lehuyfit

New Member

Download miễn phí Đề tài Thực trạng quản trị hoạt động marketing trong các doanh nghiệp nhựa Việt Nam





Ngành nhựa Việt nam được hình thành từ năm 1959 với sự ra đời của Nhà máy nhựa Thiếu niên tiền phong Hải Phòng và được phát triển mạnh ở các tỉnh phía Nam trước năm 1975.
Từ những năm 1976, lúc này năng lực sản xuất của các xí nghiệp nhựa do trung ương quản lý như sau:
- Nhựa Rạng Đông có sản lượng: 11.250 tấn/ năm;
- Nhựa Tân Tiến có sản lượng: 750 tấn/ năm;
- Nhựa Bình Minh có sản lượng: 4.100 tấn/ năm;
- Nhựa Tiền phong có sản lượng: 3.000 tấn/năm;
- Nhựa Hải Hưng có sản lượng: 1.300 tấn/ năm.
Năng lực sản xuất của các xí nghiệp nhựa địa phương như sau:
- Nhựa Hà Nội: 1.300 tấn/ năm;
- Nhựa Hàm Rồng: 1.000 tấn/ năm;
- Nhựa Dân sinh: 500 tấn/ năm;
- Nhựa Đà Nẵng: 500 tấn/ năm;
- Các xí nghiệp nhựa do TP Hồ Chí Minh quản lý: 10.000 tấn/ năm;
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

những loại khuôn chất lượng cao, độ phức tạp trung bình, công nghệ sản xuất hiện đại (CAD, CAM, CAE) kích thước lớn (1000x1200x650mm) cho ra các sản phẩm như ghế bàn, két bia, chậu đường kính 600mm, nắp nút... Thuộc về dạng này chỉ có một số ít các nhà máy là: Công ty cơ khí Phú Vinh (Thành phố Hồ Chí Minh), Công ty khuôn mẫu Giulliver (Thành phố Hồ Chí Minh), Công ty TNHH Mô Tiến (Thành phố Hồ Chí Minh), Liên doanh VINA SHIROKI (Hà Nội), Công ty công nghệ SCHMITHD....
Dạng 2: Gồm những xí nghiệp cơ khí có quy mô trung bình và nhỏ, sản xuất những loại khuôn chất lượng và độ chính xác trung bình, chủ yếu là khuôn đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em, những sản phẩm có kích thước nhỏ hay yêu cầu thẩm mỹ không cao, sử dụng cho những máy ép phun từ 3OZ đến 120OZ. Thuộc dạng này có khoảng 20 xí nghiệp hay xưởng cơ khí tư nhân tập trung tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tiêu biểu cho những nhà sản xuất khuôn dạng này là xí nghiệp cơ khí khuôn mẫu, xưởng khuôn mẫu Chợ Lớn, Công ty khuôn Kim ích, cơ sở khuôn Tấn Phát, Kim Thịnh, Giai Hưng, Huỳnh Đạt v.v...
Dạng 3: Bao gồm những cơ xưởng nhỏ hơn, thường là một bộ phận của nhà máy sản xuất sản phẩm. Dạng này chủ yếu làm dịch vụ sửa chữa hay gia công những dạng khuôn thực hiện thủ công, nguyên liệu đơn giản. Số lượng này khá nhiều nhưng năng lực và trình độ máy móc không đáng kể.
Hầu hết các loại khuôn mẫu đều dựa theo tiêu chuẩn kiểu dáng có sẵn từ nước ngoài.
Các loại khuôn đầu định hình Việt Nam có thể chế tạo là các đầu định hình sản xuất ống thổi màng, sản phẩm rỗng. Còn các dạng đầu định hình tấm dẹt chưa đảm bảo điều kiện kỹ thuật cao cũng như có độ bền rất kém.
b. Thiết bị:
- Trong nước chưa có một nhà máy cơ khí nào sản xuất chế tạo máy thiết bị cho ngành nhựa. Chỉ có một số cơ sở tư nhân chế tạo máy không theo tiêu chuẩn. Công nghệ cơ khí trong nước chưa đủ điều kiện dù chỉ để chế tạo những bộ phận quan trọng của máy gia công nhựa như xi lanh, vít xoắn, van thuỷ lực, trục cán, trục in... Vì vậy khi nhập khẩu, hầu hết đều phải nhập toàn bộ dây chuyền thiết bị.
