưỡng chế để tổ chức đo đạc, lập biên bản kiểm kê đất đai, toàn bộ tài sản với sự giám sát và xác nhận của chính quyền phường về tính chính xác thực của đất đai, tài sản được kiểm kê. Các tài liệu này là căn cứ lập phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư.
- Về thủ tục xét duyệt: Hội đồng Giải phóng mặt bằng xét duyệt phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư do chủ dự án đề xuất, chuyển đến Hội đồng Thẩm định thành phố để thẩm định về tính pháp lý của hồ sơ bồi thường thiệt hại, giá bồi thường thiệt hại về đất đai và tài sản trên đất.
Sau khi giá trị tài sản được xác định một cách khách quan, Hội đồng Giải phóng mặt bằng tổ chức công bố công khai cho các bên liên quan và trình Chủ tịch UBND quận phê duyệt theo quy định của nghị định này.
- Trong vòng 15 ngày sau khi có quyết định của Chủ tịch UBND quận phê duyệt phương án bồi thường thiệt hại, mỗi bên có thể trình bày kiến nghị của mình nếu cho rằng quyết định chưa hợp lý, chưa công bằng. Hội đồng Giải phóng mặt bằng, Chủ tịch UBND quận kiểm tra lần cuối cùng về quyết định của mình, nếu quyết định đó là đúng mà mỗi bên còn có khiếu nại thì quyết định giải quyết theo hướng giữ nguyên phương án bồi thường thiệt hại được phê duyệt.
Trường hợp các bên liên quan phát hiện những nội dung sai sót về số liệu hay áp dụng chính sách chưa hợp lý, chưa công bằng, Hội đồng Giải phóng mặt bằng yêu cầu các cơ quan quản lý, đơn vị tư vấn hay cá nhân báo cáo trung thực về trách nhiệm có liên quan đến những khiếu nại trên. Trên cơ sở đó Hội đồng Giải phóng mặt bằng thống nhất trình Chủ tịch UBND quận quyết định phê duyệt bổ sung hay điều chỉnh; Đồng thời xử lý tập thể một cách công khai đối với đơn vị, cá nhân vi phạm và yêu cầu các bên có nghĩa vụ thực hiện.
- Khi việc giải thích và kết luận, giải quyết đã hoàn thành đúng đắn mà một bên nào đó cố tình không thực hiện thì Hội đồng Giải phóng mặt bằng báo cáo Chủ tịch UBND quận và Ban chỉ đạo giải phóng mặt băngf thành phố để thống nhất chỉ đạo thực hiện theo quy định tại nghị định này.
đ. Bước 5 : Thực hiện chi trả tiền bồi thường thiệt hại và tái định cư, tổ chức bàn giao đất cho chủ dự án.
Trong thời gian 3 ngày sau khi phương án bồi thường thiệt hại và tái định cư được phê duyệt, chủ dự án có trách nhiệm niêm yết công khai ( trong suốt thời gian thực hiện) tại trụ sở Uỷ ban nhân dân phường và gửi đến các tổ chức, đoàn thể ở địa phương, đồng thời thông báo thời gian nhận tiền, thời gian giao nhà, đất tái định cư.
Chủ dự án phối hợp với Hội đồng Giải phóng mặt bằng và UBND phường tổ chức chi trả tiền bồi thường thiẹt hại, hỗ trợ đến từng đối tượng. Người đang sử dụng đất có trách nhiệm ký biên bản xác định thời gian bàn giao mặt bằng cho chủ dự án
Sau khi nhận tiền bồi thường thiệt hại, người sử dụng đất có trách nhiệm có trách nhiệm bàn giao mặt bằng đúng thời gian quy định cho chủ dự án để thực hiện dự án.
- Uỷ ban nhân dân phường nơi tái định cư có trách nhiệm giải quyết các thủ tục về hành chính để các đối tượng tái định cư ổn định đời sống và sinh hoạt.
Sơ đồ thực hiện công tác bồi thường GPMB
QĐ thu hồi đất
HĐ Tỉnh, thành
Lập HĐ đền bù
HĐ Quận
Xác định tính pháp lý
Đo đạc, thống kê đất, tài sản
CS đơn dự án
HĐ - ĐB Lập phương án bồi thường, xem xét, thông qua
Phê duyệt dự án nhỏ
Bộ tài chính
HĐ - Thẩm định
Tỉnh, thành phê duyệt
Chủ đầu tư là người lập tờ trình trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Các bước tiến hành:
CHƯƠNG II :
Thực trạng công tác định giá đất để GPMB
trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội
I : Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của quận Cầu Giấy - Hà Nội
1. Điều kiện tự nhiên
Quận Cầu Giấy được thành lập ngày 1/9/1997 trên cơ sở một số xã và thị trấn của huyện Từ Liêm, bao gồm phường : Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch, Quan Hoa, Yên Hoà và Trung Hoà. Diện tích tự nhiên của quận là : 1204.05 ha với dân số là : 132600 người, phân bố tương đối đều. Quận nằm ở cửa ngõ phía Tây Hà Nội cách trung tâm khoảng 6 km, là một trong những khu phát triển đợt đầu của thành phố. Phía Bắc Quận giáp với Quận Tây Hồ, phía Nam giáp thị trấn Cầu Diễn ( Từ Liêm) . Quận nằm trên quốc lộ 32 A nối Hà Nội - Tây Sơn, đường vành đai 3 từ Hà Nội đến sân bay quốc tế Nội Bài.
2. Điều kiện tự nhiên.
Cầu Giấy là một quận mới được thành lập, điểm xuất phát về kinh tế thấp so với các quận khác trong thành phố. Trong thời kỳ đầu mới thành lập quận đã phải chịu tác động không thuận lợi của khủng hoảng tài chính khu vực và khó khăn trong nước. Tuy nhiên được sự chỉ đạo của thành uỷ và uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội và sự chỉ đạo trực tiếp của Quận uỷ và uỷ ban nhân dân quận Cầu Giấy, sự nghiện phát triển kinh tế của
quận Cầu Giấy đã đạt được những...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top