- Trong năm 1996 nước ta nhập khẩu hơn 200 máy ép phun trong đó 50% máy cũ, ngoài ra các máy móc ngành bao bì, ngành xây dựng trong năm 1997 chúng ta cũng đã nhập khẩu với giá trị trên 10.000.000 USD. Hiện nay chúng ta đã sản xuất được một số các mặt hàng như giả da, màng PVC, PE, sử dụng cho bao bì; ống sử dụng trong ngành cấp thoát nước chủ yếu dùng nguyên liệu PVC, như chúng ta đã biết nguyên liệu PVC có chứa một phần độc tố thì do đó hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới không còn sử dụng ống PVC cho việc cấp thoát nước. Riêng sản phẩm gia dụng hầu như chúng ta đã đáp ứng được thị trường trong nước và có một phần nhỏ xuất khẩu nhưng chủ yếu mặt hàng này do tư nhân thống lĩnh.
Những năm gần đây, do có nguồn vốn trợ lực, một số doanh nghiệp tư nhân đã đầu tư chế tạo một số loại thiết bị có yêu cầu đơn giản như máy đùn thổi chai đơn, máy thổi màng một lớp chất lượng phi tiêu chuẩn năng suất thấp (300kg/ca), máy đùn ống nước chất lượng thấp, máy in 3-4màu ống đồng vận tốc thấp (<30m/phút), máy nghiền phế liệu cỡ nhỏ (300kg/ca) máy định hình chân không bán tự động.
Theo thống kê và qua khảo sát bằng phương pháp chuyên gia (DELPHI), xác định rằng với năng lực sản xuất 150 triệu bao PP/năm, hay 15 triệu mét màng PVC/năm, thì mức nhập khẩu là 100%. Nếu sản xuất ống PVC và Profile 60.000tấn/năm thì mức nhập khẩu là 90%, thiết bị in màng bao bì cấp nhập 100%, thiết bị sản xuất chai PE, PVC, PET, nhập 80%.
Công nghệ:
a. Công nghệ sản xuất.
Công nghệ gia công sản xuất sản phẩm nhựa của nước ta cho đến nay nói chung vẫn lạc hậu, gồm những dạng phổ biến sau:
- ép phun chiếm 50%.
- ép đùn (các dạng) chiếm 30%.
- Các công nghệ khác chiếm 20%.
Công nghệ ép phun là dạng phổ biến nhất tại Việt Nam, sử dụng máy móc thiết bị bao gồm từ ép phun gián đoạn, bán tự động, đến ép phun với nhiều loại nguyên liệu. Tuy thế đa số máy ép tại Việt Nam đã quá cũ hay nhập về dạng đã qua sử dụng. Máy ép ở phía Bắc có mức lạc hậu trên 30 năm ở Thành phố Hồ Chí Minh, cũng có những máy ép được chế tạo từ những năm 70, đa số là máy chế tạo 1993, 1994, Nhãn hiệu máy ép phun tại Việt Nam rất đa dạng. TATMING (6%) KAWAGUCHI (6%), Changsing (7%), Huyndai(2%), cosmo (9%), chuanlifa (2%), Polygeon, ffu shing, betengield... Phía Bắc phổ biến có kuasy, jampoo, jsw, euromap... các nhà máy ép phun hiện có cũng chỉ có thể gia công những sản phẩm không đòi hỏi khắt khe về tính tinh vi, phức tạp và chính xác, sử dụng những nguyên liệu thông thường hay sản phẩm có độ lớn vừa phải. Cụ thể chỉ có thể sản xuất những sản phẩm nặng từ 3grs đến 25kg với kích thước tối đa không quá 1m x 1,2m x 0,075m. Các máy ép phun lớn nhất của Việt Nam hiện nay cũng chỉ tới 2.000 tấn. Trong khi đó, thế giới đã có những máy ép 8.000 tấn cho những sản phẩm nặng đến50kg, kích thước 2m x 2m x0,5m. Việt Nam cũng chưa có công nghệ ép phun nhiều lớp, nhiều màu, ép phun có thổi khí, ép phun các sản phẩm nhiều chi tiết phụ đồng thời hay có thể tự động hoàn toàn trên toàn bộ dây chuyền sản xuất.
Công nghệ ép đùn của Việt Nam chiếm tỷ lệ 30%. Có những đặc điểm sau:
Công nghệ thổi màng dạng ống sử dụng nguyên liệu PVC, PE, PVC độmỏng sản phẩm đạt tới 0,015mm, bề rộng màng đạt tới 1,4m cho 1/2 chu vi ống màng, riêng sản phẩm giả da PVC tương đương tiêu chuẩn của nước ngoài.
Trong những năm 1995, 1996 Việt Nam đã nhập thêm dây chuyền sản xuất màng nhiều lớp dãn định hướng hai chiều nhưng thế giới đã sản xuất các sản phẩm này theo phương pháp định hình dẹt hay cán với chất lượng, năng suất cao hơn nhiều, giá thành lại giảm. Vì vậy, các nhà sản xuất trên thế giới có xu hướng sản xuất màng nhiều lớp định hướng hai chiều theo phương pháp thổi.
- Công nghệ ép đùn tấm (qua đầu phun dẹt) dùng các nguyên liệu PE, PP, PVC. Đã sản xuất được sản phẩm có khổ rộng 1,5m (tấm PVC) và 2,5m (tấm PP) dùng làm màng giả da, tấm lợp, lát nền... Công nghệ ngày có năng suất thấp hơn so với công nghệ cán tấm. So với thế giới, chúng ta đang sử dụng công nghệ này ở những năm 70 về các mặt trang bị tự động hoá.
Công nghệ ép đùn kéo sợi tại Việt Nam chủ yếu dùng nguyên liệu PP, PA dùng kéo sợi dệt bao, đan lưới, dây buộc... dùng cho máy dệt dạng có thoi (4 đến 6 thoi). Sản lượng hiện nay đạt 15.000 tấn chủ yếu dùng nội địa.
Công nghệ đùn thổi sản phẩm rỗng như chai lọ, can, bình chứa đến 100 lít làm từ các nguyên liệu PP, PE, PS, PVC, PET. Hầu hết là thổi thủ công đơn chiếc, mức tự động hoá còn hạn chế. Thiết bị thổi chai nhiều lớp cũng đã có những hầu hết là lạc hậu hay dạng đã qua sử dụng.
Công nghệ đùn ống đã tạo ra những sản phẩm có đường kính từ 10 đến 300mm, dạng ống 1 lớp, cứng và mềm năm 1997 đạt sản lượng 50.000 tấn. Năm 1996 đã nhập dây chuyền sản xuất loại ống hai lớp. Hiện ở Việt Nam chưa có công nghệ đùn ống liên tục hay những thiết bị đùn profile cỡ lớn (làm khung cửa ra vào...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Đánh giá thực trạng quản lý biến động đất đai tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng quản trị kho hàng tại công ty cổ phần acecook việt nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng quản trị nguồn tài trợ ngắn hạn tại một doanh nghiệp Luận văn Kinh tế 0
D Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, tỉnh Thanh Hóa Nông Lâm Thủy sản 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng quản lý chất thải rắn nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý Khoa học Tự nhiên 1
D Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
D Đánh giá thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua và những giải pháp kiến nghị Văn hóa, Xã hội 0
D Thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm sợi tại Công ty Cổ phần dệt Vĩnh Phú Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top